Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ bắc và 106o10’ kinh độ đông. Là thành phố ven biển, phía Đông giáp với Biển Đông, huyện Bố Trạch ở phía tây và phía bắc, phía Nam giáp huyện Quảng Ninh. Đồng Hới nằm gần cửa sông Nhật Lệ. Theo đường bộ (quốc lộ 1A), Đồng Hới cách Hà Nội 486 km về phía Nam, cách Vinh 195 về phía Nam, cách Huế 172 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1238 km về phía Bắc.

Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km, Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Phạm vi hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch - Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh - Phía Đông giáp biển

- Phía Tây giáp huyện Bố Trạch và Huyện Quảng Ninh

Với vị trí trên, thành phố Đồng Hới có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao

h

lưu, quan hệ với các vùng và trong cả nước với các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam, Đường Hồ Chí Minh, cảng biển Hòn La. Thêm vào đó trong tỉnh còn có sân bay Đồng Hới đã được nâng cấp và phát triển càng tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc thực hiện các mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế trong nước và quốc tế.

b. Địa hình, địa chất

Địa hình, địa chất của Đồng Hới đa dạng bao gồm vùng gò đồi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.

- Vùng gò đồi: Nằm ở phía Tây thành phố, vắt ngang từ Bắc xuống Nam, gồm các xã, phường Đồng Sơn, Thuận Đức, có độ cao trung bình 12 - 15m, với diện tích 6.493ha, chiếm 41,7% so với tổng diện tích của thành phố. Cư dân ở đây sinh sống bằng nghề trồng rừng, làm rẫy, chăn nuôi và trồng trọt.

- Vùng bán sơn địa và đồng bằng: Là một vòng cung gò đồi không cao lắm (độ cao trung bình 10m), bao bọc lấy khu vực đồng bằng từ Đông Bắc - Bắc đến Tây Bắc - Tây Nam và Nam - Đông Nam, bao gồm các xã, phường Bắc Lý, Nam Lý, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Lộc Ninh và Phú Hải. Diện tích đất tự nhiên 6.287ha, chiếm 40,2% so với diện tích toàn thành phố. Cư dân sinh sống bằng nghề tiểu thu công nghiệp và nông nghiệp.

- Vùng đồng bằng: Thành phố Đồng Hới có vùng đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai kém phì nhiêu; độ cao trung bình 2,1m, dốc về hai phía trục đường Quốc lộ 1A, độ dốc nhỏ, chỉ khoảng 0,2%. Diện tích tự nhiên khoảng 576ha, chiếm 3,8% so với diện tích toàn thành phố. Đây là nơi tập trung dân cư và các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thành phố.

- Vùng cát ven biển: nằm ở phía Đông của thành phố, gồm các xã, phường Bảo Ninh, Quang Phú, Hải Thành, có diện tích 2.198ha, chiếm 14,3%

so với diện tích của thành phố.

Đây là vùng biển vừa bãi ngang vừa cửa lạch; địa hình có những đụn cát cao liên tục (cao nhất 24,13m); giữa các đụn cát thỉnh thoảng có những hồ nước, khe nước ngọt tự nhiên, quanh năm có nước (bàu Tró, bàu Nghị, Bàu

h

Tràm, bàu Thôn, Bàu Trung Bính…) c. Thời tiết, khí hậu

Đồng Hới nằm trong khu vực của vùng Duyên Hải Bắc Trung bộ, khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và dãy Trường Sơn, bị tác động gió mùa Đông Bắc nên có đặc trưng khí hậu riêng biệt so với các vùng khác trong nước.

Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu thành phố Đồng Hới

STT Chỉ tiêu Số liệu

1 Nhiệt độ trung bình năm 24,40 C

2 Nhiệt độ thấp nhất trung bình 22,5 0 C 3 Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,30 C

4 Tổng số giờ nắng cả năm 1.786 giờ/năm

5 Độ ẩm tương đối trung bình 84 %

6 Lượng mưa trung bình năm 1.300mm đến 4.000 mm (Nguồn: http://donghoi.gov.vn) Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786 giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam (gió nồm), gió Tây Nam (gió nam), gió Đông Bắc. Mùa Hạ nhiệt độ khá đều, có 3 tháng (tháng 6,7,8) nhiệt độ trung bình vượt quá 300C. Mùa mưa bão ở đây cũng rất dữ dội thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 trong năm.

d. Chế độ thuỷ văn

Đồng Hới thuộc vùng hạ lưu của hai sông Kiến Giang, Sông Long Đại.

Hai con sông này hợp thành sông Nhật Lệ chảy ngang giữa lòng thành phố.

Hải văn: Đồng Hới Chế độ triều là bán nhật triều không đều mỗi ngày đêm có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng, thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống. Chênh lệch triều bình quân: 1.5~1.6 m. Đồng Hới nằm ở vùng hạ lưu của sông Nhật Lệ, chịu ảnh hưởng lớn từ triều nên xâm nhập mặn thường xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi môi trường sống của sinh vật. Vì thế cần có sự nghiên cứu sâu để chuyển

h

đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp.

e. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:

Theo kết quả kiểm kê năm đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là: 155,54 km2

Trong đó:

- Đất nội thị: 55,58km2

- Dân số nội thị: 68.165 người - Đất ngoại thị: 99,69 km2

- Dân số ngoại thị: 35.823 người

Hình 2.1. Cơ cấu đất tự nhiên thành phố Đồng Hới năm 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Đồng Hới 2012) Trong đó:

+ Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.

+ Đất phi nông nghiệp: Là đất đang sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, nghĩa địa, đất sông ngòi, suối mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác.

+ Đất chưa sử dụng: Là đất chưa xác định mục đích sử dụng, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

h

- Tài nguyên nước

Đồng Hới có tài nguyên nước mặt dồi dào nhưng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Thuộc vùng hạ lưu của sông Nhật Lệ, chảy ra biển qua cửa biển Nhật Lệ. Mùa mưa, lượng nước rất lớn nhưng do sát cửa biển nhên không gây ra lũ lụt, nước sông mặn, không sử dụng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt được. Nguồn nước ngọt cung cấp cho thành phố được lấy từ Bàu Tró. Ngoài ra, nguồn nước mặt còn có hồ thủy lợi Phú Vinh, bàu Nghị, Bàu Tràm, bàu Thôn, Bàu Trung Bính…được khai thác sử dụng cho sinh hoạt đời sống nhân dân, phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tưới tiêu cho nông nghiệp.

- Tài nguyên rừng

Đối với rừng phòng hộ phần lớn nằm trên các lưu vực hồ thủy lợi và rừng phòng hộ ven biển trồng phi lao chắn gió, chắn cát. Rừng sản xuất chủ yếu là trồng cây Bạch Đàn, Keo tai tượng tạo vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản cho các nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Nhìn chung, rừng thành phố Đồng Hới tuy chiếm tỷ lệ còn ít, thực trạng đáng quan tâm là chất lượng rừng còn nghèo, độ che phủ rừng còn hạn chế. Nhưng đã góp phần chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế lũ lụt, cải thiện môi trường sinh thái của thành phố.

Bảng 2.2. Diện tích rừng thành phố Đồng Hới đơn vị tính: Ha

Loại rừng 2008 2009 2010 2011 2012

1. Rừng trồng mới tập trung 50 70 70 50 50

2.Rừng tự nhiên 200 200 200 200 200

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Đồng Hới 2012) - Tài nguyên biển

Đồng Hới có chiều dài bờ biển 12 km với nhiều bãi cát rất đẹp, nước biển về mùa hè trong xanh có tiềm năng du lịch lớn. Ngoài tôm, cá biển còn có nhiều loài rong và các loại thực vật có giá trị sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, công nghệ y học, dược phẩm.

- Tài nguyên khoáng sản

h

Quảng Bình nói chung, Thành phố Đồng Hới nói riêng có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)