Bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và thực tiễn tại khu công nghiệp Samsung Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp samsung yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 49)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

2.3. Bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và thực tiễn tại khu công nghiệp Samsung Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Có thể thấy rằng, khi lao động nữ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt sẽ dẫn đến sức khỏe của họ bị hao mòn và tính mạng bị đe dọa. Do vậy, bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động không còn là vấn đề riêng của một cá nhân hoặc riêng một doanh nghiệp nào mà nó chịu sự tác động từ rất nhiều phía và đan xen, gắn bó với nhau. Bởi lẽ, nếu không đảm bảo đƣợc vấn đề an toàn và vệ sinh lao động sẽ dẫn đến một loạt hệ lụy kéo theo nhƣ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường… Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và việc làm của NLĐ.

Để nâng cao ý thức trách nhiệm của NSDLĐ cũng nhƣ có những chế tài cứng rắn mang tính pháp lý cao trong lĩnh vực này, ngoài những quy định tại chương IX của BLLĐ 2012 về an toàn lao động và vệ sinh lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động cũng đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Theo đó, PLLĐ quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động nhƣ: sắp xếp lao động căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe đƣợc quy định cho từng loại việc; tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ; tổ chức khám sức khỏe định kỳ; thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật (đối với NLĐ làm việc trong điều

29 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 4 phần III.

kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại); thành lập hội đồng bảo hộ lao động, xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động; trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động tiêu chuẩn chất lƣợng và quy cách cho NLĐ; đảm bảo các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của lao động nữ, PLLĐ Việt Nam đã dành những quy định riêng nhằm bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực này. Bởi khi lao động nữ đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn, phù hợp với sức khỏe thì sẽ phát huy khả năng sáng tạo và năng lực làm việc duy trì ổn định. Ngƣợc lại, nếu làm việc trong môi trường không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động sẽ khiến lao động nữ bị suy giảm thể lực, thậm chí có thể gây thiệt hại về người và của cho bản thân họ và cho cả doanh nghiệp. Do vậy, để đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi cho lao động nữ cũng nhƣ tạo điều kiện cho lao động nữ yên tâm làm việc thì NSDLĐ phải có trách nhiệm: Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 154 BLLĐ 2012; Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ đƣợc quy định tại khoản 4 Điều 154 BLLĐ 2012; Tổ chức khám sức khỏe định kì, khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ. Đồng thời, khoản 2 Điều 155 BLLĐ 2012 quy định: “Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày”. Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi, vì vậy thời kỳ này nữ lao động rất dễ bị tổn thương về sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt khi lao động nữ làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc phải làm việc với thời gian kéo dài trong ngày. Do đó, việc bố trí lao động nữ có thai đến tháng thứ 07 đƣợc chuyển sang làm công việc khác nhẹ nhàng hơn hoặc đƣợc giảm bớt 01 giờ lao động không chỉ nhằm mục đích bảo vệ lao động nữ mà còn bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, việc này lại gặp phải những khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền nhƣ may mặc, lao động ngành than30…

Có thể thấy rằng, những quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhà làm luật chưa đề cập tới việc thiết kế, trang bị phương tiện bảo hộ lao

30 http://congtybaoholaodong.com/news/tin-tuc-chuyen-nganh/thuc-trang-che-do-lao-dong-cua-

lao-dong-nu-trong-cac-kcn-hien-nay.html, ngày truy cập 18/4/2017.

động cá nhân nhƣ thế nào để thích hợp với cấu tạo cơ thể phụ nữ. Vì vậy cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa trong vấn đề này.

Hiện nay, điều kiện làm việc của NLĐ tại các doanh nghiệp nước ta được đảm bảo khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm được, ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.

Trong tháng 5/2017, Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh đã triển khai phát động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưởng ứng tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động lần thứ nhất với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”31. Trên tinh thần đó, tại KCN Samsung Yên Phong, với chức năng sản xuất và lắp ráp các linh kiện điện tử nên luôn đòi hỏi nghiêm ngặt về vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Xác định rõ điều đó, ngay từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã thành lập Hội đồng bảo hộ lao động với 40 cán bộ làm công tác bảo hộ, trong đó 07 người chuyên trách sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch bảo hộ hàng năm.

Để từ đó, công tác an toàn vệ sinh lao động luôn được quan tâm, kiểm tra thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, bảo đảm an toàn cho NLĐ. Doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đăng ký, kiểm định 173 loại máy móc, thiết bị, vật tƣ và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ quan chức năng. Xây dựng nội quy, quy trình an toàn các máy móc và thường xuyên đo kiểm tra môi trường làm việc. Đồng thời, doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với Sở lao động thương binh và xã hội, Cục an toàn vệ sinh lao động, Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động – môi trường và giám định y khoa tỉnh để thực hiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ trong KCN32.

Theo kết quả điều tra, 100% lao động nữ khi đƣợc tuyển dụng vào KCN Samsung đều đƣợc huấn luyện an toàn lao động33. Mỗi năm, doanh nghiệp đều trang bị bảo hộ lao động nhƣ quần áo bảo hộ, giầy, mũ, gang tay cho lao động nữ.

Khi đã đƣợc trang bị bảo hộ lao động, cá nhân lao động nữ không sử dụng sẽ bị

31 http://baobacninh.com.vn/news_detail/97834/nang-cao-nhan-thuc-tuan-thu-phap-luat-ve-an-

toan-ve-sinh-lao-dong.html, ngày truy cập 17/5/2017.

32 Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh (2017), Báo cáo tình hình thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017.

33 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 1 phần IV.

phạt nặng về kinh tế, từ đó tạo sự đồng bộ trong chấp hành nội quy, quy định an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên, khi đƣợc khảo sát, 38% số lao động nữ đánh giá doanh nghiệp đã trang bị bảo hộ lao động tốt, đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng; 46%

ý kiến đánh giá bình thường; còn lại 16% ý kiến cho rằng mặc dù đã được trang bị bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn nhƣng số lƣợng vẫn chƣa đƣợc đầy đủ34. Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo hộ và an toàn lao động cho lao động nữ được doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: mở lớp hướng dẫn, dán trên các thiết bị an toàn lao động, …

Bên cạnh những quy định nghiêm ngặt về công tác an toàn vệ sinh lao động đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, nhất là nơi lao động nữ đang làm, bằng việc đầu tƣ các thiết bị máy móc hiện đại, cải tạo mặt bằng nhà xưởng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, chống ồn, chống bụi, chống nóng … nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NLĐ.

Doanh nghiệp hình thành mạng lưới y tế ngay tại KCN với lực lượng bác sỹ, y tá có chuyên môn cao cùng đẩy đủ chủng loại thuốc theo phác đồ cấp cứu, phương tiện cấp cứu, nhằm kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ và kịp thời phát hiện, điều trị bệnh cho NLĐ.

Thực tế cho thấy, lao động nữ tại KCN Samsung Yên Phong thường là lao động ngoại tỉnh nên đã đƣợc bố trí, sắp xếp chỗ ở trong kí túc xá của doanh nghiệp.

Tình hình an ninh, trật tự tại các tuyến đường chung quanh KCN luôn được bảo đảm với đội ngũ bảo vệ và hệ thống đèn chiếu sáng nên lao động nữ làm ca đêm có thể yên tâm tham gia làm việc. Tuy nhiên, vì số lƣợng lao động nữ lớn nên doanh nghiệp không thể giải quyết đƣợc hết vấn đề chỗ ở cho họ. Một số phải đi thuê phòng trọ bên ngoài với giá thành rất cao (1.500.000 đồng/ 1 tháng) hoặc với giá cả thấp thì phải ở trong căn phòng tồi tàn, chật chội và thiếu tiện nghi. Điều này cũng phản ánh một điểm hạn chế trong sự phối hợp giữa chính quyền địa phương (xã Yên Trung, huyện Yên Phong) với Ban quản lý các KCN Bắc Ninh trong việc kiểm tra các cơ sở nhà ở, phòng trọ.

Cho đến nay, chƣa có một văn bản pháp luật nào quy định về chế độ bữa cơm của NLĐ mà thường phụ thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà để cho các cơ sở cung cấp thức ăn công nghiệp sử

34 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 2 phần IV.

dụng những nguyên liệu rẻ tiền, trôi nổi không đảm bảo vệ sinh để chế biến thức ăn cho NLĐ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ làm dễ bị suy tim, thiếu máu, buồn ngủ gây nguy cơ tai nạn lao động. Thậm chí, nhiều lao động nữ đang mang thai bị ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân họ và thai nhi. Để khắc phục tình trạng đó xảy ra và đảm bảo đƣợc sức khỏe cho lao động nữ một cách toàn diện nhất, ngay từ khi thành lập KCN Samsung Yên Phong đã có căng tin dành riêng cho NLĐ. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đƣợc lao động nữ đánh giá tốt với 36%, 28% là khá tốt, 19% là bình thường, còn lại 17% là chưa tốt35. Đa số lao động nữ đƣợc điều tra cho biết, thực phẩm tại căng tin tuy đảm bảo về vấn đề vệ sinh nhƣng còn hạn chế về chủng loại và chƣa đảm bảo giá trị dinh dƣỡng.

Khẳng định vai trò của công tác tập huấn an toàn lao động đã giúp cho lao động nữ có đƣợc những kiến thức, hiểu biết căn bản để phòng tránh cũng nhƣ xử lý nhanh các tai nạn lao động, làm giảm nhẹ thiệt hại về người và của trong quá trình lao động. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử, việc xảy ra các vụ tai nạn lao động tại KCN Samsung Yên Phong là điều không thể tránh khỏi.

Xác định nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động trên chủ yếu là do cán bộ quản lý còn chƣa sát sao trong công tác kiểm tra NLĐ; đồng thời một số lao động nữ tuy đã đƣợc tập huấn nhƣng đã quên dẫn đến bất cẩn khi thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, cần phải tăng cường công tác tập huấn cho lao động nữ.

Bên cạnh việc thiết kế chỗ thay quần áo, buồng vệ sinh, buồng tắm có bình nóng lạnh, tổ chức khám sức khỏe định kì 06 tháng một lần cho NLĐ tại KCN, đối với lao động nữ có các bác sỹ chuyên khoa về phụ sản, siêu âm, … thì 100% ý kiến của lao động nữ được điều tra cho biết trước khi vào làm việc tại KCN, họ không đƣợc tiến hành khám sức khỏe36. Điều kiện sức khỏe để tham gia làm việc đƣợc căn cứ vào giấy khám sức khỏe mà NLĐ nộp theo hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, NLĐ có thể dễ dàng “mua” giấy khám sức khỏe đó tại các bệnh viện và cơ sở y tế có thẩm quyền. Do đó, trường hợp lao động nữ không đủ sức khỏe tham gia làm việc vẫn còn xảy ra. Đồng thời, với việc thiết kế các phòng, xưởng với hệ thống ra vào đều bằng “cửa từ hai bên” để quản lý NLĐ, điều đó đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe lao động nữ nói chung và lao động nữ đang mang thai nói riêng.

35 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 3 phần IV.

36 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 4 phần IV.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 154 BLLĐ 2012 thì NLĐ sẽ giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ. Tuy nhiên, với cơ cấu lao động nữ chiếm hơn 75%, KCN Samsung vẫn chƣa có nhà trẻ mẫu giáo riêng. Đồng thời, khi đƣợc khảo sát, lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ đều không đƣợc nhận khoản chi phí gửi trẻ, mẫu giáo nào37.

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp samsung yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)