Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà khách tỉnh ủy quảng trị (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NHÀ KHÁCH TỈNH ỦY QUẢNG TRỊ

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị

Một là, hệ thống tổ chức quản lý tài chính của Nhà khách tỉnh ủy tương đối hợp lý. Cơ cấu tổ chức, biên chế với các chức danh quản lý và chức năng, nhiệm vụ của Nhà khách được xác định đầy đủ, cụ thể, tạo điều kiện pháp lý cho các cấp, các ngành tham gia tích cực vào công tác quản lý tài chính ở Nhà khách. Nhìn chung, việc chấp hành dự toán, quyết toán, công tác kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra, tài chính được duy trì thực hiện đúng chế độ quy định.

Hai là, việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính đặc biệt là phương pháp tổ chức nghiệp vụ, đã đạt được hiệu quả theo yêu cầu nhiệm vụ. Cụ thể là:

- Tổ chức công tác lập dự toán cơ bản đã quán triệt đầy đủ quy định, hướng dẫn của Văn phòng Tỉnh ủy, bảo đảm về nội dung, quy trình lập dự toán và mẫu biểu quy định.

- Tổ chức thực hiên dự toán thu, dự toán chi và quyết toán bảo đảm thực hiện đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và nguyên tắc kỷ luật tài chính.

Lập nhu cầu chi hàng quý đúng kế hoạch. Tổ chức tiếp nhận, cấp phát, thanh toán kinh phí đầy đủ, kịp thời. Việc quyết toán tháng, quý, năm có thẩm định, thẩm tra

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trước khi xét duyệt quyết toán. Số liệu quyết toán cơ bản chính xác và trong phạm vi dự toán.

- Công tác kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra tài chính được duy trì thường xuyên, đem lại hiệu quả tích cực, đã góp phần nâng cao chất lượng, quản lý tài chính, giảm thiểu tối đa các vụ việc vi phạm kỷ luật tài chính

Ba là, Nhà khách đã đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính: quản lý kinh phí đúng, đủ và chặt chẽ. Trên cơ sở số dự toán được phê duyệt, Nhà khách đã thực hiện, thanh toán chi trả đầy đủ, kịp thời, phù hợp với điều kiện chi, có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp.

Bốn là, tính hiệu lực, hiệu quả trong chi tiêu thể hiện tương đối rõ trên thực tế.

- Về tính kinh tế: số quyết toán kinh phí hàng năm ít có sự chênh lệch quá lớn so với dự toán. Các kết quả kiểm tra, thanh tra tài chính kiểm toán của cấp trên đều cho thấy việc chi tiêu ở đơn vị đảm bảo đúng đắn.

- Về tính hiệu lực: trong điều kiện yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao, nhiều tình huống thực hiện nhiệm vụ phải khẩn trương, chu đáo, song quá trình bảo đảm kinh phí, chi tiêu sử dụng kinh phí đã góp phần rất quan trọng vào kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Nhà khách.

Tóm lại, trong những năm qua, công tác quản lý tài chính ở Nhà khách Tỉnh ủy Quảng Trị cơ bản đã bám sát và phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đồng thời chất lượng quản lý tài chính năm sau đều tốt hơn năm trước.

2.5.2. Hạn chế

Một là, chưa phát huy đầy đủ vai trò của hệ thống tổ chức quản lý TC ở đơn vị làm cho chất lượng DTNS năm đơn vị lập chưa cao, sự định hướng chỉ đạo trực tiếp của Văn phòng tỉnh ủy và lãnh đạo Nhà khách chưa sát thực tế trong công tác lập dự toán thu chi. Chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ (kiểm tra, thanh tra tài chính nội bộ) còn rất hạn chế.

Hai là, hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính ở Nhà khách chưa cao.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ba là, Hoạt động kiểm soát chi, kiểm tra thanh tra có lúc chưa được duy trì, tăng cường thường xuyên, làm giảm tác dụng của công cụ quản lý quan trọng này.

Ba là, chất lượng quản lý nhiều loại khoản kinh phí chưa thỏa mãn cao yêu cầu quản lý tài chính là phải quản lý kinh phí đúng, đủ, chặt chẽ. Biểu hiện ở chỗ:

có những trường hợp chi vượt quá nội dung chỉ tiêu dự toán được duyệt, thiếu chứng từ, bảng kê chi tiêu, hoặc không thực hiện khảo sát giá.

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, do công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính nói chung, việc lập dự toán thu chi năm, quản lý thu, quản lý chi và quyết toán thu chi nói riêng chưa thật sự sát sao, cụ thể và còn đơn giản hóa trong chỉ đạo, điều hành. Nguyên nhân này một phần ảnh hưởng từ nhân tố bên trong “ hoạt động điều hành của cơ quan cấp trên” dẫn đến công tác quản lý tài chính gặp phải hạn chế này.

Thứ hai, do năng lực tham mưu của bộ phận kế toán, các tổ còn có những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế này do phản ánh sự tác động của chất lượng nguồn nhân lực trong đơn vị đến công tác quản lý tài chính.

Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra tài chính chưa được tăng cường về tổ chức; nhận thức chưa đầy đủ, chất lượng hiệu quả chưa cao. Thực trạng này một phần do công tác điều hành của cơ quan cấp trên trực tiếp.

Thứ tư, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, nhân viên bộ phận kế toán chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ chuyên môn còn thiếu.

Thứ năm, do hoạt động quản lý tài chính của Nhà khách phụ thuộc vào sự quản lý của Văn phòng tỉnh ủy nên chưa có tính chủ động trong việc quyết định một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính như chi sửa chữa, thay thế, nâng cấp trang thiết bị từ 20 triệu đồng trở lên nên ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của Nhà khách trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cải thiện điều kiện kinh doanh.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà khách tỉnh ủy quảng trị (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)