Bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực tiền lương và thực tiễn tại khu công nghiệp Samsung Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp samsung yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 44)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

2.2. Bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực tiền lương và thực tiễn tại khu công nghiệp Samsung Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Vấn đề tiền lương là trung tâm của quan hệ lao động và là mục đích, động cơ làm việc của NLĐ. Theo đó, tiền lương được hiểu là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện một công việc theo thỏa thuận. Căn cứ vào tính chất công việc và khả năng đáp ứng của NLĐ, mức tiền lương sẽ được thiết lập nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

PLLĐ Việt Nam quy định việc trả lương phải bình đẳng giữa nam và nữ khi cùng làm một công việc nhƣ nhau và NSDLĐ phải tuân thủ các nguyên tắc trả lương như trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn và bằng tiền. Điều 26 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”. Tiếp thu tinh thần đó, tại khoản 3 Điều 90 BLLĐ 2012 quy định: “NSDLĐ phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau” và khoản 1 Điều 154 BLLĐ 2012 cũng quy định trong cùng một điều kiện làm việc đối với một công việc nhƣ nhau thì NLĐ không phân biệt nam hay nữ đều được trả mức tiền lương như nhau.

Ngoài ra, những nội dung này cũng đã đƣợc thể chế tại Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ 2012; Nghị định số 153/ 2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ; Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 về quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với NLĐ làm việc trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Có thể thấy, quy định về vấn đề tiền lương tại BLLĐ 2012 có một vài điểm mới so với trước đây như: Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh và công bố mức lương tối thiểu, bao gồm các thành viên là đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện NSDLĐ ở cấp Trung ƣơng (Khoản 2 Điều 92 BLLĐ 2012); Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được trả thêm 20%

tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm ban ngày (Khoản 3 Điều 97 BLLĐ 2012). Nhƣ vậy, những nguyên tắc của chế định tiền

lương cũng như sự thay đổi của BLLĐ đều có xu hướng bảo vệ NLĐ, đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho NLĐ trong quá trình hoạt động sản xuất.

Trên cơ sở đó, để bảo vệ quyền lợi lao động nữ xuất phát từ những đặc điểm đặc thù thì khoản 2, 5 Điều 155 BLLĐ 2012 quy định lao động nữ đƣợc giảm giờ làm trong một số trường hợp đặc biệt nhưng vẫn được hưởng nguyên lương như: có thai đến tháng thứ 7 khi đang làm công việc nặng nhọc, hành kinh, chăm sóc con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Điều này đã thể hiện sự tiến bộ trong quy định về PLLĐ nữ;

đồng thời giúp lao động nữ giải quyết tốt công việc gia đình và xã hội. Tuy nhiên, quy định về việc được hưởng nguyên lương trong các trường hợp nêu trên chỉ có thể áp dụng được với doanh nghiệp trả lương theo thời gian làm việc. Đối với các doanh nghiệp khoán tiền lương theo sản phẩm sẽ rất khó áp dụng bởi khoảng thời gian này sẽ không thể hiện trong tiền lương. Khi tiền lương được trả theo sản phẩm điều đó đồng nghĩa với việc NSDLĐ và NLĐ chỉ quan tâm đến số lƣợng sản phẩm hoàn thành. NSDLĐ vì tối đa hóa lợi nhuận họ sẽ quy định định mức lao động cao lên, còn đối với lao động nữ một mặt vì muốn làm ra thật nhiều sản phẩm để có lương cao hơn, một mặt họ có tâm lý sợ không hoàn thành định mức nên họ vẫn phải làm việc mà không hề được hưởng ưu đãi từ quy định trên.

Bên cạnh vấn đề tiền lương, Thông tư số 23/2015/ TT – BLĐTBXH ngày 23/6/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương cũng đã đề cập cụ thể hơn về vấn đề phụ cấp lương, theo đó phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương. Đồng thời, thông tư cũng đề cập đến các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ. PLLĐ quy định nhiều loại phụ cấp nhƣ: phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại…

nhằm hỗ trợ và bù đắp cho NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng trong những điều kiện đặc thù. Nhƣng xét thấy, để kiểm tra việc thực hiện các phụ cấp này có đúng, đủ không thì đây cũng còn là một bất cập do thiếu các quy định mang tính kiểm soát nhƣ xác định trách nhiệm kiểm tra, xử lý và chế tài xử lý.

Nhìn chung, các quy định của PLLĐ Việt Nam hiện hành về vấn đề tiền lương với NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng đang ngày càng mở rộng hơn

theo hướng có lợi cho NLĐ. Ngoài mức lương chính, các doanh nghiệp còn có thể xây dựng các khoản chi khác để đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Tuy nhiên, trong thực tế mức lương bình quân của lao động nữ thường thấp hơn nam giới. Nguyên nhân của hiện tƣợng này nhìn chung không phải do sự bất cập của quy định pháp luật mà trước hết là do trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của nữ thường thấp hơn nam vì cơ hội học tập, phấn đấu của họ bị chi phối bởi các thiên chức khác Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm văn hóa, truyền thống dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội chung chƣa cho phép, buộc NLĐ nữ phải bỏ qua những cơ hội thăng tiến và thu nhập. Do đó, luôn có một thực tế là cùng đƣợc tuyển dụng, đào tạo nhƣ nhau nhƣng sau khoảng vài năm thì NLĐ nữ có thu nhập thấp hơn lao động nam vì hạn chế về đào tạo và cơ hội thăng tiến.

Bên cạnh đó, vấn đề tiền thưởng cho NLĐ đặc biệt là lao động nữ cũng cần được xem xét. Điều 103 BLLĐ 2012 quy định về tiền thưởng: “Tiền thưởng là khoản tiền mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”. Theo đó, tiền thưởng chủ yếu do NSDLĐ quyết định. Trong thực tế, tiền thưởng đối với NLĐ nói chung, lao động nữ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của NSDLĐ mà hầu nhƣ chƣa có một cơ chế pháp lý cụ thể, rõ ràng. NSDLĐ có thể đƣa ra lý do: công việc kinh doanh không có lãi nên cắt thưởng hoặc thưởng rất ít cho NLĐ. Việc thưởng cho NLĐ phụ thuộc rất lớn vào ý chí của NSDLĐ nên gây khó khăn cho NLĐ đặc biệt là lao động nữ.

Có thể thấy rằng, vấn đề về tiền lương luôn được NLĐ quan tâm hàng đầu khi tìm kiếm một công việc. Tại KCN Samsung Yên Phong, các Quy chế phân phối tiền lương, Bảng lương, Thang lương đều được công khai, minh bạch đến NLĐ.

Theo đó, tiền lương của NLĐ được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận với NSDLĐ và trình bày rõ trong HĐLĐ. Về hình thức, NLĐ được trả lương theo tháng (định kì ngày 21 hàng tháng) và nhận tiền lương qua tài khoản của mình. Đồng thời doanh nghiệp cũng cung cấp bảng lương cho NLĐ qua địa chỉ truy cập cá nhân;

trong đó thể hiện rõ mức lương cơ bản, phụ cấp lương và các khoản khác mà lao động nữ được nhận. Doanh nghiệp luôn thực hiện thanh toán tiền lương đầy đủ cho

Dưới 5 triệu

Từ 5 đến 6 triệu

Từ 6 đến 8 triệu

Trên 8 triệu

Biểu đồ 2 : Thống kê mức thu nhập của lao động nữ tại KCN Samsung Yên Phong 2017

Đơn vị tính : đồng

NLĐ, không để tình trạng nợ lương. Do vậy trên thực tế, tại KCN Samsung từ trước đến nay chƣa xảy ra tranh chấp nào trong vấn đề này.

Thực tế cho thấy, các quy định PLLĐ Việt Nam về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng luôn đƣợc doanh nghiệp thực hiện kịp thời cho NLĐ. So với các KCN khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mức lương cơ bản của nữ công nhân lao động tại KCN Samsung Yên Phong luôn cao hơn, tính ở thời điểm hiện tại đạt từ 3.150.000 đồng đến 4.260.000 đồng/ tháng24. Điều đó cũng đã lý giải vì sao KCN Samsung lại có sức hút đối với NLĐ đến nhƣ vậy. Theo kết quả khảo sát cho thấy, mức thu nhập bình quân của lao động nữ dưới 5.000.000/ tháng chiếm 10,7%; từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000/ tháng chiếm 31,1%; từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/ tháng chiếm 38,2%; từ 8.000.000 đồng trở lên chiếm 20%25. Cụ thể nhƣ sau:

Với mức thu nhập nhƣ trên, 10% lao động nữ khi đƣợc khảo sát cho rằng chƣa đủ đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống; 58% ý kiến đánh giá đủ các chi tiêu cơ bản để đảm bảo mức sống tối thiểu; 32% còn lại đánh giá vừa đủ các chi tiêu cơ bản lại có tích lũy cho NLĐ sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh26. Có sự khác nhau trong mức thu nhập của từng lao động như trên là do NLĐ làm tăng ca và hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp tùy thuộc vào môi trường làm việc.

24 Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh (2016), Báo cáo về đời sống người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

25 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 1 phần III.

26 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 2 phần III.

Trên thực tế, lao động nữ tại KCN Samsung được chi trả tiền lương theo công thức: khi làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% mức lương cơ bản;

làm thêm vào ban đêm được hưởng 200% mức lương cơ bản; làm thêm vào ban đêm ngày lễ hưởng 390% mức lương cơ bản; làm và làm thêm ngày vào ngày nghỉ được hưởng 200% mức lương cơ bản; làm ca đêm vào ngày nghỉ hưởng 270% mức lương cơ bản; làm và làm thêm vào ngày nghỉ lễ hưởng 300% mức lương cơ bản.

Điều này đƣợc doanh nghiệp thực hiện đúng theo tinh thần của BLLĐ 2012 và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015. Ngoài ra, họ còn đƣợc nhận các khoản trợ cấp, phụ cấp nhƣ: phụ cấp chuyên cần (300.000 đồng/ tháng); phụ cấp đi lại – nhà ở (472.716 đồng/ tháng); phụ cấp môi trường (178.000 đồng/1 tháng đối với lao động nữ làm việc tại phòng sơn, phòng nhúng, phòng có nồng độ hóa học cao); phụ cấp trách nhiệm (323.438 đồng/ tháng đối với lao động nữ làm trưởng nhóm); và đặc biệt, hàng tháng đƣợc nhận tiền hỗ trợ sinh lý là 56.640 đồng/ tháng27.

Ngoài ra, việc chi trả tiền phụ cấp thâm niên cho lao động nữ đƣợc doanh nghiệp thực hiện đúng theo Quy chế, HĐLĐ và thỏa ƣớc lao động tập thể đã ký kết.

Thay vì xét thời gian làm việc của NLĐ nhƣ những doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, KCN Samsung đánh giá mức thâm niên cho NLĐ dựa vào mức độ hoàn thành công việc theo tiêu chí xếp loại đạt hay không đạt28. Vào tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp tiến hành xét 01 lần, NLĐ được hưởng phụ cấp thâm niên là 100.000 đồng/

1 bậc, từ bậc thứ 6 trở đi là 80.000 đồng. Với cách đánh giá nhƣ vậy, quyền lợi của lao động nữ trong trường hợp mới tham gia làm việc cũng sẽ được đảm bảo.

Bên cạnh đó, ngoài việc được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương theo quy định PLLĐ, doanh nghiệp cũng đã tiến hành gửi tiền thưởng Tết và nghỉ lễ đến NLĐ. Mức thưởng ngày Tết mà NLĐ được nhận là 01 tháng lương cơ bản (lương tháng thứ 13); ngày nghỉ lễ là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp đã có những chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với lao động nữ vào Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nhƣ: chuyển khoản hoặc tặng suất quà có giá trị 300.000 đồng. Đồng thời, các chế độ khen thưởng đối với lao động nữ luôn đƣợc doanh nghiệp khích lệ giúp họ tích cực tham gia lao động sản xuất và đảm bảo đƣợc thiên chức của mình: tặng học bổng cho con của lao động nữ khó khăn đạt thành tích trong học tập, …

27 Xem chi tiết tại Phụ lục 1.

28 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 3 phần III.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách về tiền lương tại KCN Samsung Yên Phong vẫn còn những hạn chế. Một số bộ phận lao động nữ tham gia làm việc dưới hình thức làm 04 ngày, nghỉ 02 ngày và luân chuyển theo ca ngày và ca đêm. Như vậy, trong trường hợp làm ban đêm, ngoài tiền trợ cấp ăn đêm, NLĐ vẫn chỉ được tính lương như làm giờ hành chính. Điều này đã dẫn đến sự bất lợi đối với lao động nữ.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 2 Thông tƣ số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ lao động Thương binh và xã hội thì NLĐ được hưởng chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật khi đáp ứng đƣợc điều kiện theo luật định. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát cho thấy, 100% lao động nữ làm việc trong phòng sơn, phòng nhúng mặc dù họ đang trực tiếp tiếp xúc với nguồn hóa chất độc hại nhƣng không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định trên29.

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp samsung yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)