Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
1.3. Khái quát pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
1.3.1. Nguồn pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào, các quan hệ thương mại có phương thức hình thành chủ yếu là thông qua các quan hệ hợp đồng. Pháp luật hợp đồng chính là nền tảng pháp
8 O.S.Ioffe (1975), Luật trái vụ, Nxb Pháp lí, Matxcơva, tr.163, trích trong tài liệu: “Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.481”.
lý của mọi sự thoả thuận tự nguyện, luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các quan hệ hợp đồng bình đẳng, an toàn, cùng có lợi giữa các tổ chức, cá nhân.
Việc pháp luật quy định và từng bước mở rộng quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng đã tạo ra sức sống mới cho các doanh nghiệp và diện mạo mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và ổn định các quan hệ kinh tế, bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Do đó pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng mà còn nhằm duy trì trật tự cho cả nền kinh tế.
Hiểu một cách khái quát: Pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do vi phạm chế độ pháp lý về hợp đồng thương mại.
Cấu trúc pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại có sự khác nhau phụ thuộc vào hệ thống pháp luật đó thừa nhận những nguồn luật nào điều chỉnh lĩnh vực pháp luật này. Ở các nước theo hệ thống thông luật (Common Law) như Anh, Mỹ, án lệ là nguồn luật quan trọng, thẩm phán có quyền giải quyết và sáng tạo pháp luật. Còn ở những nước theo hệ thống dân luật (Civil Law) như Pháp, Đức... thẩm quyền này của thẩm phán bị hạn chế, án lệ là nguồn luật không chủ yếu, khi xét xử chủ yếu dựa vào các quy định của luật, văn bản dưới luật, thậm chí Điều 5 Bộ luật Dân sự Pháp quy định
“Cấm các thẩm phán đặt ra các quy định chung có tính chất quy chế để tuyên án đối với các vụ kiện được giao xét xử”.
Ở một số nước, nhất là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì tập quán thương mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại. Trong Bộ luật Thương mại Nhật Bản, khi xác định
thứ tự áp dụng tập quán thương mại thậm chí còn được ưu tiên áp dụng trước các quy định của Bộ luật Dân sự và tập quán dân sự9.
Ở Việt Nam cũng đã công nhận tập quán là một nguồn phụ trợ của pháp luật và đóng một vai trò nhất định trong điều chỉnh các quan hệ thương mại, các văn bản như Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đều có các quy định về áp dụng tập quán. Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc áp dụng tập quán và áp dụng quy định tương tự của pháp luật như sau:
“Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.
Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán thương mại quốc tế: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Còn ở Lào, mặc dù không có một Bộ luật dân sự riêng, nhưng thông qua các quy định của Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm Lào năm 2008 cùng những quy định có liên quan của luật tố tụng dân sự cho thấy, bên cạnh quy phạm pháp luật, pháp luật Lào thừa nhận việc áp dụng tập quán cũng như các nguyên tắc tương tự pháp luật. Điều này tương tự như pháp luật các nước trong hệ thống Civil Law, cũng như Việt Nam trước đây.
Bên cạnh đó, trong thực tế, việc tham khảo các tài liệu tổng kết kinh nghiệm xét xử của Toà án nhân dân tối cao khi giải quyết các tranh chấp trong thương mại lại có ý nghĩa quan trọng. Điều 6 Bộ Luật dân sự Việt Nam 2015 đã quy định, “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
9 Hoàng Thị Hà Phương (2012), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.17.
Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. Song hiện nay pháp luật Lào chưa ghi nhận điều này.
Như vậy, ở Lào, nguồn luật chủ yếu và quan trọng nhất chính là hệ thống các văn bản pháp luật cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, đây cũng chính là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc pháp luật điều chỉnh mỗi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm về hợp đồng thương mại nói chung và chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng rất đa dạng, bao gồm từ các quy định cơ bản về quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp, đến các văn bản luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong đó, khác với các nước thiết kế cấu trúc luật thành luật chung và luật chuyên ngành. Trong hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh một vấn đề thì nguyên tắc luật chung và luật chuyên ngành (lex generalis và lex specialis) được xem là một nguyên tắc áp dụng luật cơ bản. Các nước theo truyền thống dân luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nguyên tắc này. Ở hầu hết các nước theo truyền thống Civil Law, Bộ luật dân sự được coi là một đạo luật xương sống áp dụng cho mọi giao dịch có tính chất bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể tham gia, trừ khi giao dịch đó đã được điều chỉnh bởi một đạo luật riêng. Ví dụ, Bộ luật Dân sự Pháp, tại điều 1107, Thiên III “Hợp đồng hay nghĩa vụ của hợp đồng nói chung”
quy định: “Mọi hợp đồng, dù có hay không có tên gọi riêng, đều phải tuân theo các quy định chung tại thiên này. Một số hợp đồng được quy định riêng trong các đạo luật về thương mại”. Hay Mục 1 Chương I Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định: “Bộ luật Dân sự là bộ luật điều chỉnh những quan hệ trong đời sống xã hội nói chung, còn Bộ luật Thương mại thì điều chỉnh các quan hệ trong đời sống của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc về doanh nghiệp vẫn được quy định từng phần trong Bộ luật Dân sự. Như vậy, Bộ luật Dân sự là một đạo luật chung, còn Bộ luật Thương mại là một đạo luật chuyên ngành”. Hay ở Việt Nam,
Luật thương mại là luật chuyên ngành trong mối quan hệ với Bộ luật dân sự.
Trong mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật pháp thừa nhận luật chuyên ngành có thể có những quy định không đồng nhất với luật chung, nhưng những quy định này phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật, không chồng chéo và gây khó khăn khi áp dụng. Nguyên tắc luật chung - luật chuyên ngành không chỉ giải quyết vấn đề xác định các văn bản nào chứa đựng quy phạm điều chỉnh quan hệ đó mà còn đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật.
Theo đó, trong một quan hệ cụ thể các quy định của luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước, những vấn đề nào luật chuyên ngành không quy định hoặc không quy định đầy đủ thì sẽ áp dụng luật chung.
Còn ở Lào, Luật Hợp đồng năm 1990 trước đây, hiện nay là Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm số 01/NA năm 2008 được xem là đạo luật chung dành cho vấn đề hợp đồng, còn các vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung hợp đồng, sẽ tham chiếu đến các quy định của các đạo luật liên quan trong từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật còn tuân theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế, trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHDCND Lào là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, nếu không đi ngược lại lợi ích công của Lào.
Pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại ở Lào là một bộ phận của pháp luật hợp đồng và pháp luật thương mại nói chung. Do đó, nguồn pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm: văn bản pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và pháp luật nước ngoài (nếu các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền và thoả thuận lựa chọn áp dụng hoặc được điều ước quốc tế dẫn chiếu đến). Trong đó, hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia về hợp đồng và hoạt động thương mại là chủ yếu với luật chung là Luật Hợp đồng và Xử lý vi phạm Lào năm 2008 cùng quy định của các văn bản luật chuyên ngành khác về từng hoạt động thương mại đặc thù và các văn bản hướng dẫn thi hành.