Kiến nghị đối với Agribank Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nno ptnt ông ích khiêm (Trang 99 - 104)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.4 Kiến nghị đối với Agribank Đà Nẵng

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng, kỹ thuật, nghiệp vụ tín dụng để phục vụ cho hoạt động thẩm định cho vay ngày càng chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu RRTD trong hoạt động cho vay DN.

- Cần tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh

Ngoài kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng cần quan tâm tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên đề thông qua bộ phận thẩm định, chuyên môn nghiệp vụ tín dụng. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh thực hiện việc kiểm tra nội bộ theo các chương trình, đề cương của bộ máy kiểm tra kiểm soát ngành dọc. Việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định trong các mặt nghiệp vụ của ngành, đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với đội ngũ cán bộ các cấp khi thực thi nhiệm vụ được giao. Hoạt động này phục vụ tốt cho hoạt động tham mưu đối với lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành

h

kinh doanh đảm bảo đúng định hướng, tuân thủ các quy định của ngành, của luật pháp Nhà nước. Qua kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro, phát hiện các lỗ hổng trong cơ chế, chính sách, phát hiện những bất hợp lý, những tồn tại, vướng mắc rong việc chấp hành các quy định về cơ chế, chính sách, hồ sơ thủ tục và quy trình nghiệp vụ để kịp thời báo cáo cấp trên có hướng xử lý phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động NH. Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua cho thấy, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản là bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tổ chức chưa thật hợp lý.

Điều này đã được đề cập và ngân hàng cấp trên đang có hướng điều chỉnh hợp lý hơn.

Hoạt động giám sát từ xa cần tận dụng ưu thế của mạng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thông qua việc phát hiện từ xa để định hướng, xác định mục tiêu cho các cuộc kiểm tra đảm bảo tính hiệu quả.

Việc chấn chỉnh và sửa sai sau thanh, kiểm tra cũng cần được chú ý hơn với các chế tài xử lý sai phạm nghiêm túc hơn.

- Cần thành lập một phòng ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề để kiểm tra, giám sát, quản lý và xử lý nợ một cách chặt chẽ và kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.

h

KT LUN

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay còn nhiều khó khăn và biến động lớn thì hoạt động của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng vẫn phải thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng cần có những nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng thời đề ra những biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhằm đối phó với các loại rủi ro tín dụng cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Rủi ro tín dụng luôn là yếu tố song hành với HĐKD của các NHTM và không thể loại trừ triệt để. Do đó, các Ngân hàng cần phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định có thể nhằm đảm bảo cho hoạt động của mình một cách ổn định và vững chắc.

Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay là hoạt động giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả HĐKD, tăng cường năng lực tài chính của các NHTM trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện.

Đề tài luận văn “ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ông Ích Khiêm”

được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

1. Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; nhận biết được đặc điểm, nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và nội dung hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.

h

2. Luận văn đã đánh giá thực trạng HĐKD của Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm.

3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của chi nhánh trong thời gian tới. Luận văn nêu lên một số kiến nghị với ban ngành có liên quan cũng như kiến nghị đối với NHNN, đối với Agribank hội sở và tại chi nhánh Agribank Đà Nẵng.

Đây là một đề tài mang tính phức tạp nên những đánh giá, phân tích, những giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm.

h

TÀI LIU THAM KHO

[1] ThS. Đào Ngọc Chuyền (2010), “Một số khó khăn trong xử lý nợ xấu của NHTM”, Tp chí ngân hàng, (18), tr.49-54.

[2] PGS.TS Lâm chí Dũng (2011), Tài liu ging dy môn Qun tr NHTM, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[3] Phan Thị Mai Hoa (2007), Gii pháp phòng nga, RRTD ti Chi nhánh Ngân hàng công thương 2 TP. H Chí Minh , Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Hồ Chí Minh.

[4] Nguyễn Thanh Hoà (2011), Gii pháp hn chế ri ro cho vay đối vi KH DN ti ngân hàng Nông Nghip và Phát trin Nông thôn chi nhánh Đà Nng, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại Học Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), “Quản trị RRTD DN theo mức độ rủi ro KH- kinh nghiệm quốc tế”, Tp chí Ngân hàng ,(7), Tr.60-70.

[6] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghip V Ngân hàng hin đại, NXB Thống kê, Hà Nội

[7] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghip v NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội

[8] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Qun tr NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội [9] Nguyễn Dương Thị Hằng Nga (2007), Qun tr RRTD ti Ngân hàng

Ngoi thương Đồng Nai trong thi k hi nhp quc tế, Luận văn Thạc sĩ kinh Tế, Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.

[10] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2004), S tay tín dng (2004).

[11] TS.Phạm Thị Nguyệt, ThS. Hà Mạnh Hùng (2011), “Nguyên nhân và những biểu hiện RRTD của NHTM” , Tp chí ngân hàng,(9), tr29-33.

[12] Peter S.Rose (2001), Qun tr NHTM, NXB Tài Chính, Hà Nội.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nno ptnt ông ích khiêm (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)