CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2020
3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2020
3.1.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020
- Tiếp tục khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất. Cần có những công trình nghiên cứu sâu về tài nguyên đất, đánh giá thích hợp đất đai để bố trí sử dụng hợp lý, khoa học, nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cải thiện môi trường.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu sử dụng đất cần dành một tỷ lệ thích hợp cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế, đáp ứng các yêu cầu phát triển lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục đầu tư khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông lâm nghiệp phát triển bền vững. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng mới kết hợp với trồng cây lâu năm để đạt tỷ lệ che phủ an toàn sinh thái.
- Sử dụng hợp lý các loại đất chuyên dùng, đất ở trong khu dân cư đô thị và nông thôn theo tiến trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với việc bố trí hợp lý đất ở, đất sản xuất cho các khu vực nông thôn để ổn định đời sống dân cư.
h
b. Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020
* Đất nông nghiệp
Phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên đất đai, khai thác hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước vốn có của thành phố để phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo vùng sinh thái. Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích từng vùng trong thành phố và lợi ích của cộng đồng dân cư, phù hợp với nguyện vọng của người sử dụng đất. Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở bảo đảm tính hiệu quả, tính ổn định và bền vững. Bảo vệ một cách nghiêm ngặt diện tích đất rừng hiện tại, trồng mới từ đất chưa sử dụng. Đi đôi với tu bổ bồi dưỡng và bảo vệ rừng. Dự kiến đến năm 2020 đất nông nghiệp khoảng 9.738,9ha; chiếm 62,55% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất lúa nước 1.176,8 ha; đất trồng cây lâu năm 979 ha; đất rừng phòng hộ 3.149,5 ha; đất rừng sản xuất 3.139,3 ha; đất nuôi trồng thủy sản 419,3 ha.
* Đất phi nông nghiệp
Nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và một số điểm dân cư, giải quyết nhu cầu đất ở, đất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, đến năm 2020 đất phi nông nghiệp toàn thành phố khoảng 6.230,09 ha, chiếm 38,30% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 68,7 ha; đất quốc phòng an ninh 947,3 ha; đất có mục đích công cộng 2.461,5 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 4 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 213,2 ha;
đất có mặt nước chuyên dùng 530 ha;
* Đất đô thị
Định hướng phát triển thành phố Đồng Hới đến năm 2020: phát triển thành phố Đồng Hới cần tính đến xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt
h
là hệ thống giao thông. Xây dựng thành phố Đồng Hới ngày càng xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát triển và mở rộng không gian thành phố: Phía Đông phát triển không gian du lịch biển và khu đô thị mới tại các khu vực Bảo Ninh, Quang Phú, Lý Trạch; Phía Nam phát triển đến hết thị trấn Quán Hàu (huyện Quảng Ninh) tạo thành cửa ngõ phía Nam của đô thị; Phía Tây phát triển đến đường Hồ Chí Minh và khu vực Hồ Phú Vinh nhằm khai thác hiệu quả vẻ đẹp cảnh quan vùng đồi núi, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái; Phía Bắc phát triển đến Sông Dinh hình thành không gian xanh và hình thành trọng điểm đô thị là cửa ngõ phía Bắc thành phố.
Xây dựng, cải tạo cảnh quan hai bên bờ các con sông Nhật Lệ, sông Cầu Rào, Sông Lũy, sông Mỹ Cương tạo thành các trục cây xanh, mặt nước nhằm tôn tạo cảnh quan và không gian thoáng mát cho đô thị. Quy hoạch khu trung tâm hành chính của tỉnh tại khu vực phía Đông Bắc và phía Tây Nam sông Cầu Rào thuộc phường Đồng Phú và phường Đức Ninh Đông. Khu vực này sẽ được quy hoạch theo hướng hiện đại và đồng bộ, là một trong các điểm nhấn quan trọng của thành phố. Trung tâm hành chính của thành phố được quy hoạch tập trung tại khu vực phía Đông sông Cầu Rào thuộc phường Đồng Phú.
Cải tạo, chỉnh trang Chợ Đồng Hới thành khu thương mại phức hợp, khu vực phía Đông đường Quang Trung thành trọng điểm thương mại, dịch vụ tấp nập, với các đường phố đi bộ nơi giao lưu của người dân đô thị và khách du lịch. Từng bước di dời các công trình trụ sở làm việc, sân vận động ra khỏi Khu vực thành cổ Đồng Hới, Xây dựng nơi đây thành công viên lịch sử với nhà bảo tàng, trung tâm văn hóa, quảng trường tổ chức sự kiện để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Phát triển khu vực Bảo Ninh thành một trọng điểm du lịch nghĩ dưỡng với hệ thống khách sạn thấp tầng hợp nhất với bãi biển đẹp, công viên bờ biển có thể
h
ngắm biển, tổ chức sự kiện; Hình thành các các khu đô thị mới, với nơi ở, làm việc, nghỉ dưỡng gần nhau, có không gian mặt nước và cây xanh bao quanh.
Phát triển các khu công nghiệp phía Bắc thành phố, Khu công nghiệp phía Tây Bắc Quán Hàu với quy mô khoảng 500ha, ưu tiên bố trí các loại hình công nghiệp sử dụng công nghệ cao, ảnh hưởng thấp nhất đến môi trường.
Diện tích tự nhiên của thành phố sau khi mở rộng khoảng 15.571 ha, quy mô dân số khoảng là 250.000 người, trong đó dân số đô thị là 190.000 người;
nông thôn là 60.000 người. Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình công cộng như trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp… Xây dựng thành phố Đồng Hới văn minh, hiện đại đủ điều kiện xứng tầm là thành đô thị loại 2.
* Đất du lịch - dịch vụ
Trên cơ sở nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các khu du lịch với quan điểm lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh; phát triển và khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển rừng kết hợp với du lịch sinh thái bảo vệ môi trường. Đất dành cho phát triển các khu du lịch đến năm 2020 có khoảng 1.500 - 2.500 ha.