Phân tích môi trường ên ngoài ảnh hưởng đến ACBS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho hoạt động môi giới của công ty tnhh chứng khoán acb đến năm 2025 (Trang 65 - 81)

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

3.1. Phân tích môi trường ên ngoài ảnh hưởng đến ACBS

3.1.1.1. Môi trường kinh tế (E)

Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2009 - 2018 đạt 6.12%. Từ 2015-2018, Việt Nam giữ được tăng trưởng cao chủ yếu theo chiều rộng trong tình hình thế giới đầy biến động, rủi ro, bất định và khó dự báo. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá tốt. Năm 2018, tăng trưởng GDP tăng 7,08%, cao nhất trong mười năm gần đây.

Kinh tế tăng trưởng tốt nhờ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đẩy mạnh cải cách, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ trở thành trụ cột nền kinh tế thay thế cho khu vực nông lâm thủy sản. Những cải cách trong nước giúp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất qua đó mở rộng và đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Các tổ chức quốc tế nhận định tích cực về tăng trưởng GDP duy trì trên 6.5% -7% năm 2019. Viện toàn cầu McKinsey cũng nhận định Việt Nam là 1 trong 18 nền kinh tế có “hiệu quả vượt trội” nhờ chính sách hỗ trợ tăng trưởng tạo vòng tuần hoàn năng suất, thu nhập cho các doanh nghiệp lớn thúc đẩy năng suất và tăng trưởng.

Bảng 3-1: GDP Việt nam giai đoạn 2009 - 2018

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 GDP (%) 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 5.98 6.68 6.21 6.81 7.08 GDP bq

(USD)

1,132 1,168 1,300 1,540 1,960 2,050 2,109 2,215 2,385 2,587 Lạm

phát(%)

6.88 11.75 18.58 6.81 6.04 1.84 0.6 4.74 3.53 3.54 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

h

- Về chính sách thuế: Trong mấy năm gần đây, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp cũng đã cải thiện đáng kể, như việc ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay một số lĩnh vực ngành nghề.

- Lạm phát: Giai đoạn 2009 - 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ổn định, nhưng lạm phát lại có những biến động khá mạnh. Giai đoạn 2009 – 2012 lạm phát có xu hướng tăng mạnh. Có thể nói năm 2012 là năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tốc độ tăng rất cao nhất so với những năm trước đó (năm 1992 tăng 17,5%, năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 23%). Sang đến năm 2013 do tình hình kinh tế toàn cầu tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam bên cạnh đó với những chính sách quản lý hiệu quả của nhà nước làm cho lạm phát năm 2013 ở mức tương đối thấp so với ba năm trước, trở về mức trung bình so với trước kia 6,81%. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những yếu tố cơ bản được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam, CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,63% - mức thấp nhất kể từ 2001. Giai đoạn 2016 – 2018, Lạm phát có tăng nh trở lại nhưng vẫn duy trì ổn định trung bình 4% dưới ngưỡng mà Chính phủ đặt ra.

Nguồn: Tổng cục thống kê – niên giám thống kê 2018 Hình 3-1: Biểu đồ GDP của Việt Nam từ năm 2009 đến 2018

h

- Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD: Thu nhập bình quân cả nước đã được cải thiện đáng kể qua các năm. Năm 2008 con số này đạt khoảng 1024 USD/người (khoảng 17 triệu đồng/người/năm). Đến năm 2018 con số này tăng lên mức 2,287 USD/người.

- Về lãi suất và xu hướng: Đến cuối năm 2018, M2/GDP ước khoảng 168%, tăng thấp hơn so với bình quân giai đoạn 2012-2016. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14 - 15%, thấp hơn 3 - 4 điểm phần trăm so với năm 2017. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1.7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015.

Với diễn biến trên, cung tiền và tín dụng cho thấy đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô.

Năm 2018, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng vẫn được đảm bảo. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống ước tính tăng tương đương năm 2017; hệ số cho vay so với huy động (LDR) khoảng 87.5% (năm 2017: 87,8%).

Theo Ủy ban Giám sát, lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động, và do các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel 2.

Nhưng năm 2019, báo cáo trên đưa ra dự báo, lãi suất có thể có những yếu tố thuận lợi do áp lực lạm phát có thể giảm bớt khi giá dầu thế giới không biến động nhiều;

cùng đó, đồng USD dự báo suy yếu làm giảm áp lực từ phía tỷ giá.

- Về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá USD/VND diễn biến ổn định trong năm 2017 sau khi NHNN áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm. Tính đến cuối năm 2017, tỷ giá trung tâm của NHNN niêm yết ở mức 22.425 VND/USD, tăng 1.20% so với cuối năm 2016. Trong khi đó, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do có xu hướng giảm nh (khoảng 0.17% yoy) cho thấy sự đóng góp đáng kể của dòng FDI, FII đổ vào Việt Nam cùng với sự thặng dư của cán cân thương mại. Ngoài ra, áp lực lên tỷ giá USD/VND trong năm cũng giảm đáng kể khi đồng USD tiếp tục suy yếu so với giỏ tiền tệ quốc tế (USDX giảm từ 102.21 điểm xuống còn 91.83 điểm vào cuối năm).

h

Về tỷ giá, trong năm 2018, tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1.5% so với đầu năm, tỷ giá ngân hàng thương mại tăng khoảng 2.8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3.5% so với đầu năm.

Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng, theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, xét yếu tố quốc tế, chỉ số USD index tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9% so với mức đáy hồi tháng 2/2018; xét yếu tố cơ bản trong nước, tỷ giá vẫn chịu áp lực từ phía lạm phát song lại được hỗ trợ tích cực từ phía cân đối cung cầu ngoại tệ.

Năm 2019, Ủy ban dự báo, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo.

Cụ thể, khả năng USD sẽ không tăng nhiều thậm chí có thể suy yếu hơn; lạm phát trong nước có khả năng kiểm soát khoảng 4% do giá hàng hóa thế giới tăng không lớn, áp lực lên tỷ giá giảm bớt.

Với tình hình kinh tế biến động khó lường trong mấy năm trở lại đây, việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là các Công ty chứng khoán. Tỷ giá, lãi suất và lạm phát liên tục biến đổi khiến cho các quyết định đầu tư cũng như tư vấn đầu tư trở nên vô cùng khó khăn.

3.1.1.2. Môi trường chính trị - luật pháp (P)

Hoạt động tài chính chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng bởi các chính sách của Nhà nước và là hoạt động có phản ứng rất nhanh bởi các chính sách ngành. Theo một số đánh giá, trong số 10 nước Đông Nam , Việt Nam được coi là nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhất ở khía cạnh ổn định chính trị và xã hội.

Theo báo cáo xếp hạng Doing Business 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh năm 2018 của Việt Nam đạt 66,77 điểm trên thang 100, xếp hạng thứ 69/190 nền kinh tế về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh. Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. So với các nước ASEAN, Việt Nam có ít hơn các vấn đề liên quan đến tôn giáo, mâu thuẫn sắc tộc và khủng bố.

Về quan hệ quốc tế, Việt Nam cũng đã mở rộng thị trường với hầu hết các quốc gia trên thế giới, là thành viên quan trọng của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương và từ 2007 đã chính thức trở

h

thành thành viên WTO. Sự kiện nổi bật nhất là cuối tháng 02/2019 Việt Nam vinh dự là nước tổ chức hội nghị đàm phán giữa Mỹ - Triều Tiên, đây là hội nghị đàm phán hòa bình mang ý nghĩa vô cùng lớn đối với toàn thế giới.

Luật pháp của Việt Nam cũng đã tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp phát triển như trong việc đầu tư, tiếp cận các nguồn vốn vay, kinh doanh chứng khoán,… thể hiện qua việc ban hành chính sách mới: Luật đầu tư 2005, Bộ luật dân sự 2005, luật chứng khoán, luật doanh nghiệp và một số luật, văn bản pháp lý khác.

Với môi trường chính trị như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán việt Nam phát triển trong thời gian tới.

3.1.1.3. Môi trường văn hoá – xã hội (S)

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã thay đổi cơ cấu dân cư, nội thành các thành phố, làm cho địa bàn thành phố phải mở rộng, tầng lớp dân cư làm nông nghiệp giảm dần. Diện tích đất dành cho xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đường giao thông…ngày càng lớn, đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của các thành phố và làm thay đổi phương thức sinh hoạt của người dân. Số dân sống tại các thành thị và thành phố sẽ có thu nhập cao và chiếm tỷ lệ cao của cả nước. Nhiều người dân các tỉnh khác di cư vào các thành phố lớn sinh sống, gây nhiều biến động về tầng lớp xã hội.

Kinh tế tăng trưởng tốt nhờ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đẩy mạnh cải cách, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ trở thành trụ cột nền kinh tế thay thế cho khu vực nông lâm thủy sản.

Nhìn chung môi trường văn hóa - xã hội có tác động khá tích cực tới hoạt động của các Công ty chứng khoán trong tương lai, đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán bởi xét đến cùng việc mua bán cổ phiếu cũng là một trong những hoạt động đầu tư thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Với đặc điểm đô thị hóa nhanh, tầng lớp lao động tr tri thức ngày càng chiếm đa số thì hoạt động đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trong đó có hình thức đầu tư chứng khoán. Thay vì việc trông chờ vào tiền lương hưu lúc về già thì mọi người sẽ tìm nhiều hình thức khác để gia tăng khoản tiền tiết kiệm mà đầu tư chứng khoán có thể coi là một kênh hiệu quả để thực hiện điều này.

h

3.1.1.4. Môi trường công nghệ (T)

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa chính thức công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018. Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016.

Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ nhất (từ vị trí thứ ba năm 2016). Trong khu vực Đông Nam - Đông - châu Đại Dương, Việt Nam xếp thứ 9. Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên đứng trên Thái Lan.

Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong các trụ cột về Sản phẩm kiến thức và công nghệ (xếp hạng 28/127); Trình độ phát triển của thị trường (xếp hạng 34/127);

Sản phẩm sáng tạo (xếp hạng 52/127).

Với các Công ty chứng khoán có đặc thù hoạt động trong lĩnh vực một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao thì công nghệ thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điều kiện tiếp cận dễ dàng công nghệ cao cũng như khả năng sử dụng phổ biến nhanh chóng tại Việt Nam trong thời gian vừa qua là điều kiện thuận lợi để các Công ty chứng khoán ứng dụng và triển khai những dịch vụ tài chính của mình một cách có hiệu quả.

3.1.1.5. Môi trường quốc tế

Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực: trở thành thành viên của ASEAN, APEC, thực hiện Chương trình CEPT, đồng sáng lập ASEM, tham gia AFTA. Đặc biệt, từ 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Có thể nói môi trường quốc tế nhìn chung khá thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra bên ngoài. Tuy nhiên với năng lực tài chính và nguồn nhân lực hạn chế, không có nhiều các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư ở nước ngoài đặc biệt là các Công ty chứng khoán, có chăng chỉ là những hợp tác mang tính chiến lược với các Công ty nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước. Nhìn theo hướng ngược lại, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến đầy triển vọng của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số tr ... nên các cơ hội hợp tác với các Công ty nước ngoài để từ đó tiếp thu kinh

h

nghiệm quản lý, kỹ năng lãnh đạo cũng như công nghệ là tương đối lớn.

Với các yêu cầu cam kết có độ mở sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP và các nước thành viên EU dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ khi Hiệp định có hiệu lực, từ đó thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.

3.1.2. Môi trường ngành

Để xem xét mối quan hệ qua lại về lĩnh vực môi giới chứng khoán đối với ACBS trong giai đoạn hiện nay, áp dụng mô hình 5 lực lượng của Michael E. Porter để phân tích như sau:

3.1.2.1. Sức ép của khách hàng

Trong hoạt động Môi giới chứng khoán thì Khách hàng được xem là nhân tố trung tâm đóng vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng.

Theo tổng hợp thông tin từ một số chuyên gia và đánh giá của Tác giả dựa trên những thông tin về đặc điểm khác hàng đầu tư chứng khoán thì có thể chia Khách hàng làm ba nhóm chính sau: Khách hàng đầu tư dài hạn; Nhóm trader thị trường và Nhóm có nhu cầu lớn về vay vốn ký quỹ.

a. Nhóm nhà đầu tư dài hạn

Đặc điểm: Nhóm này là nhóm khách hàng có nghề nghiệp hoặc kinh doanh riêng và đầu tư chứng khoán dài hạn, có khoản tiền nhàn rỗi nhưng lại ít thời gian cho việc nghiên cứu đầu tư nên kiến thức đầu tư còn hạn chế nên có nhu cầu được hỗ trợ bởi nhân viên môi giới trong tư vấn đầu tư. Nhóm này có tính trung thành và gắn kết cao với công ty chứng khoán.

Nhu cầu: Nhóm này hướng đến mục tiêu lợi nhuận bền vững và dài hạn nên không đặt nặng về nhu cầu sử dụng đòn bẩy ký quỹ mà đòi hỏi cần được tư vấn chuyên nghiệp và hỗ trợ nhiều tư các chuyên viên tư vấn tài chính. Ít quan tâm đến vấn đề chi phí và lãi suất ký quỹ.

b. Nhóm trader

Đặc điểm: dành nhiều thời gian cho việc tự nghiên cứu và phân tích thị trường. Tập trung đầu tư ngắn hạn để lướt sóng theo thị trường. Nhóm này hầu như không đòi hỏi

h

nhiều sự hỗ trợ từ nhân viên môi giới.

Đối với nhóm này có thể chia làm hai loại, loại thứ nhất là trader tổ chức chuyên nghiệp như là các quỹ đầu tư, công ty đầu tư, định chế nước ngoài và loại còn lại là các trader cá nhân. Nhóm này có tính gắn kết và trung thành không cao, luôn tìm kiếm các công ty chứng khoán với chi phí thấp và hệ thống giao dịch tốt.

Nhu cầu: nhóm này tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, việc mua bán diễn ra rất thường xuyên nên nhu cầu về giảm chi phí giao dịch để nâng cao hiệu quả đầu tư là rất lớn.

Bên cạnh vấn đề chi phí thì nhóm này cũng rất quan tâm đến chất lượng và tính ổn định của hệ thống giao dịch của các công ty chứng khoán. Ngoài ra, vì tự nghiên cứu và đầu tư nên nhóm này cũng có nhu cầu về cung cấp những thông tin phân tích, đánh giá đầu tư chuyên nghiệp từ các công ty chứng khoán.

c. Nhóm vay vốn ký quỹ

Đặc điểm: nhóm này là các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong thị trường chứng khoán với nhu cầu sử dụng đòn bẩy tài chính rất lớn nhằm mục đích tài trợ cho những hoạt động đầu tư ngắn hoặc dài hạn. Nhóm này chiếm phần lớn dư nợ ký quỹ tại các công ty chứng khoán và hoạt động khá độc lập ít khi cần sự hỗ trợ từ nhân viên môi giới. Nhóm này chủ yếu hướng tới khả năng cho vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán nên độ gắn kết cũng không cao có thể chuyển đến nơi có chi phí vốn vay thấp và tỷ lệ cho vay ký quỹ cao.

Nhu cầu: vì chiếm phần lớn dư nợ ký quỹ tại các công ty chứng khoán nên nhóm này có nhu cầu rất lớn về giảm chi phí giá vốn khi vay nợ và tỷ lệ cho vay ký quỹ cao.

3.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Có thể nói, hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam mới được quan tâm kể từ khi Luật Chứng khoán 2006 ra đời. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng gần 80 Công ty Chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán và đang có sự cạnh tranh nhau rất khốc liệt.

a. Các nhóm chiến lược cạnh tranh

Dựa vào đặc điểm và nhu cầu của ba nhóm khách hàng đã phân tích ở phần trên kết hợp với tổng hợp thông tin của tác giả từ các công ty chứng khoán thì có thể phân chia chiến lược cạnh tranh của các công ty chứng khoán tại Việt nam thành 3 nhóm chiến

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho hoạt động môi giới của công ty tnhh chứng khoán acb đến năm 2025 (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)