Chương 2: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP PHI BẠO LỰC TRONG CÁC PHÁT BIỂU CỦA BARACK OBAMA
2.2 Sự tương thích giữa diễn ngôn Barack Obama qua thuyết hành động giao tiếp của Jurgen Habermas
Từ những năm 1971, Jurgen Habermas đã khởi đầu lý thuyết về hành động giao tiếp khi nghiên cứu về sự tương tác giữa người và người. Hành động giao tiếp là sự thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ xã hội giữa hai hay nhiều cá nhân. Trong đó, Jurgen Habermas đúc kết hành động giao tiếp có ba (03) chức năng chính là:
[A] - Sử dụng hành động giao tiếp để truyền đạt thông tin;
[B] - Sử dụng để thiết lập mối quan hệ xã hội với người khác;
[C] - Sử dụng để diễn đạt những ý kiến hay cảm xúc của một người.
Cả 03 chức năng chính của hành động giao tiếp đó đều có đích đến là thành công hay không thành công. Trong đó, hành động giao tiếp được gọi là thành công khi mang lại giá trị thực tiễn cho cuộc sống con người và ngược lại, không thành công
khi chẳng mang lại những giá trị thực tiễn gì cả. Các thông tin về lý thuyết này, học viên đã đề cập và phân tích ở Chương 1, vì vậy học viên sẽ không nhắc lại nữa.
Giờ đây, tiếp tục căn cứ vào 04 (bốn) bước chính để thiết lập giao tiếp phi bạo lực. Đồng thời, căn cứ vào ba (03) chức năng theo thuyết hành động giao tiếp của Jurgen Habermas. Quá trình phân tích này dựa trên cơ sở là những đoạn trích dẫn văn bản từ bài phát biểu “What is Required: The Price and the Promise of Citizenship”
của Tổng thống Barack Obama vào ngày 20/01/2009. Để dễ dàng hiểu rõ điều này, học viên sẽ lập Bảng 2.3 nhằm tổng hợp những nội dung khi phân tích về sự tương thích giữa diễn ngôn của Barack Obama qua phương thức giao tiếp phi bạo lực theo góc nhìn từ thuyết hành động giao tiếp của Jurgen Habermas như sau:
Bảng 2.3. Sự tương thích của diễn ngôn của Barack Obama qua phương thức giao tiếp phi bạo lực, nhìn từ thuyết hành động giao tiếp của Jurgen Habermas.
Trích dẫn nguồn Diễn ngôn của Barack Obama qua phương thức giao tiếp phi bạo lực.
Nhận xét của học viên Ba (03) chức năng (Theo thuyết hành động giao
tiếp của Jurgen Habermas).
[A] [B] [C]
Sử dụng truyền đạt thông tin
Sử dụng để thiết lập mối quan hệ xã hội với người khác
Sử dụng để diễn đạt
những ý kiến, cảm xúc của một người Phương thức giao tiếp phi bạo lực
Bước 01: Những hành động cụ thể mà chúng ta quan sát được
“Về an ninh quốc phòng toàn dân, chúng tôi không đánh đổi an ninh quốc gia cho những lý tưởng nhất thời”.
Ông đã quan sát được ý nghĩ của chính bản thân ông và đồng thời cũng đọc vị được điều mà người dân muốn nghe “Người Mỹ rất thực tế. Họ sẽ không đánh đổi an ninh quốc gia để đổi lấy những lý
[A] [C]
tưởng tưởng chừng như phù phiếm”.
Việc quan sát và tái khẳng định này giúp Barack Obama gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa tổng thống và người dân.
[B]
Không chỉ nhờ các thế hệ trước đã phải đối mặt với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, không chỉ bằng “tên lửa và xe tăng”, mà còn bằng các liên minh bền chặt và niềm tin lâu dài.
Những người đi trước hiểu rằng chỉ riêng sức mạnh đơn lẻ của chúng ta không thể bảo vệ chúng ta, cũng như không thể giúp chúng ta hoàn thành các mục tiêu như mong muốn.
Thay vào đó, họ biết rằng sức mạnh thật sự cần được phát triển một cách thận trọng.
An ninh của chúng ta bắt nguồn từ các quyền chính đáng và công bằng của chúng ta, cũng như từ những phẩm chất ôn hòa của sự khiêm tốn và kiềm chế”.
Ông đã bày tỏ những gì mình quan sát được từ thế hệ trước. Từ đó, ông truyền đạt rõ những gì đã được minh chứng từ lịch sử, từ các bậc tiền bối đi trước về sức mạnh.
[A] [B] [C]
Phương thức giao tiếp phi bạo lực
Bước 02: Những cảm xúc của chúng ta liên quan đến điều mà ta quan sát
“Sau khi đối mặt với những hiểm nguy mà chúng ta khó có thể tưởng tượng ra, những nhà lập quốc đã soạn thảo một hiến chương để đảm bảo pháp quyền và các quyền của con người, một hiến chương được mở rộng bằng xương máu của nhiều thế hệ. Những lý tưởng đó vẫn đang soi sáng thế giới, và chúng tôi sẽ không từ bỏ chúng vì những lợi ích nhất thời và mạo hiểm”.
Một lần nữa tái khẳng định cho thông tin mà mình đã truyền tải ở câu đầu tiên “đảm bảo an ninh quốc phòng toàn dân”.
[A] [B] [C]
Đảm bảo những gì đã kế thừa từ thời lập quốc nhằm thể hiện tinh thần tự hào cùng lòng quyết tâm.
[A] [B] [C]
Phương thức giao tiếp phi bạo lực
Bước 03: Những nhu cầu giá trị, ham muốn tạo ra giá trị
Bước 04: Những hành động cụ thể mà chúng ta đề nghị để giúp cải thiện chất lượng cuộc đời mình/họ.
“Vì vậy, gửi đến tất cả các dân tộc và chính phủ khác đang theo dõi nước Mỹ ngày hôm nay, từ những thủ đô lớn nhất cho đến ngôi làng nhỏ nơi cha tôi sinh ra:
Xin hãy nhớ rằng, nước Mỹ là bạn của mỗi quốc gia và mọi người bất kể đàn ông, phụ nữ hay là trẻ em đang tìm kiếm một tương lai của hòa bình và nhân văn. Và chúng tôi đã dẫn đầu cho lý tưởng ấy và
Lồng ghép thể hiện tinh thần, ý chí và nguyện vọng “hòa bình và nhân văn” của cá nhân ông Barack Obama. Đồng thời, đề nghị với toàn dân nước Mỹ, cùng toàn thế giới, một lần nữa, cùng đồng hành với những mong muốn về sự “dẫn dắt”, sự “dẫn đầu” của nước Mỹ. Đó cũng là những cam kết của người đại diện nước Mỹ (Tổng thống Barack Obama)”.
[A] [B] [C]
chúng tôi sẵn sàng dẫn đầu một lần nữa”.
Tóm lại, từ cách phân tích, tổng hợp như Bảng 2.3 chúng ta có thể chứng minh thêm một điều. Rằng, trong một đoạn phát biểu, cả 04 bước thể hiện phương pháp giao tiếp phi bạo lực không nhất thiết phải thể hiện theo thứ tự từng bước. Cho dù như vậy, các câu từ mà Barack Obama dùng vẫn sẽ đảm bảo được các chức năng theo thuyết hành động giao tiếp của Jurgen Habermas.
2.3 Sự tương thích giữa diễn ngôn Barack Obama qua phương pháp giao tiếp phi bạo lực trong vai trò là Tổng thống Mỹ.
* 05 vai trò [Hiến định] và 05 vai trò [Phi hiến định] của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp Mỹ.
Hiến pháp Mỹ quy định, tổng thống có 05 vai trò [Hiến định] như sau:
(1) Nguyên thủ quốc gia [đứng đầu nhà nước].
(2) Người điều hành [nhánh hành pháp].
(3) Nhà ngoại giao chính.
(4) Tổng chỉ huy [lực lượng vũ trang].
(5) Lập pháp: Người duy nhất thay mặt Nhà nước công bố những đạo luật mà Quốc hội thông qua. Sau khi công bố thì những đạo luật đó mới được ban hành, thực thi.
Ngoài ra, tổng thống còn có 5 vai trò không quy định trong Hiến pháp [Phi hiến định] như sau:
(1’) Lãnh đạo đảng cầm quyền.
(2’) Người bảo vệ hòa bình.
(3’) Nhà quản trị sự phồn vinh.
(4’) Nhà lãnh đạo thế giới.
(5’) Tiếng nói của người dân [đại diện].
* Vài nhận định về vai trò [Hiến định] và 05 vai trò [Phi hiến định] của Tổng thống Mỹ
Với những vai trò được quy định trong Hiến pháp và Phi hiến định như vậy, xét về cả lý luận lẫn thực tiễn, việc sử dụng phương pháp giao tiếp phi bạo lực giúp các tổng thống có thể dễ dàng khẳng định quyền lực và hoàn thành trọng trách của mình đối với quốc gia và quốc tế.
Xét về bản chất của phương pháp giao tiếp phi bạo lực, đó chính là “lắng nghe những nhu cầu” của người khác và của chính mình. Chính mình ở đây chính là Tổng thống Mỹ. Người khác ở đây được hiểu là cả các đảng viên thuộc đảng cầm quyền và cả đảng đối lập, là cả bộ máy quản trị quốc gia, là nhân dân nước Mỹ, cũng như đa số nhân dân yêu chuộng hòa bình và mong mỏi phồn vinh trên toàn thế giới. Khi cả hai bên đã thấu hiểu những nhu cầu của nhau, bước tiếp theo là đưa ra những cách thức để đáp ứng chúng nhằm (góp phần) gặt hái được kết quả truyền thông với mức cao nhất (mà không phải tốn kém đến súng đạn, bạo lực, tiền… tức là sử dụng quyền lực cứng).
Xét về mặt tính chất, khi áp dụng phương pháp giao tiếp phi bạo lực, diễn giả tức là tổng thống Mỹ, với trọng trách của một tổng thống, nhất thiết cần phải thể hiện và sử dụng “ngôn ngữ hành động ở thì “hiện tại” trong bất kỳ bài phát biểu nào, dù đó là bài phát biểu với người dân nước Mỹ hay với toàn nhân loại.
* Phân tích những đặc trưng giao tiếp phi bạo lực trong một số bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama dưới góc nhìn về vai trò Hiến định và Phi hiến định theo Hiến pháp Mỹ.
− Nguồn trích dẫn:
+ Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia15 ngày 24/5/2016.
+ Bài phát biểu “Thông điệp Liên bang 2013” 16 của Tổng thống Barack Obama.
15 Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Việt Nam ngày 24/5/2016, đăng tải trên https://vn.usembassy.gov/vi/obama-ncc240516/ (Văn phòng Thư ký báo chí, 2016).
16 Bài phát biểu “Thông điệp Liên Bang 2013” ngày 12/02/2013, phát hành thành sách “Những bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Mỹ” (Trích từ trang 452 đến trang 473; sách do Nguyễn Trường Uy hiệu đính, 2019).
− Căn cứ lý thuyết:
+ Căn cứ vào quy trình 04 bước giao tiếp phi bạo lực của Marshall Rosenberg, được trình bày trong Chương 1, mục 1.2. Cụ thể bốn (04) bước đó là:
Bước 1: Những hành động cụ thể mà chúng ta quan sát được;
Bước 2: Cảm xúc của chúng ta liên quan đến điều mà ta quan sát;
Bước 3: Nhu cầu giá trị, ham muốn, đề xuất tạo ra giá trị;
Bước 4: Hành động cụ thể mà chúng ta đề nghị để giúp đáp ứng, cải thiện chất lượng nhu cầu của mình hay của người đối thoại.
− Căn cứ vào lý thuyết hành động giao tiếp của Jurgen Habermass và giao tiếp phi bạo lực của Marshall Rosenberg, cùng mối liên hệ giữa hai lý thuyết này.
− Tiếp tục chọn cứ liệu 05 vai trò [Hiến định] và 05 vai trò Phi hiến định của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp Mỹ làm căn cứ.
− Phương pháp trích dẫn, phân tích và mục đích phân tích: Bằng cách lập bảng, liệt kê từng đoạn trích có nội dung nói về sự tương thích giữa các bài phát biểu của Barack Obama theo phương pháp giao tiếp phi bạo lực và vai trò của tổng thống Mỹ. Qua đó, chứng minh Tổng thống Barack Obama là người thực hành phương pháp giao tiếp phi bạo lực. Và, việc thực hành phương pháp giao tiếp phi bạo lực này đã góp phần đắc lực giúp Barack Obama hoàn thành vai trò, trọng trách của Tổng thống Mỹ một cách trọn vẹn hơn.
− Kết quả của nghiên cứu được minh chứng điển hình qua Bảng 2.4: Sự tương thích giữa diễn ngôn của Barack Obama qua phương pháp giao tiếp phi bạo lực và vai trò của tổng thống Mỹ (được “số hóa” thành (1), (2), (3), (4), (5) và (1’), (2’), (3’), (4’), (5’) (tức là “số hóa” theo 05 vai trò [Hiến định] và 05 vai trò Phi hiến định của Tổng thống Mỹ được quy định bởi Hiến pháp Mỹ).
Bảng 2.4. Sự tương thích giữa diễn ngôn của Barack Obama qua phương pháp giao tiếp phi bạo lực và vai trò của Tổng thống Mỹ
Nguồn trích dẫn Nội dung trích dẫn Ý nghĩa/ Mục đích Phương thức giao tiếp phi bạo lực
Bước 1: Những hành động cụ thể mà chúng ta quan sát được
Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/5/2016
Công chúng chủ yếu là người Việt Nam.
“Với tư cách là tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới.
Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: Ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác”.
(1); (2); (3); và (2’);
(3’); (4’); (5’)
Thông điệp Liên bang 2013 của Tổng thống Barack Obama, ngày 12/02/2013.
Công chúng là người dân Mỹ.
“Cải cách thực sự có nghĩa là thiết lập một lộ trình có trách nhiệm hướng tới quyền công dân được công nhận – một lộ trình bao gồm cả việc vượt qua một cuộc kiểm tra về nhân thân, đóng các loại thuế và một khoản tiền phạt có ý nghĩa, học tiếng Anh và chấp nhận xếp hàng sau những người đang tìm cách đến đây một cách hợp pháp”.
(1), (2), (5) và (1’), (2’), (3’), (4’), (5’)
Phương thức giao tiếp phi bạo lực
Bước 2: Những cảm xúc của chúng ta liên quan đến điều mà ta quan sát Bài phát biểu của Tổng
thống Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/5/2016
“… nhiều bạn ở đất nước này còn trẻ hơn tôi. Cũng giống như hai cô con gái của tôi, rất nhiều bạn sinh ra và lớn lên cả đời chỉ biết một điều – đó là hòa bình và mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và
(1), (2), (3) và (2’), (3’), (4’), (5’)
Công chúng chủ yếu là người Việt Nam.
Hoa Kỳ. Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai - sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy”.
Thông điệp Liên bang 2013 của Tổng thống Barack Obama, ngày 12/02/2013.
Công chúng chủ yếu là người dân Mỹ.
“Ngày nay, tổ chức khủng bố đã tấn công chúng ta vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 chỉ còn là một cái bóng của bản thân nó trước đây. Các chi nhánh khác nhau của Al-Qaeda và các nhóm cực đoan đã nổi lên - từ bán đảo Ả Rập tới châu Phi. Mối đe dọa mà các nhóm này tạo ra đang tăng lên. Nhưng để đối phó với mối đe dọa này, chúng ta không cần phải cử hàng chục nghìn người con trai và con gái của chúng ta ra nước ngoài, hoặc chiếm đóng các quốc gia khác.
Thay vào đó, chúng ta sẽ cần giúp các nước như Yemen, Libya và Somalia tự đảm bảo an ninh của chính mình, và giúp đỡ các đồng minh chiến đấu với những kẻ khủng bố, như chúng ta làm ở Mali. Và, ở những nơi cần thiết, thông qua một loạt các khả năng, chúng ta sẽ tiếp tục có các hành động trực tiếp chống lại những kẻ khủng bố tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với người Mỹ”.
(1), (2), (4), (5) và (1’), (2’), (3’), (4’), (5’)
Phương thức giao tiếp phi bạo lực
Bước 3: Những nhu cầu giá trị, ham muốn, đề xuất tạo ra giá trị Bài phát biểu của Tổng
thống Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/5/2016
“Cùng với sự chuyển mình của Việt Nam là sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư
(1), (2), (3) và (2’), (3’), (4’), (5’)
Công chúng chủ yếu là người Việt Nam.
Thích Nhất Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương.
Điều đó đã cho phép chúng ta tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời”.
Thông điệp Liên bang 2013 của Tổng thống Barack Obama, ngày 12/02/2013.
Công chúng chủ yếu là người dân Mỹ.
“Và khi chúng ta thực hiện, chúng ta phải gắn những giá trị của mình vào cuộc chiến. Đó là lý do tại sao chính quyền của tôi đã làm việc không biết mệt mỏi để xây dựng nên một khuôn khổ pháp lý và chính trị bền vững để chỉ đạo các chiến dịch chống khủng bố của chúng ta. Từ đầu đến cuối, chúng ta đã luôn đảm bảo để Quốc hội được biết đầy đủ về các nỗ lực của chúng ta’.
(1), (2), (4), (5) và (1’), (2’), (3’), (4’), (5’)
Phương thức giao tiếp phi bạo lực
Bước 4: Những hành động cụ thể mà chúng ta đề nghị giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của mình/họ
Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/5/2016
Công chúng chủ yếu là người Việt Nam.
“Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất của mình. Chúng tôi tự hào về công việc mà chúng ta đã cùng làm ở Đà Nẵng, và mong muốn tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa”.
(1), (2), (3), (4), (5) và (1’), (2’), (3’), (4’), (5’)