Các biện pháp bảo vệ lao động nữ và thực tiễn tại khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp samsung yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 69)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

2.7. Các biện pháp bảo vệ lao động nữ và thực tiễn tại khu công nghiệp

2.7. Các biện pháp bảo vệ lao động nữ và thực tiễn tại khu công nghiệp Samsung Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Để bảo vệ lao động nữ trong mối quan hệ với NSDLĐ, PLLĐ Việt Nam hiện hành thừa nhận một số biện pháp pháp lý nhƣ sau:

Biện pháp bồi thường thiệt hại

Pháp luật đã có những chế tài đánh trực tiếp vào lợi nhuận của NSDLĐ thông qua biện pháp bồi thường thiệt hại. Để hạn chế trường hợp xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với lao động nữ trong quá trình lao động, Điều 145 BLLĐ 2012 quy định NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc trợ cấp cho NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng. Theo đó, trường hợp không phải do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được NSDLĐ bồi thường theo mức được quy định tại khoản 3. Trong trường hợp do lỗi của NLĐ thì NLĐ cũng đƣợc trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3.

Tuy nhiên, một vấn đề đƣợc đặt ra là PLLĐ hiện hành chƣa quy định cụ thể về vấn đề bồi thường hoặc trợ cấp trong trường hợp NLĐ bị bệnh nghề nghiệp nhưng phát sinh từ điều kiện lao động có hại trong thời gian làm việc trước đó. Điều đó đã gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và lao động nữ. Bởi nếu thực hiện đầy đủ quyền lợi đối với lao động nữ thì lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ngược lại thì quyền lợi của lao động nữ không đƣợc bảo vệ. Trên thực tế, đa số doanh

53 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 2 phần VII.

54 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 3 phần VII.

nghiệp trong đó có KCN Samsung Yên Phong (theo kết quả khảo sát)55 đều không bồi thường thiệt hại cho lao động nữ trong trường hợp này.

Ngoài ra, nếu NSDLĐ có hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật cũng phải bồi thường thiệt hại cho lao động nữ. Theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ 2012 quy định trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và phải trả tiền lương, BHXH, bảo hiểm y tế cho những ngày NLĐ không đƣợc làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ. Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường như trên, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012.

Vụ việc xảy ra tại KCN Samsung vào tháng 8/2016 đƣợc đăng trên tờ báo Giadinh.net ngày 10/8/2016: Nữ công nhân trẻ bị máy dập nát đôi tay? Sự việc đau lòng với nữ công nhân trẻ là Lý Thị Khe. Theo lời kể, chiếc máy gây tai nạn cho cô đã có dấu hiệu chập chờn từ trước và đã được báo cáo nhưng không được xử lý. Và trong quá trình làm việc, Khe đã bị máy chuyên dập khuôn vỏ điện thoại đè xuống và hủy hoại đôi bàn tay lành lặn. Khi sự việc xảy ra, doanh nghiệp đã chịu trách nhiệm đƣa đi cấp cứu, chi trả viện phí và đến thăm nom.

Có thể thấy rằng, việc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao động giúp cho lao động nữ có khoản chi tiêu để đảm bảo phần nào đời sống nhƣng không thể nào làm vơi nỗi đau lòng, sợ hãi và bất an cho tương lai của NLĐ.

Biện pháp xử lý vi phạm hành chính

Đây là biện pháp xử phạt vi phạm thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. Biện pháp xử phạt hành chính phổ biến hiện nay là phạt tiền. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ thì áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ; Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. Mức phạt tiền sẽ tăng từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

55 Xem chi tiết tại phụ lục 2, bảng kết quả thống kê câu hỏi 1 phần VIII.

đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;… Tuy nhiên, mức phạt này dù đã đƣợc điều chỉnh theo từng thời kỳ nhƣng mức phạt cao nhất chỉ là 20.000.000 đồng. Đó chƣa thực sự đủ mạnh để cảnh cáo các doanh nghiệp vi phạm quy định về lao động nữ. Do vậy, pháp luật cần có sự điều chỉnh về mức phạt vi phạm để quyền lợi của lao động nữ, đặc biệt là công nhân trong các doanh nghiệp đƣợc đảm bảo hơn.

Bên cạnh đó, ngoài hình phạt chính thì đối tƣợng vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề, trục xuất, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các biện pháp này chỉ là biện pháp bổ sung bên cạnh các hình thức chính là phạt tiền, do đó không thể áp dụng độc lập.

Vậy trong trường hợp các vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt nhưng hậu quả của vi phạm vẫn còn thì không thể áp dụng đƣợc các biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là một bất cập trong quy định pháp luật và trở thành khó khăn đối với chính sách giải quyết của nước ta.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra 25 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Trong đó có 03 vụ tổ chức, 22 vụ cá nhân với tổng số tiền phạt là 34.000.000 đồng56. Theo đó, các loại hành vi vi phạm phổ biến là không kiểm tra môi trường tại nơi làm việc; vi phạm về thời gian làm việc;

không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ; không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho NLĐ, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; không xây dựng bảng lương theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm KCN Samsung Yên Phong, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Điển hình nhƣ vấn đề về thời giờ làm thêm quá mức so với luật định diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, với mức xử phạt nhƣ trên thì tình trạng tái vi phạm vẫn sẽ tiếp tục xảy ra.

56 Sở tƣ pháp tỉnh Bắc Ninh (2017), Báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh

Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2017.

Biện pháp giải quyết tranh chấp

Lao động nữ đƣợc quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp khi cho rằng có sự xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định tại Điều 194 BLLĐ 2012, khi xảy ra các tranh chấp lao động giữa lao động nữ với NSDLĐ thì trước hết các bên phải thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp để giải quyết tranh chấp.

Nếu tiến hành thương lượng hòa giải không thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tới các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua biện pháp giải quyết tranh chấp, cơ quan xét xử Tòa án sẽ bảo vệ đƣợc quyền lợi cho họ. Đồng thời, để bảo vệ quyền và lợi ích của tập thể NLĐ, pháp luật còn quy định quyền khởi kiện của tổ chức công đoàn cơ sở và tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở. Những quy định này đều nhằm mục đích bảo vệ NLĐ, tập thể NLĐ, đề phòng trường hợp do bị phụ thuộc hoặc do dễ thỏa thiệp mà công đoàn cơ sở không khởi kiện vụ án lao động khi cần thiết.

Mặc dù biện pháp giải quyết tranh chấp đƣợc coi ƣu việt bảo vệ quyền của NLĐ trong đó có lao động nữ nhƣng cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận thực tế những vụ án tranh chấp về lao động đƣợc đƣa đến Tòa án hiệu quả chƣa thực sự cao. Vì thủ tục tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự tuy tương đối đồng bộ hoàn chỉnh nhƣng khi áp dụng giải quyết thì không thể xử lý đƣợc nhất là những tranh chấp cá nhân đặc thù. Thủ tục khởi kiện rườm rà, cứng nhắc, không thuận lợi, thương lượng hòa giải không thực chất, quá trình giải quyết nặng về hình thức, kéo dài ảnh hưởng đến sự ổn định của quan hệ lao động. Hơn nữa, năng lực áp dụng pháp luật tố tụng dân sự của người làm công tác xét xử các tranh chấp lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Các Thẩm phán chƣa đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản và kĩ năng đặc thù trong giải quyết tranh chấp lao động nên đánh giá chƣa khách quan và thiếu công bằng khi áp dụng luật điều chỉnh57.

Nhận thấy rằng, tranh chấp lao động đối với lao động nữ sẽ xảy ra khi NSDLĐ không đáp ứng những quy định PLLĐ về quyền lợi của lao động nữ. Một số tranh chấp dễ xảy ra nhất đối với lao động nữ thường là: tranh chấp lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tranh chấp lao động về việc làm; tranh chấp lao động về tiền lương và thu nhập. Thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, trong vòng 5 năm, tính từ năm 2009 đến năm 2014 đã xảy ra 89 cuộc tranh chấp lao

57 Đặng Thị Thơm, tlđd chú thích 6, tr. 118.

động tập thể, trong đó có 84 vụ tranh chấp diễn ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nước ngoài58. Nguyên nhân của các cuộc tranh chấp lao động này được xác định đều liên quan đến vấn đề về tiền lương, điều kiện làm việc, chất lượng bữa ăn ca.

Ngoài lý do này thì nguyên nhân cơ bản là do trình độ hiểu biết pháp luật của NSDLĐ và NLĐ còn thấp, dẫn đến việc thực hiện giải quyết tranh chấp bằng phương pháp thương lượng, hòa giải chưa đạt được kết quả.

Biện pháp liên kết và thông qua tổ chức để tự bảo vệ

PLLĐ Việt Nam thừa nhận quyền liên kết và tạo điều kiện cho NLĐ đƣợc liên kết trong tổ chức công đoàn để bảo vệ và nâng cao quyền và lợi ích của họ.

Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định về việc Công đoàn đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của NLĐ. Đồng thời, Điều 4 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 của Chính phủ thì đại diện của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ đƣợc xác định nhƣ sau:

Trường hợp đã thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cơ sở; Trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu đƣợc tập thể lao động nữ có yêu cầu.

Trường hợp không có yêu cầu thì NSDLĐ lấy ý kiến của trên 50% lao động nữ tại doanh nghiệp; Công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến của lao động nữ đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ khi NSDLĐ tham khảo ý kiến.

Trong vòng 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 07 cuộc tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp trong đó có 02 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn59. Nguyên nhân chủ yếu là do NSDLĐ vi phạm quy định PLLĐ liên quan đến tiền lương, tiền thưởng tết và số ngày nghỉ tết… Trước thực trạng đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn cử cán bộ phối hợp với các ban ngành chức năng giải quyết hầu hết các yêu cầu chính đáng của công nhân lao động. Động

58 http://www.baomoi.com/bac-ninh-5-nam-xay-ra-89-cuoc-tranh-chap-lao-dong-tap- the/c/16375287.epi, ngày truy cập 15/6/2017.

59 Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (2017), Báo cáo về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017.

viên công nhân lao động tin tưởng vào những chủ trương, giải pháp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Tại KCN Samsung Yên Phong, các chế độ liên quan đến lao động nữ đƣợc thực hiện khá tốt nên đã hạn chế tối đa nhất các vụ tranh chấp lao động xảy ra. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy, phải kể đến vai trò quan trọng của Công đoàn KCN Samsung Yên Phong đã hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp với công nhân lao động nữ, tích cực tham mưu với chủ doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những băn khoăn, thắc mắc, những đề xuất, kiến nghị của NLĐ. Tuy nhiên, việc tổ chức tuyên truyền cho nữ công nhân lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà nước còn chƣa đƣợc coi trọng, việc tổ chức còn thiếu sáng tạo nên kết quả còn chƣa cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những phân tích, đánh giá ở trên cho thấy hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam đã được xây dựng, sửa đổi theo hướng bảo vệ lao động nữ tương đối đầy đủ trên mọi lĩnh vực, như: việc làm, tiền lương, tính mạng và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, bảo hiểm xã hội, … Đây là cơ sở hành lang pháp lý quan trọng để các bên trong quan hệ lao động tiến hành thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hài hòa và phù hợp. Tuy nhiên, thực trạng việc thực hiện các quy định này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và chƣa thực sự đem lại hiệu quả cao.

Từ thực tế tại khu công nghiệp Samsung Yên Phong trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có thể thấy rằng, các quy định pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ đã đƣợc doanh nghiệp triển khai, áp dụng có hiệu quả. Điều đó góp phần đảm bảo cho lao động nữ tại địa phương cũng như khắp các tỉnh thành trên cả nước có công ăn việc làm và tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực đã làm đƣợc thì cũng còn nhiều quy định bất cập, hạn chế khi áp dụng trên thực tế. Đồng thời là do trình độ hiểu biết pháp luật của lao động nữ (đặc biệt đối tượng là công nhân nữ) và ngay cả của cả người sử dụng lao động còn thấp, và thực tiễn rằng nhu cầu về việc làm của họ lớn hơn số lƣợng mà doanh nghiệp tuyển dụng nên họ thường có thái độ lờ đi và chịu đựng để đảm bảo việc làm cho mình.

Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế pháp luật phù hợp với thực tế kèm theo những giải pháp cụ thể để quyền lợi của lao động nữ đƣợc bảo vệ một cách tốt nhất. Nội dung này sẽ tiếp tục đƣợc trình bày trong chương sau.

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn thực hiện tại khu công nghiệp samsung yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)