Tiềm năng đất đai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2020

3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2020

3.1.2. Tiềm năng đất đai

Đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ xác định nhằm định hướng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử dụng quỹ đất đai hợp lý, có hiệu quả cao, phù hợp với các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Để đáp ứng được mục tiêu, phương hướng chung của thành phố, với định hướng phát triển lâu dài và bền vững; theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy tiềm năng đất đai của thành phố nằm ngay bên trong diện tích các loại đất đang sử dụng và được thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng như khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

h

a. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp

Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp: diện tích mở rộng đất sản xuất không còn nhiều (đất bằng chưa sử là 661,8ha nhưng phân tán nhỏ lẻ, chất lượng kém). Hướng chính là đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hình thành những khu, vùng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá bền vững.

- Đất lâm nghiệp: diện tích đất rừng hiện có 6.748,5ha, cơ bản đã được giao cho các chủ sử dụng. Ngoài ra, Đồng Hới còn khoảng 19,2ha đất đồi núi trọc chưa có rừng có thể khai thác để phát triển trồng rừng, tuy nhiên loại đất đã bị rửa trôi, xói mòn, nên việc khai thác đưa vào sử dụng gặp khó khăn, vì vậy đòi hỏi phải có đầu tư lớn mới có khả năng khai thác hết loại đất này. Hướng khai thác, phát triển lâm nghiệp là trồng rừng phòng hộ vùng núi, vùng cát, bảo vệ các diện tích rừng đặc dụng hiện có và trồng bổ sung nhằm phục hồi rừng , kết hợp với mục đích du lịch sinh thái. Phát triển rừng sản xuất ở những địa bàn thuận lợi, tăng cường trồng cây phân tán, phát triển vành đai xanh quanh các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới để cải thiện môi trường.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: tiềm năng phát triển đất nuôi trồng thuỷ sản của thành phố không còn nhiều; diện tích ao, hồ hiện có đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Đến năm 2012 diện tích đất này khoảng 431,4 ha.

b. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn

- Tiềm năng đất phát triển công nghiệp: Tiềm năng đất phát triển công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vị trí (dọc quốc lộ 1A, Đường tránh Thành phố Đồng Hới, Đường HCM), nguồn nguyên liệu, lao động, mặt bằng, nền địa chất,...do đó, xu hướng là sẽ khó có quỹ đất mở rộng. Theo dự báo, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ được phát triển mạnh theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao sức sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, tái sản xuất mở rộng nhằm nâng cao

h

năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đảm bảo khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ. Do đó, cần chuyển đổi chức năng sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Tiềm năng đất xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư: Thành phố tiếp tục đầu tư phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng, các công trình vui chơi giải trí, các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển tập trung ở khu vực trung tâm, khu vực nội thị với hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại; hệ thống dịch vụ có quy mô nhỏ sẽ tiếp tục được củng cố mở rộng, phát triển trong các khu dân cư sẽ là những thuận lợi để thu hút khách tham quan du lịch. Đất cho nhu cầu du lịch còn khá lớn, tập trung ở đường ven biển Nhật Lệ, xã Bảo Ninh có thể sử dụng kết hợp đa mục đích. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quỹ đất hiện có và trong tương lai sẽ sát nhập thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh, một phần xã Vĩnh Ninh của huyện Quảng Ninh, do vậy sẽ có thay đổi về địa giới hành chính, hiện tại đối chiếu so sánh với các tiêu chí về mức độ thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi nhằm đáp ứng cho nhu cầu chỉnh trang cải tạo, sắp xếp lại dân cư khu vực trung tâm, các phường trung tâm thành phố và trung tâm các xã. Xây dựng phát triển thêm các khu dân cư đô thị mới trên địa bàn các phường vùng ven, các xã ngoại thành, phát triển bố trí quỹ đất tái định cư phục vụ xây dựng công trình hạ tầng. Đồng Hới hoàn toàn có đủ tiềm năng về đất đai cho các yêu cầu trên.

c. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển dịch vụ - du lịch Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như cảnh quan thiên nhiên, trên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử văn hóa, tiềm năng phát triển ngành du lịch với các loại hình như: Du lịch sinh thái; du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch tâm linh của thành phố là rất lớn. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, giao thông và cảng biển để tăng quy mô và nâng cao hiệu qủa xuất khẩu, sớm đưa Đồng Hới thành một trong những thành phố phát triển của khu Duyên hải

h

Bắc Trung Bộ.

d. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

- Tiềm năng đất để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất: Để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, với định hướng phát triển lâu dài và bền vững; theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy một phần tiềm năng đất đai của thành phố được thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng như khả năng chuyển đổi giữa các mục đích thành phố sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Quỹ đất đang sử dụng của thành phố đang được khai thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, hiệu quả sử dụng ngày càng tăng, tuy nhiên tiềm năng của đất đang sử dụng còn lớn nếu được đầu tư khai thác chiều sâu.

+ Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có thể tăng hiệu quả sử dụng đất theo hướng đầu tư thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hoá, sử dụng giống mới, nâng cao năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh.

+ Diện tích đất phi nông nghiệp hiệu quả sử dụng chưa cao, nhất là đất xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất ở cần phải được bố trí, sắp xếp lại theo hướng tiết kiệm đất, tận dụng không gian xây dựng, một số công trình cần phải sử dụng kết hợp theo hướng đa mục đích. Cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, tỷ lệ đất đai dành cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở còn thấp, chưa tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của thành phố.

Diện tích đất đang sử dụng được điều chỉnh những bất hợp lý, chuyển đổi cơ cấu phù hợp sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

- Tiềm năng đất để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh đều có nhu cầu mở rộng và nâng cấp, bao gồm hệ thống Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường dân sinh. Tuy

h

nhiên, nhu cầu diện tích này có thể đáp ứng được vì các tuyến đều thuận lợi cho việc bố trí quỹ đất.

+ Hệ thống công trình công cộng, hạ tầng xã hội nông thôn cần được chỉnh trang, cải tạo và nâng cấp các công trình trường học, y tế, văn hóa thể thao, khu vui chơi giải trí,... chủ yếu là sử dụng trên nền đất hiện có. Nhu cầu đất tăng thêm không nhiều, với khả năng của các địa phương đều có thể đáp ứng được nhu cầu này.

Nhìn chung, tiềm năng đất đai của thành phố có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa, tuy nhiên khả năng khai thác tiềm năng ấy còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đầu tư và cơ chế chính sách phát triển trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)