Thể hiện “quyền lực mới” thông qua giao tiếp phi bạo lực

Một phần của tài liệu Đặc trưng giao tiếp phi bạo lực trong diễn ngôn của barack obama (Trang 87 - 92)

Chương 3: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP PHI BẠO LỰC TRONG DIỄN NGÔN CỦA TỔNG THỐNG BARACH OBAMA

3.1 Thể hiện “quyền lực mới” thông qua giao tiếp phi bạo lực

Ở Chương 2 học viên đã chứng minh được đặc trưng giao tiếp trong các bài phát biểu của Tổng thống Obama để làm rõ cách trình bày “phi bạo lực” của ông. Tuy nhiên, để luận văn có tính xác thực và mang tính khoa học hơn, học viên sẽ có sự so sánh giữa cách “kêu gọi sự đồng thuận” của Obama và một vị tổng thống khác nhằm chứng minh “vai trò của giao tiếp phi bạo lực” khi chủ thể là “Tổng thống”; đồng thời, chứng minh vai trò của giao tiếp phi bạo lực trong “quyền lực mới” - quyền lực thể hiện quan điểm mạnh mẽ và thuyết phục với tinh thần phi bạo lực.

Nội dung về các giá trị quyền lực của mô hình “quyền lực mới”, “quyền lực cũ” và những cách thức ứng dụng mô hình của giới lãnh đạo theo sách “Quyền lực mới - Tương lai thế giới sẽ được định hình như thế nào?” của Jeremy Heimans &

Henry Timms (Henry Timms & Jeremy Heimans & Huỳnh Hữu Tài dịch, 2019) được học viên trích dẫn theo bảng tổng hợp các giá trị mô hình như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các giá trị mô hình quyền lực mới, quyền lực cũ.

(Nguồn: Quyền lực mới – Tương lai thế giới sẽ được định hình như thế nào? - Henry Timms & Jeremy Heimans & Huỳnh Hữu Tài dịch, 2019)

Mô hình quyền lực Những giá trị của quyền lực cũ

Những giá trị của quyền lực mới

“Quyền lực mới” Co-opters (Người kết nạp) khi triển khai một chính sách cho cộng đồng sẽ sử dụng các công cụ, chiến thuật quyền lực mới một cách đầy khéo léo, nhưng là để phục vụ cho các giá trị quyền lực cũ và tập trung

Crowds (Người thủ lĩnh cộng đồng) là sự kết hợp giữa mô hình lãnh đạo quyền lực mới cùng sự cam kết và ăn khớp với các giá trị quyền lực mới.

Người thủ lĩnh cộng đồng muốn được làm được nhiều hơn, thay vì chỉ tập

quyền lực cho chính bản thân họ.

trung vào sức mạnh cộng đồng của mình. Họ muốn làm cho cộng đồng mình trở nên quyền lực hơn.

“Quyền lực cũ” Castles (Người chủ lâu dài) kết hợp các giá trị quyền lực cũ cùng với mô hình quyền lực lãnh đạo cũ. Đây chính là mô hình lãnh đạo truyền thống và dựa trên quyền lực mà hầu hết chúng ta đều đã quen thuộc, được ứng dụng trong các lĩnh vực như quân sự, kinh doanh và giáo dục.

Cheerleaders(Người khích lệ) đề cao các giá trị quyền lực mới như tính hợp tác, minh bạch và sự tham gia, nhưng lại lãnh đạo bằng cách thức của quyền lực cũ và tập trung quyền lực cho chính bản thân họ.

Thử đặt câu hỏi “Giữa Barack Obama và Donald Trump là sự đan xen hay xung đột giữa những phương thức bày tỏ quyền lực trên thông qua giao tiếp?”. Một trong những cách trả lời là hãy thử so sánh cách thể hiện quyền lực của cựu Tổng thống Barack Obama với cựu Tổng thống Mỹ - Donald Trump trong các giao tiếp phi bạo lực qua ví dụ sau:

Khi Barack Obama tranh cử tổng thống vào năm 2008, với câu nói mang tính biểu tượng của ông là “Yes We Can!” (Đúng, chúng ta có thể!) (Wang, 2010), ông đã kêu gọi những người ủng hộ ông nhìn thấy nhau, chứ không chỉ nhìn thấy mỗi mình ông. Điển hình như ông nói: “Chúng ta chính là những người mà chúng ta chờ đợi.

Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm”. Từ đó (và từ nhiều hoạt động khác), ông đã xây dựng được một phong trào, một chuỗi hoạt động mang tính

“cộng đồng” mà ông từng sử dụng để giúp đỡ những người bị tước quyền công dân ở phía Nam Chiago. Vì điều đó, cuộc tranh cử chức tổng thống của ông cuốn hút nhiều cử tri nên có tính “tham gia” cao (Feng & Liu, 2010). Và đó trên thực tế chính là một công cụ và chiến thuật quyền lực mới đầy tham vọng và thành công một cách rực rỡ.

Với khẩu hiệu “Tôn trọng - Trao quyền - Thấu hiểu” (Leanne & Sơn, 2009), chiến dịch của ông đã đạt được lan tỏa ở diện rộng.

Sở dĩ chiến dịch này có thể đạt đến quy mô lớn như vậy là vì nó đã trao cho các nhà lãnh đạo tình nguyện tinh thần trách nhiệm và sự khích lệ thật sự để chiêu mô và phát triển các đội ngũ địa phương của họ.

Cũng cần nêu thêm một nội dung là, dù Obama nhiều lần nhắc đến cụm từ “chúng ta” nhưng chiến dịch của ông vẫn chủ yếu dựa trên sự lôi cuốn, uy tín và biểu tượng của chính Obama.

Điển hình như trong tấm poster “Hi vọng” (Hình 3.1 của Shepard Fairey) chỉ có duy nhất hình của Barack Obama mà không phải là hình của bất kỳ cộng đồng nào cả (Fisher III et al., 2011). Điều đó ngụ ý “Barack Obama mới chính là hi vọng”. Và, cho dù là như thế, Barack Obama đã tìm cách để cho người khác cảm thấy rằng, họ mới chính là người có quyền lực, họ mới chính là hi vọng. Kết quả là Obama đã có một chiến dịch tranh cử vừa có số lượng người tham gia cao, vừa có tính tổ chức tốt.

Như vậy, Barack Obama mang “giá trị quyền lực cũ”, nhưng lại thể hiện phương thức lãnh đạo ở “mô hình lãnh đạo ở quyền lực mới”. Và vì vậy, nhiều người đã cảm nhận rõ rằng, ông - Barack Obama mới chính là người lãnh đạo, thể hiện quyền lực của mình như “Crowds - Người thủ lĩnh cộng đồng”, trong khi thực chất ông lại là “Co-opters - Người kết nạp”. Và rõ ràng, ý định đó thể hiện rất rõ và xuyên suốt trong từng bài phát biểu, trong từng câu nói và rõ nhất chính là câu slogan “Tôn trọng - Trao quyền - Thấu hiểu”.

Trong khi đó, theo “Donald Trump’s rhetoric: how an anti political strategy helped him win the presidency” (Kayam, 2018), Kayam đã viết như sau: “Cũng là

Hình 3.1. Poster Hy vọng.

(Nguồn: Shepard Fairey, 2008)

cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, song, Donald Trump đã bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của mình bằng cách thuê “đám đông” quần chúng. Với cách làm là thuê một công ty casting và trả 50 đô la (USD) cho mỗi diễn viên để xuất hiện và cổ vũ cho ông. Rồi ông bắt đầu bài phát biểu bằng cách thể hiện sự ngạc nhiên với số lượng người tham dự. Sau đó, ông đưa ra những quan điểm, cũng như góc nhìn về những thất bại “hoành tráng” của nước Mỹ. Điều đó, giúp ông thể hiện ý tưởng: Chỉ có Donald Trump mới có thể đưa mọi thứ trở về đúng vị trí của nó (Henry Timms &

Jeremy Heimans & Huỳnh Hữu Tài dịch, 2019).

Donald Trump phát biểu:

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Nhật Bản cũng vậy. Mexico cũng vậy. Tình hình ở Trung Đông đúng là một thảm họa. Chương trình Obamacare đúng là một thảm họa. Tôi luôn đánh bại Trung Quốc. Không có ai xây bức tường nào tốt hơn tôi cả.

Tôi đã thực hiện được một công việc thật tuyệt vời. Tôi không cần phải khoe khoang gì cả. Tôi không cần phải làm như vậy. Chúng ta cần - chúng ta cần một ai đó - chúng ta cần một ai đó theo đúng nghĩa đen, sẽ giành lấy đất nước này và làm cho nó trở nên vĩ đại trở lại”.

Rõ ràng, cùng một mục đích “chạy đua vào Nhà Trắng”, cùng sử dụng phương thức giao tiếp, nhưng “diễn giả” - ứng cử viên Donald Trump, có lẽ sẽ làm cho một bộ phận công chúng, một nhóm người nghe khó chịu. Thực tế là sau cuộc bầu cử này, một số người còn không thể hiểu, vì sao một người “huênh hoang” như thế lại có thể tiến thẳng vào Nhà Trắng và trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Từ những thông tin này, chúng ta cần hiểu và chấp nhận một sự thật rằng, những người khó chịu vì phát ngôn của Donald Trump, những người lờ ông đi và nghĩ rằng ông là một gã

“điên” nào đấy đang “líu lo một cách hùng hồn” trên tivi lại chính là “mục tiêu truyền thông” mà Donald Trump nhắm tới (Kayam, 2018). Và, sở dĩ Trump nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng như vậy là do ông đã nắm được cách thức để xây dựng một phong trào trong “quyền lực mới”. Trong suốt chiến dịch, thay vì cố gắng tránh xa những kẻ cực đoan như cách mà các nhà chính trị gia hay làm, thì Trump lại trao quyền cho họ. Ông liên tục ra hiệu cho những người ủng hộ cực đoan nhất của

mình tiếp tục làm những gì họ đang làm. Thông điệp của Trump rất rõ ràng: “Tôi sẽ không cố gắng kiểm soát những người đang ủng hộ tôi” (Lakoff, 2016). Và ông sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc cho họ bất kể họ làm gì. Và, vì tất cả những điều đó, Donald Trump đã thể hiện quyền lực và cách thức lãnh đạo của mình theo nghĩa của từ “Castles - Người chủ lâu dài” - một mô hình thể hiện quyền lực cũ - mang giá trị quyền lực cũ sang “Crowds - Người thủ lĩnh cộng đồng” - mang mô hình thể hiện quyền lực mới, mang giá trị quyền lực mới.

* Những đặc điểm của những diễn giả muốn thể hiện “quyền lực mới”:

Từ những so sánh nêu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận về những kỹ năng trong giao tiếp mà một nhà lãnh đạo cần có - nếu người đó muốn thể hiện “quyền lực mới”, tất yếu phải có những đặc điểm như sau:

− Signaling - Truyền tín hiệu

Là cách mà những nhà lãnh đạo mang quyền lực mới làm cho cộng đồng của mình cảm thấy họ cũng có quyền lực. Tính trao quyền ở đây được thể hiện thông qua những lời nói, cử chỉ hoặc hành động của mình.

Câu nói của Barack Obama “Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang chờ đợi” là một ví dụ kinh điển về việc sử dụng tín hiệu (Tính trao quyền). Qua đó, chuyển tải “sự thay đổi mà chúng ta đang chờ đợi” đi thẳng vào ý thức của những người ủng hộ ông về cơ chế và sự tự nguyện tham gia.

− Structuring - Xây dựng cơ cấu

Là cách mà trong giao tiếp với cử tri, công chúng, những nhà lãnh đạo quyền lực mới thường sắp xếp lại các cấu trúc và thói quen thường lệ để kích hoạt sự tham gia vào nơi mà người đó đang muốn xây dựng. Thường thì công việc này sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc truyền tín hiệu.

Chiến dịch tranh cử năm 2008 của Obama đã tạo ra một loạt cách thức để mọi người đều có thể tham gia và khiến họ không chỉ có cảm giác có quyền sở hữu, mà là thực sự sở hữu nó.

Tuy nhiên, trong giao tiếp với cử tri, công chúng, những nhà lãnh đạo thực hiện Unstructuring - không có cơ cấu - không phải là điều xấu, mà ngược lại, nó có

thể tạo ra một không gian rộng rãi và truyền năng lượng đến mọi người để họ có thể tham gia, tùy theo điều kiện của chính họ mà không có bất kỳ sự hướng dẫn hay giới hạn nào. Đây cũng chính là cách mà Donald Trump đã nắm bắt và thực hiện rất thành công.

− Shaping – Định hình

Là cách một nhà lãnh đạo quyền lực mới đặt ra những tiêu chuẩn và hướng đi chung cho cộng đồng của mình bằng những cách thức vượt ra khỏi quyền lực chính thức của họ. Khi một nhà lãnh đạo thành công, chính cộng đồng của họ sẽ nắm rõ những tiêu chuẩn này, chấp nhận và duy trì chúng mà không còn phải dựa vào người lãnh đạo nữa.

Một phần của tài liệu Đặc trưng giao tiếp phi bạo lực trong diễn ngôn của barack obama (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)