Khái niệm, đặc điểm chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật của lào và kinh nghiệm của pháp luật việt nam (Trang 20 - 23)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

1.2. Khái quát về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

1.2.1.1. Khái niệm chế tài phạt vi phạm

Phạt vi phạm được hiểu là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.

Tuy nhiên, quan điểm về chế tài phạt vi phạm lại có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật.

Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980) đã không có một quy định nào về vấn đề phạt vi phạm, có lẽ đây là hệ quả của việc không thể dung hòa được quan điểm khác nhau của hai hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới là Civilaw và Common law về trách nhiệm phạt vi phạm. Tuy nhiên vấn đề này đã được quy định trong Bộ

3 Khoản 7, Điều 292, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.

nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại quốc tế năm 2004 (Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004), đây quả thực là một nỗ lực đáng ghi nhận của các nhà soạn thảo Bộ nguyên tắc. Bộ nguyên tắc đã không sử dụng thuật ngữ phạt vi phạm, mà lại gọi là tiền bồi thường ấn định trước nhưng thực chất đây chính là hình thức phạt vi phạm hợp đồng. Điều 7.4.13 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 quy định về “Tiền bồi thường ấn định trước trong hợp đồng” như sau: “khi hợp đồng quy định bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ phải trả một khoản tiền bồi thường nhất định do việc không thực hiện, bên có quyền sẽ được hưởng khoản tiền này một cách độc lập với thiệt hại thực tế phải gánh chịu. Tuy vậy, mặc dù có thỏa thuận khác, khoản tiền bồi thường có thể được giảm một cách hợp lý nếu nó quá mức so với thiệt hại gây ra do việc không thực hiện và do các hoàn cảnh khác”.

Các hệ thống pháp luật khác nhau, có những cách nhìn nhận không giống nhau về hình thức trách nhiệm phạt vi phạm. Trong khi các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều ghi nhận hình thức này thì trái ngược lại các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ lại không thừa nhận vấn đề này, và cho rằng: “các biện pháp bảo vệ pháp lý trong lĩnh vực dân sự chỉ có thể mang tính chất đền bù mà không có tính chất dự phạt hoặc trừng phạt bên vi phạm nghĩa vụ. Vì vậy, những thỏa thuận của các bên về những khoản tiền mang tính chất dự phạt (penalty) sẽ bị bác bỏ hoặc sẽ không được công nhận.

Nói cách khác, khi có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên có quyền không có quyền đòi phạt vi phạm (penalty) mà chỉ được bồi thường hoặc những thiệt hại xảy ra hoặc những loại thiệt hại được ấn định trước hay được tính trước (lig-uidated damaged) với điều kiện những thiệt hại được ấn định trước hay được tính trước đó phải hợp lý , tức là phải tương ứng với thiệt hại dự kiến hoặc thiệt hại thực tế xảy ra”4.

Pháp luật Việt Nam và Lào đều thừa nhận hình thức phạt vi phạm:

4 Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.481.

Pháp luật Lào quy định chế tài phạt vi phạm tại Điều 36 Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm Lào năm 2008 như sau: “Phạt vi phạm hợp đồng là biện pháp áp dụng đối với những người không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên.

Mức phạt sẽ được áp dụng theo các quy định cụ thể liên quan hoặc theo thỏa thuận giữa các bên ký kết hợp đồng trong trường hợp không có quy định cụ thể”.

Trong khi đó, theo Điều 300 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”.

Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 cũng quy định rằng: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”.

Nghiên cứu quy định của Lào, Việt Nam và các nước, dù còn những khác nhau trong nội hàm chế tài phạt vi phạm, nhưng nhìn chung lại, chúng ta có hiểu chế tài phạt vi phạm theo nghĩa sau: “Chế tài phạt vi phạm là một loại chế tài gây bất lợi cho người có hành vi vi phạm, được thỏa thuận cụ thể giữa các bên về một mức phạt nhất định khi có hành vi vi phạm mà ở đó các bên dù có lỗi hay không có lỗi vẫn phải chịu hậu quả bất lợi này.”5

1.2.1.2. Đặc điểm của chế tài phạt vi phạm

Khi một hợp đồng thương mại được xác lập có hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ) sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu chế tài do pháp luật quy định. Xét về bản chất thì phạt vi phạm là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý phát sinh trong hoạt động thương mại.

Phạt vi phạm trong hoạt động thương mại có những đặc điểm cơ bản là:

5 Lê Trung Thảo (2009), Tài liệu nghiên cứu pháp luật về thương mại, Nxb Thời Đại, Hà Nội tr.278.

Thứ nhất, được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là việc thỏa thuận về phạt vi phạm phải phù hợp với pháp luật hiện hành, bảo đảm đầy đủ các điều kiện của một hợp đồng có hiệu lực theo của Luật hợp đồng, không rơi vào các điều khoản về hợp đồng vô hiệu đã được quy định tại Luật hợp đồng.

Thứ hai, nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản. Việc thỏa thuận về phạt vi phạm phải liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ trong hợp đồng mà hai bên giao kết, việc thỏa thuận này không thể nào là một thỏa thuận nằm ngoài và không liên quan đến hợp đồng. Việc quy định này đảm bảo quyền lợi ích cho các bên, tránh được những thỏa thuận trong hợp đồng gây ảnh hưởng đến các bên, ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị phạt vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật. Khi một bên bắt đầu có hành vi xâm phạm đến hợp đồng đã thỏa thuận, đó có thể là việc thực hiện sai, thực hiện không đúng theo thỏa thuận hoặc có thể là không thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền yêu cầu bên vi phạm phải có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền phạt vi phạm như đã thỏa thuận trong hợp đồng với mình (không đề cập đến những phần nghĩa vụ khác). Khi bên vi phạm luôn tìm cách trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền phạt vi phạm như trong thỏa thuận với bên bị phi phạm thì bên bị vi phạm có quyền tiến hành quá trình tố tụng tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật. Lúc này quyền lợi của bên bị vi phạm sẽ được sự bảo đảm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật của lào và kinh nghiệm của pháp luật việt nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)