Hạn chế yếu kém

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

2.4.2. Hạn chế yếu kém

Quản lý và sử dụng đất của thành phố Đồng Hới tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo, thể hiện sự cố gắng của cơ quan tài nguyên và môi trường và chính quyền thành

h

phố, phường, xã. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thành phố cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và hiệu quả phát triển đô thị theo hướng bền vững. Công tác quản lý đô thị còn nhiều mặt hạn chế; hạ tầng cơ sở đầu tư xây dựng chưa theo kịp yêu cầu phát triển và tốc độ tăng dân cư. Khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, các trường hợp vi phạm đất đai diễn ra ở nhiều phường, xã, nhất là đất đai bị lấn, chiếm nhiều. Quản lý thị trường bất động sản, nhất là thị trường quyền sử dụng đất còn yếu, Nhà nước chưa kiểm soát được các giao dịch đất đai, nguồn thu từ đất thông qua thuế bị thất thoát làm cho thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh.

- Việc lập và ban hành quy hoạch sử dụng đất muộn và không đầy đủ cho nên việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm còn chắp vá và chưa có cơ sở khoa học đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đất đai không được quản lý theo quy hoạch làm cho nguồn lực đất đai to lớn quản lý thiếu chặt chẽ và khai thác sử dụng hiệu quả thấp. Việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội còn thiếu khoa học, chủ quan, phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính người đứng đầu, nhiều vấn đề bất cập, tài nguyên đất đai bị lãng phí tạo đầu cơ đất đai trong xã hội.

- Công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Công tác ban hành văn bản trong quản lý đất đai chưa có tính hệ thống, khoa học, đồng bộ và kịp thời. Nội dung còn chồng chéo, thậm chí chưa tuân thủ quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của thành phố và quyền lợi của người sử dụng đất. Văn bản ban hành chưa theo dõi đánh giá, tổng kết, sửa đổi, bổ sung kịp thời.

- Chỉ đạo điều hành của chính quyền cũng như cơ quan chuyên môn còn lúng túng, nặng về sự vụ, hành chính quan liêu; chưa chủ động xây dựng kế hoạch lâu dài, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo xu hướng vận hành của quy luật kinh tế thị trường. Công việc hàng ngày gia tăng theo yêu cầu của xã hội, trong khi đó tổ chức bộ máy từ thành phố đến phường, xã chưa

h

tương xứng, hiệu quả của công tác quản lý cũng như trình độ của cán bộ địa chính phường, xã chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, chưa có kế hoạch củng cố đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên về công tác quản lý đất đai.

- Công nghệ quản lý hồ sơ địa chính lạc hậu và chưa được đầu tư trang thiết bị đầy đủ. Hệ thống bản đồ địa chính đang quản lý, lưu trữ sau khi đo đạc xong không được cập nhật chỉnh lý biến động kịp thời, nên có độ chính xác thấp; mặt khác, hồ sơ địa chính chưa được thiết lập đồng bộ, nên không có thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ quản lý và khai thác sử dụng. Khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai không đủ cơ sở pháp lý giải quyết.

- Tồn tại cơ chế xin cho trong công tác giao đất, cho thuê đất là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng tiêu cực đất đai, đầu cơ đất đai, làm cho “sốt đất giả tạo”, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội và môi trường đầu tư, gây tình trạng phức tạp trong xã hội. Đặc biệt, do thiếu tính đồng bộ, thiếu tính kịp thời trong ban hành các văn bản về giá đất, dẫn tới sự thiếu minh bạch, mất công bằng xã hội, ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của người sử dụng đất bị thu hồi đất.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng các loại đất còn chậm so với nhu cầu của tổ chức và nhân dân.

- Giá đất của một số dự án phát triển nhà ở còn thấp so với giá thị trường làm cho tính cạnh tranh giữa các dự án thiếu công bằng, ảnh hưởng quyền lợi của một số nhà đầu tư và thất thoát ngân sách nhà nước. Ngoài ra, do tồn tại 2 cơ chế giá: giá đất nhà nước ban hành hàng năm và giá đất theo giá thị trường nên phát sinh khiếu kiện trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Công tác quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập, một số nơi có quy hoạch đô thị tỷ lệ 1/500 nhưng đã nhiều năm chưa thực hiện, “quy hoạch treo”, gây bức xúc cho nhân dân, kìm hãm sức sản xuất của xã hội. Bởi vì, muốn thành phố Đồng Hới phát triển bền vững thì công tác quy hoạch đô thị phải đi trước một bước và phải được lập phù hợp với môi trường tự nhiên.

Từ những hạn chế yếu kém nên trên, có thể tác động trực tiếp đến quá

h

trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị của thành phố Đồng Hới, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà chính quyền thành phố Đồng Hới cần phải được quan tâm hàng đầu. Thực tế do những biến động của đô thị hóa chưa tuân thủ theo quy hoạch được nghiên cứu kỹ, sẽ để lại hậu quả rất lớn như: đô thị ngày càng xấu đi và mất dần bản sắc riêng của một đô thị thành phố biển. Các công trình đô thị được xây dựng thiếu tầm nhìn về tổ chức không gian đô thị, gây tình trạng lộn xộn, làm biến dạng vẻ đẹp của đô thị, tạo ra sự đơn điệu, sự phản cảm về kết cấu kiến trúc và không gian đô thị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)