CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ, các Bộ Ngành
- Trong hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các lợi ích của các NHTM.
- Nhà nước cần quy định các DN thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, vì đây là căn cứ quan trọng để NH xem xét, đánh giá KH cũng như tăng cường hoạt động quản lý giám sát việc chấp hành các chính sách đó.
- Cần ban hành các quy định mang tính chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán viên về tính chính xác, trung thực của các báo cáo kiểm toán.
h
- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của NH và đảm bảo tiền vay giúp cho các NH thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản nhằm giúp các NH nhanh chóng thu hồi được nợ từ các tài sản đảm bảo, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài và tốn kém, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của NH.
- Để hoạt động cung cấp thông tin tín dụng hiệu quả hơn, Nhà nước cũng nên tiến hành xem xét việc cho thành lập các tổ chức xếp hạng DN và các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, giúp NH có đánh giá chính xác, khách quan hơn trong quá trình ra quyết định cho vay. Qua đó đây cũng là cơ hội tận dụng kinh nghiệm, công nghệ, trình độ quản lý và xếp hạng các công ty trong và ngoài nước.
- Hoàn thiện các thể chế và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp:
Cần rà soát, chỉnh sữa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để DN hoạt động trong môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng. Tiếp tục tạo điều kiện cho DN tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh, phát triển. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp cho DN hoạt động, nhưng thực tiễn cho thấy môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và DN nói riêng vẫn còn thiếu sự đồng bộ, đầy đủ và nhất quán, thậm chí hệ thống pháp luật chưa thật sự đi vào cuộc sống. Hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều Đại biểu Quốc hội vẫn đang tiếp tục kiến nghị xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo điều kiện, môi trường hoạt động thật sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
Nước ta và các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đã ký nhiều hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, cũng như Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007 đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều khó khăn,
h
thách thức không nhỏ. Chẳng hạn, sự am hiểu luật pháp, thông lệ, tập quán quốc tế trong quan hệ thương mại với các nước, tình hình tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch với các rào cản tinh vi, phức tạp và các thông tin quan trọng liên quan đến đầu tư, thương mại quốc tế khác…
Tạo điều kiện để DN liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong cạnh tranh quốc tế mà không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia cũng như lợi ích doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm, cũng như trong việc xây dựng thương hiệu quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của các sản phẩm, thương hiệu trong cạnh tranh quốc tế.
Giúp đỡ cho doanh nghiệp được tiếp cận với các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến.
Cần có sự hỗ trợ về mặt phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả cho các DN trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phức tạp, trong tình hình sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đối với nền kinh tế, doanh nghiệp trong nước ngày càng trực tiếp và mang tính nhạy cảm rất cao như thực tiễn vừa qua và hiện nay cho thấy. Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cần nghiên cứu, đánh giá tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, suy thoái, suy giảm kinh tế đối với các DN nói chung, đối với từng nhóm đối tượng DN theo ngành nghề sản phẩm nói riêng trên cơ sở đó tổng kết kinh nghiệm, đưa ra các bài học về mặt lý luận và thực tiễn giúp cho các doanh nghiệp có định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh đúng đắn, cũng như có những biện pháp ứng phó hiệu quả. Cần có những chuyên gia, các cơ quan chuyên môn về DN để nghiên cứu, dự báo, dự đoán tình hình kinh tế quốc tế, các nước, trong nước nhằm đưa ra các cảnh báo giúp cho doanh nghiệp hạn chế được các thiệt hại, rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước thì các nội dung nêu trên đây là nhiệm vụ rất quan trọng của
h
các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế.
Quán triệt nhận thức và triển khai có kết quả quan điểm của Đảng về phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp với chính sách tam nông và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể nhằm kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thí điểm thành lập các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau mà nông dân được tạo điều kiện tham gia làm chủ, tham gia lao động sản xuất và quản lý trong các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác đánh bắt, sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp… nhằm từng bước đưa nền sản xuất nông nghiệp nước nhà tiến lên sản xuất lớn, xây dựng bộ mặt nông thôn mới hiện đại, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nông thôn và thành thị, nâng cao không ngừng đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc anh em.
Nhà nước cần ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
Các hiệp hội xây dựng các chương trình làm việc cụ thể nhằm kiến nghị các cấp, các ngành có liên quan có những giải pháp thiết thực để hỗ trợ cho DN phát triển theo quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các chính sách cụ thể hoá của Chính phủ tại các Nghị định, Nghị quyết đã đề cập ở phần trên. Trên cơ sở đó có những kiến nghị với Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ DN.
h
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước như đã đề cập nhiều ở phần trên, các hiệp hội cần có những giải pháp cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp về các các nội dung xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước, xúc tiến quảng bá thương hiệu hàng hoá, dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Hỗ trợ tư vấn thông tin giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường cung ứng và tiêu thụ, cơ hội đầu tư, phòng ngừa rủi ro, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với kỹ năng quản trị điều hành tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước.
Là tổ chức góp phần vào dư luận chung của cộng đồng, tạo ra tiếng nói chung nhằm tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời là cầu nối để các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau.