CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
1.2. Lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
1.2.4. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
Thứ nhất, pháp luật quy định các quy tắc xử sự chuẩn mực cho con người khi tác động đến môi trường trong khai thác thủy sản.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Hệ thống các quy phạm này tạo khuôn khổ cho hoạt động xã hội, chứa đựng
các quy tắc kiểm soát, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, chính con người trong quá trình khai thác thủy sản đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường.
Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân. Theo đó, các chủ thể này bắt buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện những gì mà pháp luật quy định. Chính tính quy tắc và bắt buộc chung này đã tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm cho các chủ thể thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản được thống nhất và đặc biệt giúp họ biết được mình được làm gì, cần phải làm gì và không được ph p làm gì để có những hành vi bảo vệ môi trường phù hợp và hiệu quả nhất.
Pháp luật đã định hướng các hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Có thể nói, pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình sử dụng, tác động tới môi trường.
Thứ hai, pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.
Trong thực tế các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế - xã hội thường chỉ chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của môi trường, cộng đồng, bỏ qua nghĩa vụ phải thực hiện với môi trường và không tự giác thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường.Các cá nhân, tổ chức khai thác không thấy trước hoặc nhắm mắt bỏ qua tác hại từ hoạt động khai thác, do đó luôn tìm cách lẩn tránh nghĩa vụ pháp lý với môi trường. hi đó, chế tài mà
pháp luật quy định đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của chính tổ chức, cá nhân và lợi ích chung lâu dài của xã hội. Các chế tài đó không chỉ là biện pháp trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo các chủ thể vi phạm mà còn răn đe các chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do con người gây ra cho môi trường.
Thông qua việc quy định các chế tài này, pháp luật phần nào củng cố được vị thế, vai trò của mình trong sự nhiệp bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.Vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm số lượng giống loài sẽ phần nào được giảm thiểu. Hơn nữa, pháp luật quy định các chế tài không chỉ là biện pháp trừng phạt thích đáng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản mà thông qua đó còn nhằm ngăn ngừa sự tiếp tục vi phạm của họ và giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể đó. Từ đây, ý thức tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường của con người sẽ ngày càng được nâng cao.
Kết luận chương 1
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nghiên cứu khoa học. Mặc dù là tài nguyên có thể tái tạo nhưng sự tái tạo này cần tới thời gian để đảm bảo các “đời tài nguyên” tiếp theo có thể vừa cung cấp vừa duy trì đủ cả chất và lượng của chúng.Với nguyên liệu trực tiếp là nguồn lợi thủy sản có giá trị như vậy nên khai thác thủy sản là một trong những công nghiệp quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Song song với những lợi ích kinh tế to lớn mà khai thác thủy sản đem lại thì vấn đề môi trường, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ quá trình khai thác. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản cần xem xét một cách nghiêm túc, hạn chế những yếu tố tiêu cực mà nó gây ra cho môi trường để đảm bảo hoạt động
khai thác thủy sản có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.Và một trong những công cụ để kiểm soát và điều chỉnh môi trường trong khai thác thủy sản hữu hiệu nhất đó chính là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.