Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2 Giao tiếp phi bạo lực (Non - Violence Communication)
Theo Gribas, giao tiếp là quá trình trao đổi thông điệp giữa hai người trực tiếp hoặc thông qua một phương tiện công nghệ (Gribas et al., 2017). Thông điệp đó có thể bằng lời nói hoặc không lời, được mã hóa bởi chế độ xem của người nói và sau đó được giải mã bởi chế độ xem của người nhận. Cả quan điểm của người nói và người nhận đều bị ảnh hưởng bởi niềm tin của họ. Điều này phản ánh thái độ của họ đối với các sự kiện trong cuộc sống của họ. Khi một sự kiện xảy ra, mọi người đánh giá hoặc diễn giải theo niềm tin của họ. Đó chính là yếu tố “mã” hay yếu tố “nhiễu”
mà học viên đã đề cập ở các khung lý thuyết của Roman Jakobson; đồng thời chính là các giả định của khung lý thuyết Jurgen Habermas ở mục 1.1, chương 1.
Còn ở mục này, học viên có giả thiết cho rằng phương pháp giao tiếp phi bạo lực chính là công cụ để “giải mã” yếu tố trên.
Vậy phương pháp giao tiếp phi bạo lực là gì?
Theo “Nonviolent communication: A language of life: Life-changing tools for healthy relationships” (Rosenberg & Chopra, 2015), tạm dịch là “Giao tiếp phi bạo lực: Ngôn ngữ của cuộc sống - Chìa khóa của mối quan hệ lành mạnh”. Đây là một quyển sách nêu rõ phương pháp giao tiếp phi bạo lực của Marshall Rosenberg, dù rằng, trong sách, ông đã không đề cập rõ ràng về định nghĩa về giao tiếp phi bạo lực.
Có lẽ vì vậy mà ý nghĩa phi bạo lực được tác giả Kashtan đề cập ở “Non violence communication: Gandhian principles for everyday living” thì giao tiếp phi bạo lực sẽ không ủng hộ việc phân biệt tốt/xấu; đúng/sai; phải/trái (M. Kashtan, 2010). Đọc “Giao tiếp phi bạo lực: Ngôn ngữ của cuộc sống - Chìa khóa của mối quan hệ lành mạnh”, chúng ta cũng nhận ra, Marshall Rosenberg cũng “ngầm” định nghĩa như vậy. Bằng chứng là Marshall Rosenberg đã đề cập đến từ “life-alienating communication” là những kiểu giao tiếp khiến một người tự cô lập mình với phẩm chất trắc ẩn bên trong mình cũng như sự trắc ẩn ở người khác. Đó chính là lời giải thích cho câu hỏi “giao tiếp bạo lực là gì?” (giaotieptracan.com, 2021)
Đồng thời, theo “Say what you mean: a mindful approach to nonvilonent communication” đã đề cập đến ý nghĩa của từ “phi bạo lực” chính là khuyến khích
“đối thoại”, “tự đối thoại” dựa trên tinh thần tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình (Sofer, 2018). Hiểu rộng hơn, đó chính là tinh thần của lý thuyết hành động giao tiếp của Jurgen Habermas “giao tiếp để đạt đến sự thấu hiểu”.
Trong “The role of Non viloent Communication in addressing power: How practising Nonviolent Communication affects power expression in the workplace relationships - some exmaples in Viet Nam của Nguyễn Trương Bảo Khuyên, theo Leory (1974) định nghĩa: “Bạo lực là những hành động gây tổn hại thể lý hoặc cảm xúc cho chính mình hoặc người khác” (Truong & Khuyen, n.d.).
Vài “kiểu”, cách thức giao tiếp phi bạo lực
* 5 “Đ” trong giao tiếp gây ra “bạo lực”
Theo “Key assumptions and intentions of Non violence communication” (I.
Kashtan & Kashtan, n.d.) thì chúng ta có những chia sẻ về các kiểu 5 “Đ” trong giao tiếp gây ra “bạo lực” như sau:
− Nhóm Chẩn đoán: Bao gồm sự chỉ trích, phán xét, phân tích, so sánh, kết tội. Ví dụ: Đồ tâm thần, hay sao mình không bao giờ giỏi như anh ấy.
− Nhóm Đòi hỏi: Người khác phải làm theo ý mình bằng việc đưa ra những đe dọa ngầm hoặc công khai. Ví dụ: Con không thương mẹ à? Nếu thương thì sao con không nghe lời mẹ?
− Nhóm Đánh giá: Người khác xứng đáng hay không xứng đáng với những tiêu chuẩn nào đó mình tin tưởng. Ví dụ: Cái đồ trơ trẽn, bị vậy là đáng đời lắm!
− Nhóm Đẩy trách nhiệm: Đây là nhóm cho rằng những cảm xúc của mình, hành động của mình là do người khác gây ra. Ví dụ: Tôi phải làm như thế vì đó là nhiệm vụ, anh làm cho tôi giận tím người.
− Nhóm Đánh giá thấp: Đánh giá thấp ở đây được hiểu là đánh giá thấp những trải nghiệm của người khác. Ở nhóm này, khi mình coi trải nghiệm của người khác là không đáng kể, hoặc mình từ chối hậu quả của việc làm của mình đến người khác cũng là hành động gây tổn thương. Ví dụ: Bị vậy cũng bình thường thôi mà, hoặc “Anh chỉ nói vậy thôi chứ anh đâu có ý làm em tổn thương đâu. Em đừng buồn nhé”.
*Bốn thành phần trong giao tiếp phi bạo lực
Theo “Nonviolent communication: A language of life: Life-changing tools for healthy relationships” (Rosenberg & Chopra, 2015), đã chỉ ra bốn thành phần của giao tiếp phi bạo lực là quan sát, cảm xúc, nhu cầu và yêu cầu. Trong đó có:
− Quan sát: Nhìn, cảm nhận (để diễn tả) một điều gì đó đang xảy ra trong thực tế. Có thể, khi thực tế đang xảy ra điều gì đó thì mọi người đều nhận thấy, nhưng cũng có thể chỉ một vài người nhận thấy, song, một người hay nhiều người đều thấy với cách không phán xét. Giao tiếp phi bạo lực phân biệt giữa quan sát và phán xét.
Người được đánh giá tại thời điểm họ thêm đánh giá vào quan sát. Đánh giá đi đôi với đặt tên và đánh giá. Nó làm cho mọi người tự phòng thủ và nuôi dưỡng sự hiểu
lầm, thất vọng và bạo lực. Giao tiếp phán xét về mặt “phải và trái”, “đúng hay sai”
thường chặn mối quan hệ tự do và cởi mở.
− Cảm giác: Là những trải nghiệm tinh thần về các trạng thái cơ thể, nảy sinh khi não giải thích các cảm xúc, bản thân các trạng thái thể chất phát sinh từ phản ứng của cơ thể đối với các kích thích bên ngoài. Cảm xúc là ăng-ten giúp mọi người xác định nhu cầu được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng sâu hơn của họ. Cảm giác thoải mái và cảm giác không thoải mái thông báo cho chúng ta về một hoặc nhiều nhu cầu đã được đáp ứng và chưa được đáp ứng.
Trong giao tiếp phi bạo lực, cảm xúc khác với suy nghĩ. Mọi người thường bày tỏ những gì họ nghĩ đang xảy ra để thay thế những gì họ đang cảm thấy. Những cảm xúc ít hơn được giải quyết một cách thỏa đáng, và sự đau khổ kéo dài hơn vẫn còn bởi vì nếu một người có thể xác định được nhu cầu của mình, họ có thể thừa nhận những gì cần phải được đáp ứng và cách đạt được chúng. Ví dụ, khi một nhân viên nói “Tôi cảm thấy tức giận và buồn vì sếp đã từ chối đề xuất của tôi”. Như vậy, những cảm xúc này là những nhu cầu chưa được đáp ứng về hiệu quả, sự kết nối và sự chấp nhận.
− Nhu cầu: Là động cơ cốt lõi của hành vi con người.
Marshall Rosenberge bày tỏ rằng, nhu cầu bên trong là cơ bản và chung cho tất cả mọi người.
Nhu cầu khác với chiến lược. “Các nhu cầu không chứa tham chiếu đến bất kỳ ai thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào” trong khi đó “Chiến lược đề cập đến những hành động cụ thể mà những người cụ thể có thể thực hiện”. Có nhiều chiến lược để đáp ứng nhu cầu của một người. Hơn nữa, “nhu cầu cơ bản của con người phải được hiểu như một hệ thống, động lực của nó không tuân theo sự tuyến tính thứ bậc. Điều này có nghĩa là, một mặt, không nhu cầu nào quan trọng hơn bất kỳ nhu cầu nào; và mặt khác, không có thứ tự ưu tiên cố định nào trong việc thực hiện các nhu cầu. Ông cũng cho rằng nhu cầu có thể được thỏa mãn theo những cách khác nhau ở các cấp độ hoặc bối cảnh khác nhau trong xã hội: (1) đối với bản thân; (2) đối với nhóm xã hội; (3) và liên quan đến môi trường.
− Yêu cầu, đề nghị: Là những gợi ý hoặc lời mời cụ thể.
Marshall gợi ý sự khác biệt giữa yêu cầu và nhu cầu. Yêu cầu có thể thực hiện được và mở ra cơ hội cho người kia từ chối. Nhu cầu là bạo lực bởi vì nó đáng sợ và cưỡng bức. Nhu cầu là một dạng “quyền lực” không dẫn đến một mối quan hệ lành mạnh và bình đẳng.
Tóm lại:
Giao tiếp phi bạo lực cung cấp một cái nhìn khác về bản chất con người. Nó cho phép mọi người chấp nhận con người đầy đủ của mỗi người, bất kể chúng ta có hài lòng với hành động của họ như thế nào. Giao tiếp phi bạo lực công nhận tất cả phẩm giá con người để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy lại đạo đức về tính xác thực. Bằng cách tập trung vào các nhu cầu cơ bản chung của con người, không có sự tách biệt giữa “chúng ta” và “họ”, không có nhãn mác, không có đổ lỗi hoặc bạo lực trong giao tiếp phi bạo lực. Do đó, giao tiếp phi bạo lực có thể chuyển đổi từ việc ngắt kết nối liên lạc sang kết nối thông tin liên lạc.
Giao tiếp phi bạo lực là một cuộc đối thoại nhân ái, trong đó mọi người có thể vượt qua những khác biệt về quan điểm, nhận định và đánh giá để chạm đến cảm xúc và nhu cầu cốt lõi của các bên liên quan (Sullivan, 2007).
Giao tiếp phi bạo lực cho phép kết nối từ một người với chính mình và với những người khác theo cách thấu cảm.
* Những giả định trong giao tiếp phi bạo lực
Giao tiếp phi bạo lực dựa trên các giả định sau (Rosenberg & Chopra, 2015):
Một là, Needs: Tất cả con người đều có chung nhu cầu, mặc dù các chiến lược giao tiếp chúng ta sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mình là khác nhau.
Hai là, Common ground: Tất cả các nhận định, đánh giá, phàn nàn hoặc tức giận phản ánh nhu cầu được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng của chủ sở hữu.
Ba là, Feelings - Inform about your needs: Cảm xúc chỉ ra nhu cầu được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng. Cảm xúc tích cực và tiêu cực đi cùng với những nhu cầu được đáp ứng và chưa được đáp ứng. Việc đánh giá, các nhu cầu được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng liên quan đến các diễn giải hoặc niềm tin.
Bốn là, Conflict zone: Tất cả các hành động nhằm đáp ứng nhu cầu một cách có ý thức hoặc vô thức. Mọi người chỉ sử dụng ngôn ngữ bạo lực – ngôn ngữ độc hại khi họ không nhận ra sự tồn tại của các chiến lược (cách giao tiếp) hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu của họ.
Và “need” - phần cốt lõi được “ẩn giấu” sâu bên trong các lớp của “common groud”. Sau đó là “feelings”; Tiếp theo là “conflict zone”. Điều này, được thể hiện trong hình 1.2 “Minh họa các giả định trong giao tiếp phi bạo lực được học viên tham khảo và trích nguồn từ “Compassion Course Online - Bond 2018”.
Hình 1.2. Minh họa các giả định trong giao tiếp phi bạo lực.
(Nguồn: “Compassion Course Online – Bond 2018”)
Từ những nội dung nêu trên, trong luận văn này, học viên chọn nội hàm của giao tiếp phi bạo lực dựa trên khung lý thuyết giao tiếp của Roman Jakobson và được phát triển dựa trên khung lý thuyết của Jurgen Harbermas. Bởi vì, mục tiêu của giao tiếp phi bạo lực, không phải thay đổi con người, hành vi của họ theo cách mà chúng ta muốn. Mục tiêu của giao tiếp phi bạo lực là tạo dựng mối quan hệ trên cơ sở của
sự chân thành, cảm thông mà có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người (trong đó có cả chính bản thân mình).
* Tìm hiểu sâu về bốn yếu tố trong giao tiếp phi bạo lực (theo Marshall. B.
Rosenberg)
Theo Marshall Rosenberg, giao tiếp phi bạo lực (hay ông gọi là giao tiếp bất bạo động) có 04 yếu tố mà để lòng trắc ẩn và ý muốn cho đi từ trái tim được khơi dậy trong tất cả các bên, chúng ta cần hướng sự chú tâm vào chúng (Rosenberg & Chopra, 2015). Bốn yếu tố đó là: Một là, Quan sát - Hai là, Cảm xúc - Ba là, Nhu cầu – Bốn là, Đề nghị.
− Một là Quan sát
Quan sát có vai trò, vị trí thứ nhất. Nghĩa là, chúng ta cần quan sát điều gì đang thực sự xảy ra. Mấu chốt ở đây là hiểu và nói ra điều quan sát mà không xen lẫn bất kỳ sự đánh giá hay phán xét nào. Chỉ đơn thuần chỉ rõ điều người kia đang làm/ đang thể hiện mà thôi.
Phương pháp giao tiếp phi bạo lực đòi hỏi chúng ta cần tách biệt quan sát (observation) và đánh giá (evaluation) (Rosenberge, 2022). Phương pháp giao tiếp này không đòi hỏi chúng ta luôn luôn khách quan và không bao giờ đánh giá. Nó chỉ yêu cầu chúng ta tách biệt những quan sát với những đánh giá của mình. Khi đánh giá, chúng ta sử dụng “ngôn ngữ tĩnh” để mô tả một thực tại không ngừng thay đổi.
Nhà ngôn ngữ học Wendell Johnson8 còn chỉ ra rằng, khi làm vậy, chúng ta tạo rất nhiều vấn đề cho bản thân và người khác. Ông nói: “Ngôn ngữ của chúng ta là một phương tiện truyền đạt thông tin không hoàn hảo. Nó – ngôn ngữ khuyến khích chúng ta chúng ta phân loại và dán nhãn, nói về sự cố định và bất biến, trong khi thế giới mà chúng ta cố gắng diễn tả và nắm bắt bằng ngôn ngữ đó lại là thế giới của sự tương tác, thay đổi, học tập và phát triển. Sự bất cân xứng này là một phần vấn đề của chúng ta”.
8 Wendell Johnson (1906-1965) là nhà ngôn ngữ học, tâm lý học người Mỹ. Ông là người đề xướng ra thuyết “Ngữ nghĩa chung”.
Ngược lại, phương pháp giao tiếp phi bạo lực là “ngôn ngữ động” (Marshall Rosenberg & Lê Nguyễn Trần Huỳnh dịch, 2022), khuyến khích chúng ta chỉ ra quan sát trong một thời gian và bối cảnh cụ thể được minh họa theo bảng 1.1 về “Phân biệt các trường hợp trộn lẫn giữa quan sát và đánh giá” như sau:
Bảng 1.1. Phân biệt các trường hợp trộn lẫn giữa quan sát và đánh giá.
(Nguồn: Giao tiếp bất bạo động - Ngôn ngữ của lòng trắc ẩn.
Tác giả: Marshall Rosenberg, Lê Nguyễn Trần Huỳnh dịch).
Các trường hợp trộn lẫn giữa quan sát và đánh giá
Ví dụ về sự trộn lẫn giữa quan sát và đánh giá
Ví dụ về sự tách biệt giữa quan sát và đánh giá
Sử dụng từ miêu tả tính cách mà không chỉ rõ ràng rằng sự đánh giá là ý kiến chủ quan của mình.
Bạn quá hào phóng Khi tôi thấy bạn đưa hết số tiền ăn trưa của mình cho người khác, tôi nghĩ bạn qúa hào phóng.
Sử dụng động từ có hàm ý đánh giá
Anh ta hay trì hoãn Anh ta chỉ ôn bài vào buổi tối trước ngày thi.
Hàm ý rằng sự suy diễn/ kết luận của mình về những suy nghĩ, cảm xúc, ý định, mong muốn của người khác là khả năng duy nhất.
Cô ấy sẽ không làm xong việc đúng thời hạn.
Cô ấy nói: “Tôi sẽ không làm xong việc đúng thời hạn”.
Hàm ý rằng sự tiên đoán của mình chắc chắn sẽ xảy ra.
Nếu bạn không ăn uống cân bằng thì sức khỏe của bạn sẽ bị giảm sút.
Nếu bạn không ăn uống cân bằng thì tôi sợ rằng sức khỏe của bạn có thể bị giảm sút.
Không nói một cách cụ thể về sự việc
Những người nhập cư không biết chăm lo cho nhà cửa của họ.
Tôi chưa từng thấy gia đình hàng xóm của tôi – người nhập cư dọn rác trước sân nhà họ.
Sử dụng từ miêu tả năng lực mà không chỉ rõ ràng sự đánh giá là ý kiến chủ quan của mình.
Công Vinh là cầu thủ tồi. Công Vinh đã không ghi bàn trong 10 trận.
Sử dụng những tính từ hoặc trạng từ mà không chỉ rõ rằng sự đánh giá là ý kiến chủ quan của riêng mình.
Hiền thật xấu xí Ngoại hình của Hiền không hấp dẫn tôi.
− Hai là – Cảm xúc
Cảm xúc có vai trò, vị trí thứ hai. Ý là chúng ta cần bày tỏ những cảm xúc của mình khi quan sát hành động đó. Chúng ta cảm thấy tổn thương, sợ hãi, khó, vui mừng, hứng thú? Và việc mở lòng bày tỏ cảm xúc có thể giúp giải quyết mâu thuẫn.
Cảm xúc của chúng ta, giống như nhà tâm lý học Rollo May9 đã nói: “Một người trưởng thành có thể phân biệt giữa nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau: có những cảm xúc rõ ràng và mạnh mẽ, có những cảm xúc mơ hồ và vi tế, cũng giống như những đoạn khác nhau trong một bản giao hưởng với vô vàn âm sắc”. Tuy nhiên, Rollo May cũng đã nói rằng, đối với nhiều người trong chúng ta, “cảm xúc bị giới hạn giống như những nốt nhạc của một hiệu lệnh kèn”.
Vì vậy, mở lòng và cởi mở bày tỏ cảm xúc chính là mấu chốt của vấn đề dù điều đó cũng không phải là điều dễ dàng đối với một số người trong chúng ta. Nhiều khi, khó khăn hơn cả việc mở lòng và chia sẻ cảm xúc đó là phân biệt giữa cảm xúc và suy nghĩ. Hay nói cách khác chính là phân biệt giữa cảm xúc và sự đánh giá bản thân, phân biệt giữa cảm xúc và sự đánh giá hoặc suy diễn về hành vi của người khác.
Và để làm được điều đó, chúng ta cần phát triển vốn từ vựng cảm xúc (Marshall Rosenberg & Lê Nguyễn Trần Huỳnh dịch, 2022). Những ví dụ trong bảng từ vựng
9 Rollo Reece May (21/4/1909-22/10/1994) là một nhà tâm lý học hiện sinh người Mỹ. Ông thường gắn liền với tâm lý học nhân văn và triết học hiện sinh. Cùng với Viktor Frankl, Rollo Reece May đã là những người đề xướng chính cho liệu pháp tâm lý hiện sinh.