Thách thức và cơ hội trong quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 99 - 102)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2020

3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2020

3.1.4. Thách thức và cơ hội trong quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Đồng Hới

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và Quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đến năm 2020, thì thành phố Đồng Hới là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị kinh tế văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình. Là một trong những trung tâm du lịch, công nghiệp, dịch vụ cảng, thương mại, của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Là đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, là một trong các cửa ngõ quan trọng của vùng Trung Lào, Thái Lan ra biển Đông. Do vậy, quản lý nhà nước về đất đai cũng để phục vụ mục tiêu này. Chính quyền thành phố nên có biện pháp khuyến

h

khích phát triển các doanh nghiệp dịch vụ- du lịch, kể cả các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính và công nghệ thông tin. Thành phố cũng cần hạn chế và có kế hoạch quy hoạch chỉnh trang đô thị, di dời các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là các ngành gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm thành phố.

Để đạt được mục tiêu trên, thành phố cần giải quyết hàng loạt vấn đề như: đầu tư hạ tầng, gìn giữ cảnh quan môi trường, ổn định về an ninh chính trị, văn hoá xã hội, nâng cao đời sống của người dân, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ công chức, chất lượng cung cấp các dịch vụ công, phát triển giáo dục- đào tạo,... Thực hiện được nhiệm vụ này, lãnh đạo thành phố cần xây dựng chương trình, kế hoạch và quản lý khoa học. Cũng như cần có sự ủng hộ và tham gia của doanh nghiệp, các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức phi Chính phủ; các cơ quan báo chí, truyền hình và nhân dân trong quá trình quản lý. Cùng với tốc độ đô thị hoá và phát triển hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội sẽ là thách thức trong quản lý nhà nước về đất đai, nhu cầu sử dụng đất cho các mục phát triển kinh tế tăng mạnh, cũng như các vấn đề về xã hội, môi trường cần phải giải quyết. Đất đai có giá trị nên quản lý chặt chẽ hơn, quan hệ dân sự phát sinh và nhiều vấn đề bất cập trong quản lý, sử dụng đất trở nên nóng bỏng, nhạy cảm. Tranh chấp trở nên gay gắt hơn, tình trạng không tuân thủ các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xâm phạm cảnh quan môi trường, huỷ hoại đất đai do chạy theo lợi nhuận sẽ tăng. Nếu không được quản lý tốt, sẽ dẫn đến sử dụng đất kém hiệu quả, ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nguồn kinh phí cho quản lý có hạn và không ổn định, hệ thống chính sách pháp luật còn nhiều chồng chéo và bất cập hiện đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện cũng là những bất lợi. Công tác tổ chức thực hiện quản lý đất đai, năng lực quản lý, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ của thành phố, chưa theo kịp với tốc độ phát triển đô thị. Trong khi những rào cản như xu hướng tối đa hóa quyền lực trong cơ quan nhà nước có thể dẫn đến sự cát cứ, chậm đổi

h

mới, hạn chế khả năng thực thi pháp luật. Xu hướng tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp, đầu cơ đất đai có thể làm suy kiệt cũng như huỷ hoại đất đai. Mức độ hiểu biết, ý thức pháp luật chưa cao, thái độ của người dân chưa nhiệt tình, tin tưởng và tự nguyện tham gia vào các hoạt động quản lý, sự cạnh tranh giữa các vùng miền trong phát triển kinh tế là những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý của chính quyền thành phố.

Phát triển kinh tế, mở rộng thành phố dẫn đến số lượng lớn diện tích đất nông nghiệp sẽ chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp là xu thế tất yếu, dẫn đến một bộ phận lao động trong nông nghiệp sẽ không có việc làm, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng,... cũng như nhiều vấn đề mới nẩy sinh đòi hỏi chính quyền thành phố phải quan tâm và giải quyết thích đáng.

Dân số tăng đòi hỏi quỹ đất lớn phục vụ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người như công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí,…Điều này cũng tác động rất lớn đối với đất đai của thành phố.

Thách thức của chính quyền thành phố là không nhỏ, nhưng cùng với quá trình đó cũng có nhiều cơ hội như: chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội tốt. Chính phủ và chính quyền tỉnh Quảng Bình hỗ trợ nhiều mặt, Nhà nước cương quyết thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng, xây dựng công bằng xã hội là những tiền đề lớn cho quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả. Xu thế hợp tác quốc tế, Việt Nam tham gia tổ chức WTO đem lại cho thành phố những thuận lợi trong việc cải cách, trao đổi kinh nghiệm quản lý, tiếp cận khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai của chính quyền thành phố. Ngoài ra, còn các lợi thế nội tại của thành phố như: vị trí địa lý, đất đai, cảnh quan môi trường và những tài sản thiên nhiên ban tặng.

Những lợi thế này sẽ tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

Sự đầu tư sẽ tạo công ăn việc làm, nguồn thu ngân sách thúc đẩy phát triển

h

kinh tế - xã hội. Các khoản thu từ đất sẽ giúp thành phố tái đầu tư làm tăng giá trị đất đai, cũng như giải quyết các chính sách xã hội, giảm số lượng hộ nghèo. Đây là những cơ hội cần nắm bắt và tận dụng để cơ hội ngày càng trở nên lớn hơn và thành hiện thực. Có thể nói lợi thế - bất lợi thế, thách thức - cơ hội, mặt mạnh - mặt yếu là những yếu tố luôn đan xen và biến động, do vậy những nhà quản lý cần phải thường xuyên xem xét và đánh giá, nhằm có những quyết sách, ứng xử phù hợp với biến đổi.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)