Nội dung cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật của lào và kinh nghiệm của pháp luật việt nam (Trang 34 - 65)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

1.3. Khái quát pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

1.3.2. Nội dung cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

1.3.2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại cho phép các bên được quyền áp dụng các hình thức chế tài phù hợp khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Đây chính là sự ghi nhận của Nhà nước và cũng thể hiện thái độ của Nhà nước đối với hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho đối tác trong hợp đồng và cho kinh tế - xã hội nói chung.

Nằm trong nội hàm của pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại, nội dung cơ bản của pháp luật về phạt hợp đồng thương mại bao gồm:

- Quy định về căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại: đây chính là những dấu hiệu cần và đủ để áp dụng phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm hợp đồng.

- Quy định về điều kiện, cách thức áp dụng phạt vi phạm hợp đồng thương mại

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi áp dụng phạt vi phạm hợp đồng thương mại;

- Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.

Pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như sự vận hành và phát triển có định hướng của nền kinh tế thị trường do đó luôn được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển của các quan hệ kinh tế cũng như định hướng phát triển kinh tế đất nước.

1.3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các quy định pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước. Việc tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh được những nhu cầu phát triển khách quan của xã hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước. Xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, là quá trình nhận thức của các quy luật xã hội đặc biệt là quy luật lợi ích, xác định tầm quan trọng của các quan hệ xã hội từ đó xác định tầm quan trọng của các quan hệ xã hội từ đó xác định phạm vi và phương pháp điều chỉnh đúng đắn đối với chúng. Do đó, cần xác định được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật.

Việc xây dựng pháp luật và chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại chịu ảnh hưởng của những yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, việc xây dựng các quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại phụ thuộc vào những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Bản chất của pháp luật là luôn mang tính giai cấp và tính xã hội, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vào từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển và vận động của kinh tế - xã hội mà những lợi ích pháp luật bảo vệ có sự thay đổi. Ở Việt Nam và Lào, khi mới giành được độc lập, hậu quả sau chiến tranh rất nặng nề, cả nước chủ trương khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện nền kinh tế tập trung có kế hoạch để phát huy sức mạnh tập thể và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam. Do đó, các quan hệ kinh tế giai đoạn này chủ yếu là thể hiện các kế hoạch kinh tế của Nhà nước, các quan hệ kinh tế tư nhân không phát triển, các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng kinh tế mang tính chất hành chính như một hình thức xử lý kỷ luật nhằm bảo đảm trật tự của nền kinh tế tập trung có kế hoạch. Bước vào giai đoạn đổi mới kinh tế, Việt Nam cũng như Lào chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do đó, lợi ích pháp luật cần bảo vệ không còn là các kế hoạch kinh tế tập

trung của Nhà nước mà đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, trong đó ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng cũng tức là pháp luật đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại giai đoạn này mang tính chất tài sản giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước khi các bên có yếu cầu.

Thứ hai, việc xây dựng các quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại phụ thuộc vào tính chất và hành vi vi phạm. Cơ sở để xem xét, đánh giá tính chất trái pháp luật của hành vi vi phạm là những cam kết trong hợp đồng có hiệu lực pháp luật và những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại. Khi một hợp đồng thương mại được thiết lập, nghĩa vụ hợp đồng phát sinh và bắt buộc thực hiện đối với các bên, trừ khi các bên thoả thuận thay đổi, đình chỉ hay huỷ bỏ chúng. Trong nhiều trường hợp, cam kết của các bên không đầy đủ dẫn tới những mâu thuẫn, bất đồng trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Những quy định của pháp luật trở thành cơ sở đánh giá tính trái pháp luật của hành vi. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm nào cũng mang lại hậu quả bất lợi đối với bên vi phạm, chẳng hạn nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được do bất khả kháng - bên vi phạm hoàn toàn không có lỗi. Do đó, khi xây dựng các quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại cần xây dựng các quy định về căn cứ áp dụng hình thức phạt vi phạm cũng như các trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm (khi bên vi phạm không có lỗi) để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên. Mặt khác, việc xây dựng các quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại cũng cần đảm bảo nguyên tắc mức bồi thường không vượt qua mức thiệt hại thực tế, trực tiếp của các bên trong hợp đồng và đảm bảo tính ngăn ngừa, trừng phạt hành vi vi phạm nhưng vẫn tạo điều kiện để các bên có thể được giải thoát khỏi hợp đồng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế khác cao hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, xây dựng các quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan khác như: điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng lập pháp hay ảnh hưởng của tư tưởng pháp luật cũ và hệ thống pháp luật khác… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến không chỉ việc xây dựng các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại mà còn ảnh hưởng đến việc xây dựng và hoàn thiện cả hệ thống pháp luật nói chung. Vào mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của lịch sử cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là một trình độ và tư quy pháp lý tương ứng, nó vừa mang tính khác quan lại vừa mang tính chủ quan. Do đó, để xây dựng pháp luật cần nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc các quy luật, các hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị, tư tưởng của thực tiễn khách quan để từ đó rút ra những giá trị chuẩn mực từ trong nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội cùng loại của các nước trên thế giới từ đó chọn ra giải pháp xây dựng các quy định phù hợp.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho đề tài, trong Chương 1 này, tác giả, trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Trong đó, xuất phát điểm rằng chế tài phạt vi phạm hợp đồng là một trong những chế tài do vi phạm hợp đồng, do đó, trước hết, Chương 1 tìm hiểu và nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, phân loại chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại. Trên cơ sở đó, chương 1 đã nghiên cứu và khái quát nên khái niệm, đặc điểm, vai trò của chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong mối tương quan với các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng khác.

Cùng với đó, Chương 1 cũng nghiên cứu về nguồn, nội dung của pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại. Những nội dung này là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật nước CHDCND Lào về chế tài phạt phi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và kinh nghiệm của pháp luật Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG

LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trước năm 1975, lịch sử CHDCND Lào đã trải qua nhiều biến động với các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, và sự phân chia chính trị giữa các khu vực. Chính vì vậy, thời kỳ này, nền kinh tế CHDCND Lào mạnh mún, nhỏ lẻ, quan hệ kinh tế thương mại ở Lào không có sự phát triển nhiều, do đó, không cần thiết phải có một khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này.

Sau khi giành được độc lập năm 1975, trong giai đoạn này, không có khái niệm về hợp đồng thương mại mà tất cả các hợp đồng trong kinh doanh, thương mại đều được gọi chung là hợp đồng kinh tế. Đặc trưng cơ bản của các văn bản pháp luật thời kỳ này là: chủ thể tham gia các quan hệ hợp đồng chủ yếu là các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa; việc ký kết hợp đồng nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước nên phải dựa trên những nguyên tắc bắt buộc và tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch được Nhà nước giao; khi hợp đồng kinh tế bị vi phạm thì Trọng tài kinh tế là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thời kỳ này, các hình thức chế tài được áp dụng đối với các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế bao gồm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ được áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng kinh tế nhằm củng cố kỷ luật hợp đồng và kỷ luật kế hoạch của Nhà nước;

căn cứ để áp dụng hình thức chế tài này có hành vi vi phạm và có lỗi. Bồi thường thiệt hại là một chế tài tiền tệ được dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm trong hợp đồng; căn cứ để áp dụng hình thức chế

tài này là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế, có lỗi của bên vi phạm.

Trong đó, chế tài phạt hợp đồng trong thời kỳ này thực chất không phải là một hình thức chế tài phát sinh trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, mà mang đặc điểm của chế tài hành chính, thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước với bên vi phạm hợp đồng, nhằm giáo dục bên vi phạm và không liên quan đến bên bị vi phạm hợp đồng. Điều này thể hiện là phạt hợp đồng có thể được áp dụng ngay cả khi chưa có hợp đồng, khi các bên từ chối, trì hoãn ký kết hợp đồng cũng chính là từ chối, trì hoãn thực hiện kế hoạch Nhà nước nên phải nộp phạt hợp đồng. Tuy nhiên, mức phạt hợp đồng được quy định rất thấp, chỉ mang tính hình thức và tiền phạt hợp đồng được nộp ngân sách nhà nước. Mặt khác, căn cứ để tính tiền phạt hợp đồng là giá trị hợp đồng kinh tế, như vậy yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền phạt là giá trị hợp đồng, là chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước chứ không phải mức độ vi phạm của các bên. Trong cơ chế tập trung bao cấp, với vai trò là công cụ để thực hiện kế hoạch của Nhà nước, chế tài do vi phạm hợp đồng kinh tế tất yếu mang những đặc điểm trên. Cho dù các hình thức chế tài mang nặng dấu ấn hành chính nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố kỷ luật hợp đồng và thực hiện các kế hoạch của Nhà nước.

Khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Nhà nước Lào tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Lào đã quan tâm nghiên cứu về sở hữu tư nhân, các loại hình doanh nghiệp cũng như các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại.

Quá trình diễn ra rõ nét nhất từ Đại hội V (1991) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhất là sau khi ban hành Hiến pháp Lào năm 1991. Tuy nhiên, từ trước đó, để đáp ứng được yêu cầu kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, trong giai đoạn 1986-1991, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm, xây dựng các chính sách kinh

tế - xã hội, chuẩn bị cho bước ngoặt thay đổi của đất nước. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII Lào ngày 10/7/1990, Quốc hội Lào đã thông qua Luật Hợp đồng số 02/90/PSA, và được quyền Chủ tịch nước CHDCND Lào ban hành bằng Nghị định ban hành Luật hợp đồng số 41/PO vào ngày 27/7/1990.

Tiếp đó, để giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hợp đồng, Quốc hội Lào đã ban hành Luật xử lý vi phạm số 08/90/PSA ngày 29/11/1990. Đây là những văn bản có giá trị pháp lý đầu tiên quy định về hợp đồng thương mại và các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại. Bên cạnh đó, các đạo luật chuyên ngành trong các lĩnh vực cũng được ban hành, góp phần điều chỉnh vấn đề hợp đồng trong từng lĩnh vực.

Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Lào chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và ký kết, gia nhập một số điều ước quốc tế. Đồng thời, với việc xác định chính xác mô hình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã dẫn tới sự thay đổi to lớn trong nền kinh tế - xã hội Lào, từ đó, cũng đòi hỏi pháp luật phải có sự thay đổi cho phù hợp. Trong bối cảnh đó, nước CHDCND Lào đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1991 lần thứ nhất và thông qua ngày 6/5/2003, gồm 98 điều và 11 chương. Trên cơ sở đó, một loạt văn bản pháp luật cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp và phù hợp với hoàn cảnh thực tế, trong đó có thể kể đến sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế năm 2005.

Trong bối cảnh đó, nhận thấy rằng, một số quy định của Luật Hợp đồng số 41/PO và Luật Xử lý vi phạm số 08/90/PSA đã không còn phù hợp trong việc điều chỉnh việc giao kết, thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể kinh doanh, ngày 08/12/2008, Quốc hội nước CHDCND Lào đã ban hành Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm số 01/NA, thay thế cho hai đạo luật trên. Cùng với đó, các quy định liên quan trong các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm Lào năm 2008.

Tuy đã ban hành nhiều văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhưng do trong giai đoạn đầu đổi mới kinh tế đất nước, kinh nghiệm lập pháp của Lào còn yếu nên các văn bản pháp luật về hợp đồng nói chung, phạt vi phạm hợp đồng nói riêng tồn tại những hạn chế, bất cập. Trong bối cảnh hiện nay, khi Lào đã chính thức trở thành thành viên của WTO, và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, nền lập pháp Lào cũng đang dần hoàn thiện với sự ra đời của Hiến pháp Lào năm 2015, với định hướng phù hợp với các chính sách đổi mới của Đảng NDCM Lào và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2030, đồng thời phản ánh nguyện vọng muốn phát triển đất nước của người dân các dân tộc Lào và đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020. Điều này đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật, tìm ra những điểm hạn chế trong quy định của Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm Lào năm 2008 về phạt vi phạm hợp đồng để hoàn thiện chế định phạt vi phạm hợp đồng nói riêng, pháp luật hợp đồng của nước CHDCND Lào nói chung cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

2.2. Thực trạng quy định pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

2.2.1. Căn cứ áp dụng phạt vi phạm hợp đồng

Theo quy định của Điều 36 Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm Lào năm 2008 thì “Phạt vi phạm hợp đồng là biện pháp áp dụng đối với những người không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên”10. Hơn nữa việc phạt sẽ được áp dụng theo các quy định cụ thể liên quan hoặc theo thỏa thuận giữa các bên trong trường hợp không có quy định cụ thể. Trên cơ sở nội dung quy định này cũng như thực tế

10 Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2008), Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm Lào năm 2008, Nxb quốc gia Lào, Viêng Chăn (Bản tiếng Lào).

Một phần của tài liệu Chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật của lào và kinh nghiệm của pháp luật việt nam (Trang 34 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)