Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ
1.3. Bảo vệ lao động nữ trong pháp luật lao động của một số nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam
Nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ có thêm cơ hội và điều kiện tiến bộ, phát triển và thụ hưởng bình đẳng với nam giới; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới, pháp luật nhiều nước trên thế giới đã quan tâm và ban hành những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.
Tại Philippines, quyền được làm việc của lao động nữ được Nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện trong khả năng có thể để nữ lao động đƣợc làm việc trong hoặc ngoài nước, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào so với nam giới. Điều 3 BLLĐ Philippines ghi nhận: quyền được làm việc của nữ lao động Philippines được Nhà nước đảm bảo, nữ lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với lợi ích quốc gia. Để bảo vệ lao động nữ trong việc hưởng lương, khoản a Điều 135 BLLĐ Philippines quy định: “Nghiêm cấm việc thanh toán khoản tiền lương, tiền công hoặc phụ cấp khác của lao động nữ ít hơn nam giới cho công việc có giá trị ngang nhau”. Điều 130 BLLĐ Philippines quy định về việc không đƣợc tuyển, cho phép hoặc thử thách phụ nữ, bất kể tuổi nào vào làm việc, có phụ cấp hoặc không có phụ cấp trong bất kỳ cơ sở công nghiệp hoặc chi nhánh của nó từ 10 giờ đêm đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Giờ làm việc bình thường của lao động nữ là 8 giờ/ ngày và 5 ngày/ tuần, NLĐ đƣợc phép nghỉ sau mỗi bữa ăn là 60 phút; trong một năm NLĐ đƣợc nghỉ các ngày lễ và hưởng nguyên lương. BLLĐ Philippines cũng đã có những quy định riêng về điều kiện lao động của lao động nữ đƣợc ghi nhận tại khoản a, c Điều 132.
Theo đó, lao động nữ đƣợc cung cấp những chỗ làm việc thích hợp và cho phép họ sử dụng chỗ làm việc đó để nghỉ ngơi cũng nhƣ thực hiện nhiệm vụ mà không ảnh hưởng tới chất lượng công việc; NSDLĐ phải thiết lập những nhà trẻ tại nơi làm việc có sử dụng nhiều lao động nữ để họ có điều kiện thực hiện chức năng làm mẹ của mình. Đồng thời, tại Philippines, nghĩa vụ đóng góp đối với bảo hiểm thai sản không đặt ra đối với NLĐ mà chỉ đặt ra đối với NSDLĐ với mức đóng 0,4% tiền
lương và được mở rộng đối với trường hợp mang thai, sinh con, sảy thai, phá thai.
Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ đƣợc quy định cụ thể tại Điều 133 BLLĐ Philippines9.
Tại Trung Quốc, PLLĐ quy định lao động nữ có quyền bình đẳng với nam giới, không đƣợc từ chối nhận lao động nữ, nâng cao tiêu chuẩn chọn lao động nữ, trừ khi có quy định của Nhà nước về ngành nghề, vị trí không phù hợp với lao động nữ. Đồng thời ghi nhận nguyên tắc “nam nữ cùng làm cùng hưởng”, nam nữ bình đẳng về việc hưởng thụ đãi ngộ phúc lợi. Và để bảo vệ lao động nữ trong vấn đề đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, Luật lao động Trung Quốc đã quy định:
bất cứ đơn vị nào cũng phải căn cứ Luật bảo vệ sức khỏe và những đặc điểm của phụ nữ, không đƣợc bố trí lao động nữ làm những công việc không phù hợp với phụ nữ, cần đặc biệt giúp đỡ người phụ nữ lúc hành kinh, mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ là 90 ngày, trong đó lao động nữ được nghỉ 15 ngày trước khi sinh, trong trường hợp mổ đẻ được nghỉ thêm 15 ngày, trường hợp sinh đôi trở lên, mỗi đứa trẻ được sinh thêm sẽ được nghỉ thêm 15 ngày nữa. Đặc biệt, PLLĐ Trung Quốc quy định rằng cấm hạ lương của phụ nữ hoặc chấm dứt HĐLĐ đối với phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc chăm sóc con nhỏ10. Ở khu vực Đông Nam Á thì Indonesia coi phát triển nhân lực đất nước phải tiến hành trên nguyên tắc cơ bản của sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên ngành, trung ƣơng và thành phố trong đó có việc tạo cơ hội bình đẳng và cung ứng nhân lực thích hợp với sự phát triển đất nước. Tại Điều 4, Điều 5 Luật Nhân lực Indonesia năm 2003 quy định: “Người lao động nào cũng có được cơ hội như nhau trong việc làm mà không bị đối xử. Mọi người lao động đều nhận được sự đối xử công bằng mà không hề có sự đối xử phân biệt nào từ phía người sử dụng. Họ có quyền bình đẳng về cơ hội lựa chọn việc làm và thay đổi công việc để có thu nhập chính đáng”. Bên cạnh các nước trong khối ASEAN, PLLĐ Indonesia quy định cấm NSDLĐ bố trí lao động nữ làm việc vào ban đêm. Cụ thể tại Điều 76 ghi rõ:
Cấm lao động nữ/ lao động dưới 18 tuổi làm việc trong thời gian từ 11 giờ đêm đến 7 giờ sáng; Doanh nghiệp sử dụng lao động nữ làm việc từ 11 giờ đêm đến 7 giờ
9 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Tài liệu tham khảo Luật các nước ASEAN.
10 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, tlđd chú thích 9.
sáng phải có nghĩa vụ cung cấp cho NLĐ đầy đủ thực phẩm, nước uống dinh dưỡng và duy trì điều kiện thích hợp, đạo đức và an toàn tại nơi làm việc11.
Tại Thái Lan, pháp luật quy định rõ: Ông chủ bị nghiêm cấm cho phép lao động nữ làm các công việc như công việc dưới hầm mỏ, trên núi, trừ trường hợp đặc thù công việc không gây hại tới sức khỏe hoặc cơ thể của lao động nữ. Đa phần các quốc gia trong khối ASEAN đều có quy định cấm NSDLĐ bố trí lao động nữ làm việc vào ban đêm thì PLLĐ Thái Lan vẫn cho phép NSDLĐ sử dụng lao động nữ vào ban đêm nhƣng phải đƣợc Thanh tra Lao động kết luận công việc đó nguy hiểm đến sức khỏe và an toàn của NLĐ đó, Thanh tra lao động sẽ báo cáo Vụ trưởng hoặc người được Vụ trưởng ủy quyền để xem xét và ban hành lệnh yêu cầu ông chủ thay đổi giờ làm việc hoặc giảm giờ làm việc cho phù hợp và ông chủ phải tuân thủ lệnh đã ban hành12.
Có thể thấy rằng, trên tinh thần tiếp thu nội dung các công ƣớc và khuyến nghị của Tổ chức quốc tế ILO và các tổ chức khác, các nước đã có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ phụ nữ khi tham gia quan hệ lao động đƣợc toàn diện nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật một số nước trong khối ASEAN cũng không đề cập đến những công việc cấm sử dụng lao động nữ, như PLLĐ nước Indonesia, … Điều này có thể suy luận rằng, lao động nữ tại các nước này có thể được tham gia vào bất kỳ loại hình công việc nào trong bất kỳ điều kiện, môi trường nào? Rõ ràng, việc quy định các công việc không đƣợc sử dụng lao động nữ có ý nghĩa nhân văn nhất định. Pháp luật đã dự liệu trước những tình huống xấu có thể xảy đến đối với đối tƣợng là lao động nữ. Tuy nhiên, điều này mặt khác đã hạn chế quyền tự do làm việc của lao động nữ. Việt Nam cũng nhƣ một số quốc gia khác vẫn duy trì điều khoản cấm sử dụng lao động nữ trong một số công việc. Vậy nhìn sang các quốc gia không đặt ra vấn đề này, phải chăng họ đã mở rộng hết quyền lao động của nữ giới.
Điều này hoàn toàn có thể gợi mở cho Việt Nam trong vấn đề xây dựng pháp luật.
Thay vì quy định cấm sử dụng lao động nữ trong một số công việc, ngành nghề làm hạn chế quyền lao động của nữ giới, pháp luật sẽ hướng vào những điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ khi tham gia vào những công việc này (chẳng hạn về mức lương, phụ cấp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…,). Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động nữ trong các công việc này phải đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe và
11 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, tlđd chú thích 9.
12 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, tlđd chú thích 9, phần 40.
chức năng sinh sản của lao động nữ. Do vậy cần thắt chặt những quy định về trách nhiệm của NSDLĐ về đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong từng ngành nghề.
Nhận thấy rằng, đa phần các quốc gia trong khối ASEAN (Philippines, Indonesia, …) đểu có quy định cấm NSDLĐ bố trí lao động nữ làm việc vào ban đêm. Đó là một quy định có ý nghĩa hết sức nhân văn. Với đặc điểm về cơ thể và tâm sinh lý, nhu cầu được nghỉ ngơi của lao động nữ có xu hướng cao hơn nam giới. Mặt khác, nữ giới cũng dễ trở thành nạn nhân của sự xâm phạm hoặc những tai nạn rủi ro. Chính vì vậy, đa phần các nước ASEAN đều có quy định chặt chẽ về thời gian làm việc vào ban đêm đối với lao động nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, PLLĐ Philippines cho phép NSDLĐ đƣợc sử dụng lao động nữ làm việc vào ban đêm nhƣ: tình trạng khẩn cấp thực tế sắp xảy ra do tai nạn, bão lụt, động đất, dịch bệnh hoặc các tai họa khác cần ngăn ngừa để tránh mất mát về tính mạng, tài sản hoặc trong trường hợp lao động nữ giữ chức vụ chịu trách nhiệm về mặt quản lý, kỹ thuật hoặc khi lao động nữ trực tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ y tế và phúc lợi. Hoặc nhƣ pháp luật Thái Lan, NSDLĐ đƣợc bố trí lao động nữ làm việc vào ban đêm nhƣng phải tuân thủ theo những điều kiện ràng buộc khác.
Trong sự so sánh với các nước trong khu vực, rõ ràng Việt Nam có thể tiếp thu tinh thần nội dung nhân văn này. Bởi thời gian ban đêm là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi nhất để có thể phục hồi và tái tạo sức lao động sau một ngày làm việc, đồng thời, mọi điều kiện đảm bảo an toàn đối với lao động nữ sẽ có những hạn chế nhất định khi về đêm. Theo đó, PLLĐ Việt Nam có thể thay đổi quy định này theo hướng yêu cầu NSDLĐ điều chỉnh công việc đối với lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu công việc đó thường xuyên phải tăng ca làm thêm, làm việc vào ban đêm và phải đi công tác xa. Đồng thời, NSDLĐ không đƣợc giảm lương và phải đảm bảo lợi ích cho lao động nữ trong thời gian chuyển công việc này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lƣợng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Trải qua rất nhiều năm đấu tranh, ngày nay quyền của phụ nữ đã đƣợc thừa nhận và trân trọng trên phạm vi thế giới. Nhiều văn kiện và văn bản pháp luật quốc tế đã xác định và đề cao quyền của phụ nữ. Từ đó đặt ra những quy định riêng đối với lao động nữ nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết năng lực của bản thân để tham gia vào các quan hệ lao động, giúp họ có thu nhập nuôi sống gia đình và bản thân; đồng thời giúp lao động nữ kết hợp hài hòa công việc sản xuất với trách nhiệm chăm sóc gia đình, cân bằng vị thế của mình trong xã hội. Pháp luật quốc tế và luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới đã có những quy định riêng về mọi lĩnh vực nhằm bảo vệ lao động nữ như: việc làm, tiền lương và thu nhập, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội,… Đây là những hành trang pháp lý quan trọng giúp lao động nữ có một sự bảo đảm về mặt luật pháp và sự ràng buộc trách nhiệm với chủ thể bên kia trong quan hệ lao động. Trong sự so sánh với các quốc gia trên thế giới, trong vấn đề bảo vệ lao động nữ gợi mở cho pháp luật Việt Nam hướng đến xây dựng những quy định hoàn chỉnh hơn, đảm bảo tốt hơn quyền của lao động nữ. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ lao động nữ trong chương 1 tạo tiền đề cho việc phân tích thực trạng pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ đƣợc thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp Samsung Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất những kiến nghị được trình bày trong chương 2 và chương 3 của Luận văn.
Chương 2