Chương 2: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP PHI BẠO LỰC TRONG CÁC PHÁT BIỂU CỦA BARACK OBAMA
2.1 Sự tương thích giữa diễn ngôn Barack Obama qua thuyết hành động giao tiếp của Roman Jakobson
Ngôn ngữ đã được nghiên cứu bởi các ngành xã hội học và tâm lý học, nhất là trong khoảng thời gian nửa sau thế kỷ XX. Đặc biệt, Roman Jakobson được biết đến vì đã phát triển mô hình “ngôn ngữ học” vào năm 1958. Ông đã mô tả chi tiết cách thức hoạt động của mô hình giao tiếp thông qua ngôn ngữ. Mô hình chức năng của ngôn ngữ được Roman Jakobson phân biệt 06 yếu tố giao tiếp, đây là 06 yếu tố cần thiết (Người gửi; Người nhận; bối cảnh/ngữ cảnh; mã; tiếp xúc) để quá trình giao tiếp được diễn ra mà học viên đã đề cập ở mục 1.1 trong chương 1. Mỗi yếu tố này là “tâm điểm” của một mối quan hệ, hoặc chức năng, hoặc hoạt động thông điệp giữa các yếu tố. Các chức năng có thể được liệt kê như sau: Tham chiếu (Ngữ cảnh/Bối cảnh; Tiếp xúc); Cảm xúc (Ngữ cảnh/ Bối cảnh; Mã). Do đó, khi áp dụng mô hình giao tiếp của Roman Jakonson, việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là xác định văn bản đó thuộc thể loại văn bản nào, có hay không có chức năng nào, các mối quan hệ giữa các yếu tố trong văn bản đó (Louis Hébert, n.d.).
Trong mục này, học viên chọn phân tích các bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama theo mô hình giao tiếp của Roman Jakobson để chứng minh rằng:
“Trong diễn ngôn chính trị, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp giao tiếp phi bạo lực”.
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu về các bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama, học viên ưu tiên chọn những bài phát biểu đã được trình bày, ghi hình và có cả văn bản để có thể phân tích toàn vẹn nhất ở mô hình giao tiếp của Roman Jakonson.
Chính vì vậy, học viên đã lựa chọn những bài viết trên http://americanrhetoric.com10.
10 http://americanrhetoric.com
Website - Nơi tập hợp rất nhiều diễn văn của nhân vật nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng.
Để chứng minh rằng, Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu thực hành phương pháp giao tiếp phi bạo lực từ khi ông còn chưa là Tổng thống, học viên chọn bài phát biểu “2004 Democratic National Convention Keynote Address”11 để phân tích mẫu vào mô hình giao tiếp của Roman Jakobson. Tuy nhiên, vì bài phát biểu này được phát biểu bằng tiếng Anh nên học viên đã chọn một số đoạn trích và dịch sang tiếng Việt để làm phân tích được mạch lạc hơn.
Bên cạnh đó, học viên cũng tham khảo thêm một số thông tin về Democratic National Convention để lập ra bảng mô hình như sau.
Bảng 2.1. Phân tích bài phát biểu của Barack Obama năm 2004 tại Democratic National Convention (DNC) theo phương pháp giao tiếp phi bạo lực với “Mô hình
giao tiếp của Roman Jakonson”.
Phân tích bài phát biểu của Barack Obama năm 2004 theo phương pháp giao tiếp phi bạo lực với “Mô hình giao tiếp của Roman Jakonson”
Người gửi (Sender) Barack Obama
Thông điệp (Message) Được trình bày vào đêm thứ hai của DNC trong khoảng 20 phút.
Bài diễn văn bao gồm cả bản phác thảo tiểu sử của Obama, tầm nhìn của ông về nước Mỹ và lý do ông ủng hộ John Kerry làm tổng thống.
Người nhận (Recipient) Khán giả theo dõi trực tiếp tại hôm ấy.
Bài diễn văn được đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông nên thu hút được nhiều khán giả ở các nước khác.
Ngữ cảnh (Context) Năm 2004, Barack Obama vận động tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên ông tham gia cuộc bầu cử Thượng viện. Và ngay trong lần đầu tiên này, ông cùng tranh cử với ứng cử viên Alan Keyes. Cả hai ứng cử viên này cùng một chính đảng và đều là người Mỹ gốc Phi.
11 “2004 Democratic National Convention Keynote Address” được trích từ nguồn
https://www.americanrhetoric.com/speeches/convention2004/barackobama2004dnc.htm
Mục tiêu chính của DNC là đề cử một ứng cử viên cho vị trí tổng thống và phó tổng thống.
Mục đích (Purpose) Mục đích của bài phát biểu của Barack Obama chính là để ủng hộ và vận động cho John Kerry vào vị trí Tổng thống.
Nhiễu (Noise) Nhiễu ngoại sinh:
Trong khoảng 20 phút trình bày, tuy nhiên, Obama chỉ phát biểu được khoản 17 phút vì ảnh hưởng của tiếng reo hò và vỗ tay từ khán giả. Khán giả rất ủng hộ cách mà ông trình bày.
Cũng từ bài phát biểu này và với mục đích là để ủng hộ và vận động cho John Kerry vào vị trí tổng thống ông đã đi thẳng vào mục đích của mình bằng lập luận như sau:
“In this election, we offer that choice. Our Party has chosen a man to lead us who embodies the best this country has to offer. And that man is John Kerry. John Kerry understands the ideals of community, faith, and service because they’ve defined his life. From his heroic service to Vietnam, to his years as a prosecutor and lieutenant governor, through two decades in the United States Senate, he’s devoted himself to this country. Again and again, we’ve seen him make tough choices when easier ones were available. His values and his record affirm what is best in us. John Kerry believes in an America where hard work is rewarded; so instead of offering tax breaks to companies shipping jobs overseas, he offers them to companies creating jobs here at home”.
Tạm dịch:
“Trong cuộc bầu cử này, Đảng của chúng tôi đưa ra quyết định này. Đảng của chúng tôi đã chọn một người người là hiện thân của những giá trị tốt đẹp nhất mà đất nước này có để lãnh đạo chúng tôi. Và người đàn ông đó là John Kerry. John Kerry hiểu lý tưởng của cộng đồng, có đức tin và có tinh thần phục vụ, bởi vì những điều đó đã định nghĩa cuộc đời của ông ấy. Từ tinh thần phục vụ anh dũng của mình trong chiến tranh Việt Nam, đến những năm làm công tố viên và trung tá thống đốc, qua
hai thập kỷ tại Thượng viện Hoa Kỳ, ông ấy đã cống hiến hết mình cho đất nước này.
Một lần nữa, chúng ta đã thấy ông ấy đưa ra những quyết định khó khăn, mặc dù có thể ông ấy đã có những lựa chọn dễ dàng hơn. Giá trị và thành tựu của ông ấy khẳng định những gì tốt nhất trong chúng tôi. John Kerry tin tưởng vào một nước Mỹ - nơi mà làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp. Vì vậy, thay vì giảm thuế cho các công ty vận chuyển việc làm ra nước ngoài, ông ấy đề nghị giảm thuế cho các công ty tạo việc làm tại nhà nước nhà”.
Tiếp theo bài diễn văn này, Barack Obama còn nói:
“John Kerry believes in an America where all Americans can afford the same health coverage our politicians in Washington have for themselves. John Kerry believes in energy independence, so we aren’t held hostage to the profits of oil companies and the sabotage of foreign oil fields. John Kerry believes in the Constitutional freedoms that have made our country the envy of the world, and he will never sacrifice our basic liberties nor use faith as a wedge to divide us. And John Kerry believes that in a dangerous world, war must be an option sometimes, but it should never be the first option”.
Tạm dịch:
“John Kerry tin tưởng vào một nước Mỹ - nơi mà tất cả người Mỹ đều có thể chi trả cùng mức bảo hiểm y tế như mức mà các chính trị gia ở Washington được hưởng. John Kerry tin tưởng vào sự độc lập về năng lượng, để chúng ta không cầm chân vì lợi nhuận của các công ty dầu mỏ hoặc từ các sức ép của các mỏ dầu nước ngoài. John Kerry tin tưởng vào các quyền tự do trong Hiến pháp đã khiến cả thể giới phải ghen tị với chúng ta. Và ông ấy sẽ không bao giờ hy sinh các quyền tự do cơ bản của chúng ta, cũng như không lợi dụng đức tin như một công cụ để chia rẽ chúng ta.
Và John Kerry tin rằng trong một cuộc chiến tranh thế giới nguy hiểm đang tiềm tàng, đôi khi là một lựa chọn khó tránh khỏi, nhưng nó không bao giờ nên là lựa chọn đầu tiên”.
Trong phần cuối của diễn văn, Barack Obama kết luận:
“America! Tonight, if you feel the same energy that I do, if you feel the same urgency that I do, if you feel the same passion that I do, if you feel the same hopefulness that I do -- if we do what we must do, then I do not doubt that all across the country, from Florida to Oregon, from Washington to Maine, the people will rise up in November, and John Kerry will be sworn in as President, and John Edwards will be sworn in as Vice President, and this country will reclaim its promise, and out of this long political darkness a brighter day will come”.
Tạm dịch:
“Nước Mỹ thân mến! Đêm nay, nếu bạn đồng cảm với tôi, nếu bạn cảm thấy sự khẩn trương giống như tôi, nếu bạn cảm thấy say mê giống như tôi, nếu bạn cảm thấy cùng hy vọng như tôi - nếu chúng ta làm những gì chúng ta phải làm, thì tôi không có gì phải nghi ngờ, rằng, trên khắp đất nước, từ Florida đến Oregon, từ Washington đến Maine, nhân dân sẽ xuống đường vào tháng 11, chào đón John Kerry khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Và John Edwards sẽ tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống. Và, (như vậy), đất nước này sẽ thực hiện lời hứa của mình, để thoát khỏi bóng tối chính trị kéo dài này, rồi một ngày tươi sáng hơn sẽ đến”.
Mặc dù sau đó, trong thực tế, John Kerry thua Tổng thống George W. Bush của Đảng Cộng Hòa. Tuy nhiên, bài phát biểu của Barack Obama vẫn gửi được trọn vẹn thông điệp là “ủng hộ John Kerry với vai trò là ứng viên cho vị trí tổng thống”.
Cách phát biểu của ông đúng chu trình của mô hình giao tiếp của Roman Jakobson.
Đồng thời, đây cũng là cách mà ông chia sẻ luôn thể hiện tinh thần “ủng hộ, kết nối”
và kêu gọi sự đồng thuận từ công chúng. Đó chính là cách ông giao tiếp phi bạo lực.
Như đã phân tích ở Chương 1, phần 1.2 về định nghĩa của giao tiếp phi bạo lực thì một số từ ngữ khơi gợi cảm xúc trong giao tiếp giúp thể hiện tinh thần “hợp tác” và “kêu gọi đồng thuận” chính là một số đặc điểm nhận diện của phương pháp giao tiếp này.
Và cũng như đã trình bày về phương pháp phân tích diễn ngôn ở phần mở đầu, điểm mạnh của phương pháp phân tích diễn ngôn là chúng ta có thể áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong phương pháp nghiên cứu.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu những đặc trưng giao tiếp phi bạo lực trong các diễn ngôn của Barack Obama, học viên phát hiện và tán thành cách nhận diện và phân tích trên hệ thống wordle.net12 – sử dụng công nghệ “trí tuệ nhân tạo – AI” để thu thập và phân tích các dữ liệu về các “từ” mà vị tổng thống đời thứ 44 của nước Mỹ thường hay sử dụng. Đây là một dạng nghiên cứu trường hợp khi phân tích diễn ngôn của Barack Obama qua các bài phát biểu.
Trên trang web usatoday.com, bằng cách dựa vào hệ thống wordle.net để phân tích, hệ thống đã lập nên một số hình ảnh minh chứng về số (lượng) từ hiển thị càng nhiều thì tính lặp lại càng nhiều theo chiều tỷ lệ thuận. Tính lặp lại một số lượng từ đó, dù là ngôn ngữ giao tiếp phi bạo lực, vẫn thể hiện sự truyền tải những thông điệp thể hiện những quyền lực không chỉ của nước Mỹ, mà còn là của cá nhân Tổng thống Mỹ, người đứng đầu nước Mỹ.
Bên cạnh phân tích tính lặp lại các từ, hệ thống còn hiển thị mức độ lặp lại các từ ấy. Điển hình như ở những ví dụ sau.
Ví dụ 1 (Hình 2.1):
Ngày 15/01/2015, hệ thống wordle.net đã chọn lọc trên bài phát biểu
“Obama’s State of Union speeches” và phân tích được số lượng 150 từ mà Barack Obama sử dụng nhiều nhất. Đó là những từ như: America (Nước Mỹ), like (thích), every (tất cả), country (đất nước; nước), economy (kinh tế)… Đây cũng là những từ thể hiện đậm nét những khẳng định của Barack Obama, rằng: đất nước (Mỹ) đã sẵn sàng để “lật sang trang” sau nhiều năm khó khăn. Từ đó, ông đề xuất chương trình phục hồi kinh tế với Quốc hội. Kết quả cuối cùng trong diễn ngôn phi bạo lực của Barack Obama đã thành hiện thực sau đó. Chương trình phục hồi kinh tế do Obama đưa ra đã được Quốc hội Mỹ thông qua.
12 Wordle là công cụ cho phép người dùng tạo ra những “word cloud” (đám mây từ) từ bất cứ văn bản nào bằng cách sao chép và dán đoạn văn bản. Các đám mây này sẽ làm nổi bật các từ xuất hiện thường xuyên trong văn bản nguồn. Ứng dụng cho phép bạn tùy chỉnh “đám mây” bằng nhiều kiểu font chữ, bố cục và màu sắc khác nhau. Có thể dễ hiểu, những từ ngữ thường xuyên được lặp lại, nhắc đến sẽ được hiển thị “to” và “đậm dần”.
Hình 2.1. Hình ảnh minh chứng về số lượng 150 từ ngữ mà Barack Obama sử dụng nhiều nhất khi thực hiện diễn ngôn phi bạo lực “Obama’s State of Union speeches”
trong ngày 15/01/2015 (theo nghiên cứu của hệ thống wordle.net).
(Nguồn: trang web usatoday.com (2016)).
Ví dụ 2 (Hình 2.2):
Ngày 28/01/2014, để chuẩn bị cho việc đề xuất với Quốc hội Mỹ phương án đưa nước Mỹ “lật sang trang” sau nhiều năm khó khăn bằng chương trình phục hồi kinh tế, Barack Obama đã trình bày trước Quốc hội rằng, ông muốn làm việc cùng với họ để thúc đẩy nền kinh tế. Và ông sẵn sàng hành động vì điều ấy. Vì vậy, trong diễn ngôn của mình, ông thường xuyên lặp đi, lặp lại các từ như: make (làm nên), work (công việc), help (giúp đỡ), jobs (công việc/ việc làm), Americans (Người dân Mỹ)… Căn cứ vào số lượng từ liên tục lặp lại này, hệ thống wordle.net đã chọn lọc và phân tích được hình ảnh như sau:
Hình 2.2. Hình ảnh minh chứng về số lượng từ ngữ mà Barack Obama thường xuyên lặp đi, lặp lại khi thực hiện diễn ngôn phi bạo lực, được trình bày trước Quốc
hội Mỹ vào ngày 28/01/2014 (theo nghiên cứu của hệ thống wordle.net).
(Nguồn: trang web usatoday.com (2016)).
Qua hai (02) ví dụ trên, chứng tỏ Barack Obama luôn chú trọng cách dùng những từ ngữ chuyển tải những thông điệp “phi bạo lực”, vừa có sức lay động người nghe hướng theo mục tiêu vì lợi ích nước Mỹ, lại vừa thể hiện quyền lực của nước Mỹ, quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Ông thường lặp đi lặp lại những từ ngữ để nhấn mạnh về “thông điệp” mà ông muốn truyền tải thông qua từ ngữ đó. Bên cạnh đó, nếu so sánh các từ mà Barack Obama thường sử dụng với các từ trong bảng các từ vựng (mà học viên đã liệt kê ở Chương 1) theo phương pháp giao tiếp phi bạo lực, chúng ta sẽ nhận ra có rất nhiều điểm tương đồng về việc chọn từ ngữ phi bạo lực để sử dụng. Sự tương đồng này góp phần khẳng định cách mà Barack Obama thiết lập phát biểu, diễn ngôn đích thực là tuân theo theo phương pháp giao tiếp phi bạo lực một cách sáng tạo, rất riêng có của Barack Obama. Qua đó, góp phần thể hiện, bày tỏ, truyền đạt, chuyển tải ý chí, nội dung mà Barack Obama muốn thực hiện.
Việc xác định đó là giao tiếp phi bạo lực hay bạo lực thì việc lựa chọn từ - ngữ theo hướng phi bạo lực là điểm mấu chốt để nhận diện. Một trong những đặc điểm nổi bật trong những diễn ngôn, bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama còn là
cách sử dụng từ thường có cấu trúc từ - ngữ rất rõ ràng. Tính rõ ràng thường được thể hiện theo kết cấu mà học viên tạm sắp đặt theo quy trình 04 bước. Quy trình 04 bước này cũng góp phần thể hiện đặc điểm phong cách, ý chí riêng có của Barack Obama.
Quy trình 04 bước và phong cách riêng có ấy có thể biểu đạt bằng hình ảnh 2.3 như sau:
Hình 2.3. Quy trình 04 bước thể hiện phương pháp giao tiếp phi bạo lực một cách sáng tạo, riêng có thông qua những diễn ngôn, bài phát biểu của Barack Obama.
Bày tỏ sự biết ơn/ kể về
quá khứ, lịch sử.
Ghi nhận/
thừa nhận/
phản ánh/
nêu lên thực trạng những gì đang diễn
ra
Chỉ ra, làm rõ vấn đề
trong 02 bước 01 và
02/ kết nối với người
nghe
Giải quyết vấn đề đặt ra/
giải quyết sự hoài nghi bằng cách
truyền tải thông điệp/
kết nối với người nghe/
kêu gọi, truyền thông
điệp, thôi thúc người
nghe hành động/ thể hiện vai trò
của mình