1 Sinh hoạt dân cư khu ở chỉnhtrang, xây mới.
− Chất thải rắn phát sinh từ các khu ở: chất thải dễ phân hủy (thực phẩm hư, dư thừa, giấy báo…) và chất thải không phân hủy (bao bì, chai lọ thủy tinh, vỏ lon kim loại…).
2 Khu công cộng thương mạidịch vụ. −phòng.Chất thải rắn bao gồm rác thải sinh hoạt và rác văn3 Công trình y tế: bệnh viện, 3 Công trình y tế: bệnh viện,
trạm y tế … − Rác sinh hoạt và rác y tế.
4 Công viên cây xanh. − Rác thải thành phần thực vật tự nhiên: lá cây rụng,cành cây khô… cành cây khô…
D Nguồn gây tác động khác
sinh tệ nạn xã hội, dịch bệnh… ii. Đối tượng, quy mô bị tác động
Hoạt động Các thành phần môi trường bị tác động Nướ c mặt Nướ c ngầ m Khôn g khí Rác thải Độ ồn, run g Sử dụn g đất Cây xanh , mặt nướ c Sức khỏe cộng đồng Côn g trìn h VH, LS Du lịc h Chất lượn g cuộc sống KT - XH Kh í hậ u Xây dựng mới khu ở. Nâng cấp chỉnh trang một số khu dân cư hiện hữu chất lượng thấp. -- --- -- --- --- -- --- - + + + -- Chỉnh trang, mở rộng lộ giới một số tuyến đường nội bộ, sửa chữa một số tuyến chính.
-- --- --- --- -- --- - + + + --
Xây dựng một số khu thương mại dịch vụ mới. -- --- -- --- --- -- --- - + + + -- Phát triển dịch vụ thương mại. -- -- -- --- - - - + + Phát triển dân cư. --- - --- --- --- --- --- Xây dựng, lắp đặt thêm ống cấp-thoát nước mới, sửa chữa tuyến cống hiện hữu.
-- -- --- - - -- -- - + + --
Sửa chữa mạng lưới điện hiện hữu. -- -- --- - - -- -- - + + -- Hoạt động thu gom, vận chuyển, tập trung rác thải tạm thời. -- -- -- --- Ghi chú: + : Tác động tích cực. - : Tác động tiêu cực, mức độ nhẹ. -- : Tác động tiêu cực, mức độ trung bình.
--- : Tác động tiêu cực, mức độ mạnh.
c) Phân tích, dự báo các tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng :
i. Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng Môi trường không khí
− Bụi, đất đá phát sinh do công tác phá bỏ nền, nhà có sẵn, san lấp mặt bằng, đào đắp đất… gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực.
− Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải do hoạt động của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu.
− Bụi sinh ra do công tác chặt phá cây xanh, thảm thực vật gây ô nhiễm không khí xung quanh.
− Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm gây tác động đến khu vực xung quanh.
Môi trường nước
− Nước mưa chảy tràn qua bề mặt chứa đất cát, rác trên bề mặt và tạp chất rơi vãi xuống các nguồn nước mặt gây ô nhiễm, ngập úng.
− Diện tích cây xanh, thảm thực vật bị chặt bỏ làm tăng khả năng xói lở, tăng độ đục của nước vào mùa mưa.
ii. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng Môi trường đất:
− Vật liệu san nền chứa các thành phần không thích hợp gây ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng cũng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất.
− Các loại máy thi công công trình như máy đóng cọc, máy dập hay công tác nổ mìn sẽ gây chấn động môi trường đất… nhưng tác động này chỉ mang tính chất tạm thời, xem như không đáng kể.
Môi trường không khí:
− Trong giai đoạn xây dựng ô nhiễm không khí phát sinh do các nguồn như: bụi (tổng các hạt bụi lơ lửng), khí độc (SO2, NOx, hợp chất bay hơi và chì) từ thiết bị xây dựng và đào xới đất.
− Do hầu hết các máy móc, thiết bị đều sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu nên chúng thải ra bụi (TSP), SO2, NOx, Hydrocarbone vào không khí.
− Theo số liệu quan trắc nhiều công trường xây dựng trong điều kiện khí hậu bình thường thì tác động không khí này chỉ có phạm vi cục bộ (chỉ giới hạn trong phạm vi công trường và gần công trường) và mang tính tạm thời (chỉ xảy ra trong thời gian xây dựng).
− Tuy nhiên, vì dự án được đầu tư xây dựng nhiều giai đoạn nên không tránh khỏi việc các khu vực xây dựng sau sẽ gây ảnh hưởng đến các khu vực đã hoàn thành và đưa vào hoạt động.
− Ô nhiễm tiếng ồn có thể phát sinh do:
+ Thiết bị xây dựng, các loại máy (máy đóng cọc, máy đào, máy xúc…). + Phương tiện vận chuyển như xe lu, xe chở đất đá, vật liệu xây dựng. Môi trường nước:
− Trong quá trình xây dựng các loại xà bần, vật liệu xây dựng cát đá xi măng rơi vãi sẽ bị nước mặt cuốn trôi nhất là vào mùa mưa khi ấy sẽ vương vãi rác xây dựng ra những khu vực kế cận gây mất vệ sinh, và ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư quanh khu vực.
− Diện tích sông, rạch trong khu vực khá lớn, quá trình xây dựng có khả năng ảnh hưởng gây sạt lở bờ sông, rạch khu vực.
− Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường, với các tiêu chuẩn thải:
+ Mức phát sinh nước thải tối đa: 20lít/người/ngàyđêm.
+ Tải lượng ô nhiễm hữu cơ: 40gCOD/người/ngàyđêm. Môi trường chất thải rắn:
− Nhiều loại rác xây dựng như đất, đá, cát, coffa, xà bần, sắt thép vụn bị rơi vãi do quá trình thi công hay do quá trình vận chuyển trong công trình.
− Để lâu sẽ gây cản trở tiến độ, đôi khi những loại rác này cũng có thể gây tai nạn cho nhân công làm việc trên công trình nhất là những loại rác như sắt thép, đinh, mảnh kiếng vỡ…
− Ngoài ra, phần rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng cũng đáng kể, với tiêu chuẩn thải là 0,1kg/người/ngày.
Môi trường văn hóa - xã hội
− Hoạt động tập trung công nhân xây dựng có khả năng gây mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa dân cư trong khu vực và khu vực kế cận.
Sự cố rủi ro môi trường
− Quá trình thi công xây dựng có khả năng xẩy ra các sự cố về an toàn lao động cho công nhân xây dựng, đặc biệt đối với những công trường không tuân thủ đúng tiêu chuẩn về an toàn lao động.
− Sự cố sạt lở bờ sông do quá trình thi công.
− Sự cố chết đuối, đắm chìm vật liệu.
− Sự cố rò rỉ nhiên liệu (xăng, dầu) do bảo quản, dự trữ không cẩn thận trong quá trình thi công xây dựng có khả năng gây cháy nổ.
− Sự cố hỏa hoạn, cháy nổ trong khu vực công trình có khả năng phát tán nhanh và khó dập tắt nhanh chóng, tạo ra những thiệt hại vật chất, sinh mạng và ảnh hưởng đến hệ thực vật.
d) Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường đã được nhận diện.
− Chỉnh trang, cải tạo đô thị tạo nên đô thị khang trang. Tạo hiệu quả tốt trong việc ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao cuộc sống cho dân cư hiện hữu.
− Chuyển đổi chức năng sử dụng đất, tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần bổ sung đất ở, đất thương mại, đất cây xanh và đảm bảo điều kiện cho sự phát triển bền vững của quận.
− Cải thiện chất lượng môi trường, hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm môi trường như nước thải, không khí, rác thải, đất… cho khu vực trong tương lai.
− Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, góp phần phát triển xu thế đô thị hóa, tạo tiền đề sớm đưa Tân Phú đạt chuẩn đô thị loại V :
+ Về giao thông: Các tuyến đường được thiết kế lộ giới từ 12-28m, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu giao thông của khu vực. Các tuyến đường chính được thiết kế đủ hai chiều xe chạy, đảm bảo yêu cầu sơ tán, cứu hộ, chữa cháy khi cần thiết.
+ Về san nền: Cao độ xây dựng h ≥ +2,50m. Đối với các khu vực khác sẽ tiến hành san lấp mặt nền theo từng giai đoạn, từng dự án, đảm bảo tuân thủ cao độ xây dựng và hướng dốc mặt nền chung.
+ Về cấp nước: Khu vực quy hoạch được thiết kế sử dụng nguồn nước sạch từ mạng lưới cấp nước của huyện Châu Thành thông qua tuyến ống cấp nước trên đường ĐT.884.
+ Về thoát nước: Giải pháp lựa chọn hệ thống thoát nước chung ở giai đoạn ngắn hạn và hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn ở giai đoạn dài hạn là phù hợp với xu hướng diễn biến môi trường của khu vực, vì hiện tại hệ thống kênh rạch trong khu vực có khả năng tự làm sạch khá tốt.
+ Về cấp điện: Khu vực được thiết kế sử dụng nguồn điện quốc gia, lấy từ tuyến trung thế 22kV trên đường tỉnh lộ 884. Vị trí các trạm biến áp phân phối được bố trí phù hợp với nhu cầu phát triển theo từng giai đoạn.
+ Về rác thải: Đồ án bố trí 1 điểm tập kết rác, công suất khoảng 8 tấn/ngày, với diện tích dự kiến khoảng 350 m².
+ Về nghĩa trang: Trong phạm vi xã Tân Phú có bố trí một nghĩa trang với diện tích khoảng 1ha, phục vụ cho toàn xã.