Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 21 - 24)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Thực hành quyền công tố như đã phân tích ở trên còn KSĐT vụ án hình sự là hoạt động của VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTHS phát sinh trong giai đoạn điều tra, được thực hiện từ sau khi có quyết định kiểm tra vụ án của CQĐT và kết thúc khi CQĐT đề nghị VKS truy tố bị can ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra và gửi hồ sơ cho VKS nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Thực hành quyền công tố và KSĐT của VKS, nếu xem xét chúng dưới góc độ độc lập, riêng lẻ thì chúng có mục đích khác nhau. Mục đích của hoạt động THQCT nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh đối với tội phạm ra trước Tòa án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Mục đích KSĐT nhằm bảo đảm việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất, bảo vệ quyền con người, quyền của pháp nhân thương mại trong TTHS.

Tuy vậy giữa THQCT và KSĐT có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, chúng làm tiền đề và điều kiện cho nhau. Việc VKS chỉ thực hiện chức năng công tố

mà không thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp11 hoặc nên tách hai chức năng này do hai chủ thể độc lập nhau thực hiện12 là những vấn đề cần được nghiên cứu kỹ.

Thực tế đã chứng minh hai chức năng, nhiệm vụ trên của VKS phải luôn song hành, tác động qua lại với nhau và cùng thực hiện mới phát huy hiệu quả. Ở từng giai đoạn tố tụng, tuy các chức năng này thể hiện ở những mức độ và nội dụng khác nhau nhưng dù ở giai đoạn nào thì chúng cũng thể hiện mối quan hệ gắn bó, đan xen hữu cơ và bổ sung tích cực cho nhau. Công tác KSĐT có hiệu quả sẽ tạo điều kiện giúp cho việc THQCT được đúng đắn, có hiệu quả trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định, đề ra yêu cầu điều tra chính xác, sát với nội dung vụ án... Ngược lại công tác THQCT có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hoạt động KSĐT xác định kịp thời các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, đảm bảo việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm trong quá trình điều tra phải được khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm. Chỉ thực hiện tốt đồng thời hoạt động THQCT và KSĐT thì VKS mới có thể hoàn thành tốt được và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra: Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội phải đúng pháp luật, có căn cứ; việc điều tra phải được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, chính xác..., những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời và khắc phục ngay.

Như đã phân tích và làm rõ, nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là các hoạt động của VKS nhằm phục vụ cho việc buộc tội. Nội dung của KSĐT là bao gồm các hoạt động nhằm đảm bảo phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra từ đó kiến nghị, yêu cầu khắc phục

11. Ban chỉ đao Cải cách tư pháp Trung ương (2012), Đề án nghiên cứu chuyển VKS thành Viện công tố, Hà Nội 12. Tham luận tại Hội thảo khoa học về sửa đổi, bổ sung BLTTHS (2011), tác giả Trần Đình Nhã.

vi phạm bảo đảm việc điều tra phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền theo quyết định của pháp luật. Trong giai đoạn điều tra, để thực hiện tốt việc THQCT, đó là việc bảo đảm việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh, quyết định tố tụng của CQĐT được chính xác, đúng pháp luật, đòi hỏi phải kiểm tra chặt chẽ tính có căn cứ, tính hợp pháp và tính có liên quan của tài liệu điều tra do CQĐT thu thập, đây chính là hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát điều tra. Trên cơ sở kết quả của hoạt động KSĐT, thì VKS sẽ quyết định việc phê chuẩn hoặc hoặc không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các lệnh, quyết định tố tụng của CQĐT. Việc thực hiện công tác KSĐT nếu có sai sót, nhận định không chính xác sẽ kéo theo việc vi phạm tố tụng của hoạt động THQCT.

Như vậy, mối quan hệ giữa THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là mối quan hệ hỗn hợp tác động lẫn nhau cùng vì mục đích là phát hiện nhanh chóng, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi phạm tội, bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Hoạt động THQCT là bảo đảm mọi tội phạm, người phạm tội phải được xử lý, còn KSĐT trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm việc xử lý tội phạm đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Thực hành quyền công tố và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hai mặt hoạt động của VKS song song diễn ra, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai hoạt động này có tác dụng làm tăng hiệu quả hoạt động của VKS, nhiệm vụ của hoạt động này làm tiền đề cho nhiệm vụ của hoạt động kia và ngược lại, kết quả của hoạt động này là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kia. Việc tổ chức thực hiện hai chức năng này nếu càng có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai mặt hoạt động này thì sẽ tiến đến mục đích chung là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)