CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NHÀ KHÁCH TỈNH ỦY QUẢNG TRỊ
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Nhà Khách tỉnh ủy Quảng Trị
3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi
Để công tác quản lý các nguồn thu được thực hiện tốt, Nhà khách cần có các biện pháp tăng doanh thu và kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tránh để thất thoát, lãng phí. Các nội dung sau đây cần tập trung để có thể tăng cường nguồn thu và quản lý chặt chẽ các nguồn thu:
Thứ nhất, cần đa dạng nguồn thu bằng các hình thức cho thuê văn phòng, cung cấp đa dạng hơn các dịch vụ vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện, cà phê, giải khát, tận dụng cơ sở vật chất hiện có, tạo nguồn thu cải thiện đời sống cho người lao động.
Thứ hai, đầu tư công tác maketing khai thác thị trường, xây dựng chương trình khuyến mãi, định giá hợp lý, liên kết với các Tour du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là các Tour du lịch từ Nghệ An trở ra để thu hút lượng khách đến thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ.
Thứ ba, tìm mọi cách tiếp tục nâng chất lượng các dịch vụ hiện có, đặc biệt là nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ CBCNV để từng bước đạt chuẩn chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.
Thứ tư, đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc thu tiền, xuất hóa đơn bán hàng sao cho không bị thất thoát. Các dịch vụ phải được in hoán đơn bán lẻ, hóa đơn giá trị gia tăng đầy đủ, đúng số lượng để không bị thất thoát ở khâu thu tiền.
Thứ năm, bộ phận thủ quỹ, kế toán thực hiện chặt chẽ việc bàn giao tiền, chứng từ, sổ sách để không xảy ra sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến công tác quản lý thu chung của Nhà khách.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
-Đối với công tác quản lý chi:
Để hoàn thiện công tác quản lý chi, cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng các chỉ tiêu định mức chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ nhất, khi lập nhu cầu chi, nhất thiết Nhà khách phải tuân thủ yêu cầu: các khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều từng tháng trong năm (như tiền lương, phụ cấp, tiền ăn…); còn những khoản có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một thời điểm, phải thực hiện theo tiến độ thực hiện từng quý đã ghi trong kế hoạch dự toán năm được giao.
Thứ hai, trong cơ chế cấp phát tạm ứng kinh phí cho các bộ phận hoạt động, bộ phận kế toán cần theo dõi chi tiết cụ thể tình hình tạm ứng và thanh toán hoàn ứng kinh phí của các bộ phận; có biện pháp đôn đốc kịp thời về thanh toán hoàn ứng và làm thủ tục cấp kinh phí cho các bộ phận. Trong đó, cần tập trung vào một số nội dung sau:
-Hoàn ứng cho các bộ phận cần kịp thời, chi tiết, đầy đủ, bảo đảm chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
-Các bộ phận khi nhận và thanh toán kinh phí phải có đủ các tài liệu theo quy định của Nhà khách, gồm: kế hoạch (dự trù) chi tiêu; phê duyệt của Giám đốc Nhà khách; sổ theo dõi nhận kinh phí; các chứng từ, bảng kê chi tiêu liên quan.
-Bộ phận kế toán và các bộ phận phát sinh chi phí phải thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu kinh phí theo định kỳ hàng tháng, quý và năm. Đồng thời thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong kiểm kê kho vật tư hàng hóa, khảo sát giá cả, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Thứ ba, hoàn thiện xây dựng định mức chi đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ về mọi mặt chi phí trong quá trình hoạt động đồng thời có biện pháp kiên quyết xử lý kịp thời những trường hợp làm trái.
Giữ nghiêm kỷ luật lao động và xây dựng ý thức tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn Nhà khách. Bên cạnh đó cần xây dựng định mức tiền lương riêng theo các bộ phận, tiến đến khoán chi phí đảm bảo không lỗ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Nhà khách cần hoàn thiện hệ thống định mức chi được xây dựng cho một số nội dung bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa. Đây là những định mức cơ bản để thực hiện các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng.... Tuy nhiên, những định mức trên đã xây dựng từ lâu, đến nay có nhiều định mức đã lạc hậu do các yếu tố cấu thành nên định mức đã thay đổi.
-Về hệ thống máy móc, thiết bị: trang bị mới công nghệ cao mang tính chất hệ thống cao, quá trình tổ chức sửa chữa không thể tháo dỡ, tách rời khỏi hệ thống, mà phải sửa chữa bằng phương pháp thay thế khối, thay bảng mạch...
-Về yếu tố chi phí vật tư - lao động có nhiều biến động: Về chi phí lao động, do quy trình bảo quản, sửa chữa thay đổi nên có khuynh hướng ngày càng giảm dần; Về chi phí vật tư, nhìn chung giá cả trang bị, linh kiện thuộc lĩnh vực công nghệ tin học có khuynh hướng giảm giá rất nhanh. Ngoài ra, các yếu tố khác như:
giá cả nhiên liệu, điện năng cũng có nhiều biến động.Vì vậy, cần kịp thời nghiên cứu, xem xét, dự báo và thường xuyên cập nhật sự biến động của giá cả để điều chỉnh lại các định mức vật tư, kỹ thuật đó, bảo đảm tính tiên tiến, chính xác, phù hợp hơn cho hệ thống định mức chi tiêu sửa chữa của Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị.
Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ mua sắm vật tư, trang thiết bị. Trước hết về kiểm soát mua sắm, Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị cần kết hợp quản lý toàn diện cả về nguồn vốn của Nhà khách và các vật tư, trang thiết bị hiện có. Đó vừa là yêu cầu cơ bản, vừa là biện pháp thực tiễn quan trọng nhằm quản lý toàn diện, chặt chẽ nguồn tài chính của Nhà khách.
- Khi lập dự toán chi mua sắm vật tư, thiết bị của Nhà khách phải tính toán đầy đủ, thực tế nhu cầu, chi tiết các chủng loại, danh mục trang bị, vật tư cần thiết cho hoạt động của Nhà khách.
- Trong chi tiêu phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện mua sắm, việc chấp hành các qui định của Nhà nước, hướng dẫn của Văn phòng tỉnh ủy, quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà khách để mua sắm, quản lý sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Nhà khách cần tăng cường kiểm soát chi thông qua hoá đơn, chứng từ mua sắm.
Thực hiện nghiệm thu hàng hoá trước khi nhập kho và khi đưa vào sử dụng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Trong quá trình thanh, quyết toán, cần kiểm tra cả chỉ tiêu giá trị cũng như số lượng, chất lượng vật tư, hàng hoá. Hàng năm, ngoài việc lập báo cáo quyết toán kinh phí, các bộ phận phải lập báo cáo luân chuyển vật tư hàng hoá và quyết toán giá trị vật tư hàng hoá đã sử dụng trong năm.