Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ
Trên cơ sở nghiên cứu kết quả tại VKSND tỉnh Điện Biên, tác giả có những nhận định về THQCT trong giai đoạn điều tra như sau:
2.2.1. Những kết quả đạt được
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên được thành lập theo cấp hành chính và được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Tới đầu năm 2017 đã có 12 phòng và 10 VKSND huyện, thị, thành phố. Thông qua công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND cho thấy ở từng lĩnh vực tội phạm còn nhiều diễn biến phức tạp, đáng chú ý là: Tội phạm ma túy, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về sở hữu, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia vẫn còn tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội. Do vậy, cần phải có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm xảy ra giữ vững trật tự trị an an toàn xã hội.
* Về THQCT đối với các hoạt động điều tra của CQĐT:
Theo báo cáo của VKSND tỉnh Điện Biên giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, VKSND hai cấp đã thụ lý 2002 vụ án và 6528 bị can. Số vụ án và bị can có xu hướng tăng ở những năm 2016 và 2017 với tính chất và thủ đoạn ngày càng tinh vi và nghiêm trọng. VKS THQCT để đảm bảo việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội đúng quy định của pháp luật. Kết quả THQCT trong kiểm tra vụ án hình sự, khởi tố bị can của VKSND tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả THQCT trong khởi tố vụ án hình sự của VKSND tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2013-2017
Năm
Tổng số quyết định khởi
tố vụ án
VKS yêu cầu CQĐT kiểm tra
vụ án (tỷ lệ %)
VKS yêu cầu CQĐT hủy quyết
định kiểm tra vụ án (tỷ lệ %)
VKS trực tiếp kiểm tra vụ án
(tỷ lệ %)
VKS hủy quyết định không kiểm tra vụ án
(tỷ lệ %)
2013 958 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
2014 953 1 0,1% 2 0,2% 0 0% 0 0%
2015 931 3 0,3% 0 0% 0 0% 0 0%
2016 1081 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
2017 1079 1 0,09% 1 0,09% 0 0% 0 0%
Tổng 5002 4 0,079% 3 0,06% 0 0% 0 0%
Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017
Bảng 2.2: Kết quả THQCT trong khởi tố bị can của VKSND tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2013-2017
Năm
Tổng số bị can bị khởi
tố
VKS phê chuẩn quyết định khởi tố
bị can (tỷ lệ %)
VKS yêu cầu CQĐT khởi
tố bị can (tỷ lệ %)
VKS ra quyết định khởi tố
bị can (tỷ lệ %)
VKS yêu cầu CQĐT thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can
(tỷ lệ %)
VKS hủy bỏ quyết định khởi tố bị can
(tỷ lệ %)
2013 1347 1347 100% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
2014 1289 1286 99,7% 0 0% 0 0% 0 0% 3 0,3%
2015 1176 1176 100% 1 0,08% 0 0% 0 0% 0 0%
2016 1350 1350 100% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
2017 1370 1369 99,9% 3 0,21% 0 0% 0 0% 1 0,1%
Tổng 6532 6528 99,9% 4 0,06% 0 0% 0 0% 4 0,06%
Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017 Qua THQCT trong giai đoạn điều tra thấy: Theo bảng thống 2.1 và 2.2 thì trong 05 năm từ 2013 đến 2017, VKSND tỉnh Điện Biên chỉ yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 04 vụ chiếm tỷ lệ 0,079%, yêu cầu CQĐT hủy quyết định khởi tố vụ án 03 vụ chiếm tỷ lệ 0,06% trong tố số khởi tố vụ án hình sự là 5002 vụ án; Đối với khởi tố bị can, VKSND tỉnh Điện Biên chỉ yêu cầu CQĐT khởi tố bị can 04 trường hợp chiếm 0,06% và hủy quyết định khởi tố bị can 04 trường hợp chiếm 0,06% trong tổng số 6532 bị can khởi tố. Có thể thấy, việc giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh được giải quyết đúng theo quy định pháp luật, những trường hợp VKS phải hủy hoặc yêu cầu khởi tố là rất ít, đó là những trường hợp cá biệt do vụ án tính phức tạp cao.
Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên diễn biến khá phức tạp. Tệ nạn nghiện ma túy vẫn thường xảy ra hầu hết các xã phường trong tỉnh làm cho diễn biến của tội phạm ma túy càng thêm phức tạp. Tập trung vào các loại tội mua bán, tàng trữ, vận chuyển và chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm ma túy ở tỉnh Điện Biên không có biến động lớn
về cơ cấu và số lượng, song phương pháp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và mang tính chuyên nghiệp, hình thành đường dây buôn bán liên tỉnh, nhiều đối tượng tham gia… hầu hết các đối tượng phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ nên gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng khi phát hiện, điều tra, xử lý.
Để có được kết quả trên đây là do trong quá trình THQCT trong giai đoạn điều tra, VKS các cấp đã tích cực, chủ động phối hợp với CQĐT và các cơ quan nhà nước nhằm nắm vững tình hình tội phạm, chủ động đề xuất với các cấp chính quyền trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. VKS đã kiểm sát chặt chẽ hoạt động xử lý thông tin tội phạm vi phạm của CQĐT, từ đó ra các quyết định chính xác trong giai đoạn khởi tố nhằm chống oan sai bỏ lọt tội phạm.
Điển hình vụ án: Hồi 17 giờ 00 phút ngày 22/10/2017, tại khu vực Bến xe khách, thuộc tổ 04 phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ. Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên, Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, Cục hải quan tỉnh Điện Biên và phòng PC47 - Công an tỉnh Điện Biên đã phát hiện và bắt quả tang Tòng Văn Ổn (SN: 1965, Bản Chợ, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, Điện Biên) vật chứng thu giữ 5.000 gam ma túy đá, đây là vụ án mua bán ma túy đá lớn nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ trước đến nay. Mở rộng điều tra, CQĐT đã khởi tố 03 bị can.
* Về THQCT trong việc ra các quyết định
Để thực hiện mục tiêu đấu tranh phòng chống tội phạm, VKS ngoài việc tích cực trong hoạt động THQCT trong khởi tố vụ án, khởi tố bị can, còn tiến hành kiểm sát chặt chẽ hoạt động áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế từ đó để THQCT một cách chính xác và kiên quyết hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT.
Bảng 2.3: Tình hình THQCT trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của VKSND tỉnh Điện Biên
Năm
Quyết định phê
chuẩn lệnh bắt
người trong trường
hợp khẩn cấp
Quyết định không
phê chuẩn lệnh bắt
người trong trường
hợp khẩn cấp
Quyết định hủy bỏ Quyết định tạm
giữ
Quyết định không
phê chuẩn QĐ gia hạn tạm
giữ
Quyết định không
phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam
Quyết định không
phê chuẩn
Lệnh tạm giam
Quyết định không
phê chuẩn Lệnh gia
hạn tạm giam
Quyết định không
phê chuẩn QĐ thay
đổi BPNC
2013 174 5 0 0 0 0 0 0
2014 114 3 1 0 1 0 0 0
2015 80 0 0 0 0 0 0 0
2016 100 0 0 0 0 0 0 0
2017 79 0 2 0 0 0 0 0
Tổng 547 8 3 0 1 0 0 0
Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017 Thực tiễn hoạt động phê chuẩn, không phê chuẩn bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Hàng năm VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên phê chuẩn rất nhiều các trường hợp bắt khấp (nay gọi là giữ người trong trường hợp khẩn cấp) để kịp thời phục vụ cho hoạt động điều tra, cũng như ngăn chặn không cho tội phạm tiếp tục phạm tội, số Lệnh bắt khẩn cấp VKS phê chuẩn tăng giảm không ổn định qua các năm, trong đó cao nhất là năm 2013 là 174 trường hợp, thấp nhất là năm 2017 với 79 trường hợp. Tuy nhiên qua công tác THQCT phát hiện có một số trường hợp không đủ căn cứ bắt khẩn cấp (theo Điều 81 BLTTHS năm 2003). Chính vì vậy, trong vòng 05 năm, hoạt động THQCT, VKS đã không phê chuẩn 08 lệnh bắt khẩn cấp, buộc phải trả tự do cho người bắt.
Thực tiễn hoạt động hủy bỏ quyết định tạm giữ, không gia hạn tạm giữ: Trong 05 năm từ 2013 - 2017, VKS hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với 03 trường hợp vào các năm 2014, 2017 chiếm 0,07% trên tổng số người bị
tạm giữ trong 05 năm và VKS không hủy bỏ quyết định gia hạn tạm giữ nào của CQĐT.
Thực tiễn hoạt động yêu cầu CQĐT bắt tạm giam bị can: Trong 05 năm từ năm 2013 - 2017, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên chỉ không phê chuẩn 01 Lệnh bắt bị can để tạm giam vào năm 2014. Hoạt động bắt bị can đề tạm giam đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật TTHS.
Thực tiễn hoạt động không phê chuẩn lệnh tạm giam, không phê chuẩn gia hạn tạm giam: Trong 05 năm, không có trường hợp nào VKS không phê chuẩn lệnh tạm giam. Trong giai đoạn 05 năm thống kê, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã tiến hành gia hạn tạm giam đối với tất cả các trường hợp CQĐT đề nghị và đều đảm bảo có căn cứ và đúng pháp luật.
Qua số liệu trên cho thấy, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã chú trọng nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, KSV trong việc đánh giá chứng cứ trước khi phê chuẩn, ban hành các Lệnh, quyết định về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp; ngăn chặn bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật; hạn chế việc lạm dụng và vi phạm trong việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. VKS đã kịp thời phê chuẩn áp dụng những biện pháp ngăn chặn có căn cứ và cần thiết để tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án, đồng thời cũng phát hiện ra những trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn không có căn cứ để không phê chuẩn; do đó chất lượng công tác bắt, tạm giữ hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên luôn được đảm bảo.
* Thực hành quyền công tố trong việc trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra
Thực trạng THQCT trong việc trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra tại VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên được thực hiện nhiều, tuy nhiên không được thống kê chính thức, nên không có số liệu cụ thể. Trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra được thể hiện rõ nhất trong việc lấy lời khai, hỏi cung bị can của KSV.
Trong năm 2017 VKSND tỉnh Điện Biên lựa chọn, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là: "Tăng cường thực hiện và hoàn thiện kỹ năng lấy lời
khai, hỏi cung bị can của Kiểm sát viên nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết tố giác tin báo tội phạm và điều tra tội phạm" và đề ra chỉ tiêu, mỗi vụ, việc KSV phải trực tiếp, phối hợp với ĐTV lấy lời khai, hỏi cung bị can trước khi phê chuẩn lệnh, quyết định trong giai đoạn điều tra và trước khi truy tố nhằm củng cố chặt chẽ chứng cứ cũng như kiểm tra hoạt động điều tra của CQĐT, hạn chế thấp nhất những thiếu sót trong quá trình điều tra để vụ án được tiến hành khách quan, đầy đủ, chính xác. Thực hiện công tác trọng tâm, đột phá năm 2017, KSV VKS hai cấp đã trực tiếp lấy lời khai, hỏi cung bị can: 1.627 lần; phối hợp với ĐTV lầy lời khai, hỏi cung bị can: 711 lần, nghiên cứu đề ra 971 bản yêu cầu điều tra đối với các vụ án mới khởi tố.
* Về THQCT theo các nhiệm vụ, quyền hạn khác của VKS Thứ nhất: Đề ra yêu cầu điều tra
Thực tiễn quy định về THQCT đề ra yêu cầu điều tra trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Việc đề ra yêu cầu điều tra của VKSND tỉnh Điện Biên 2013-2017
Năm Tổng số án mới
khởi tố Yêu cầu điều tra Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để phê chuẩn
2013 803 554 68,99% 0 0%
2014 805 594 73,78% 0 0%
2015 747 747 100% 0 0%
2016 881 903 102,49% 0 0%
2017 898 971 108,12% 0 0%
Tổng 4134 3769 91,17% 0 0%
Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017 Tổng số yêu cầu điều tra VKSND tỉnh Điện Biên ban hành tăng qua các năm. Năm 2017 đã tích cực ban hành 971 bản yêu cầu điều tra chiếm tỉ lệ 108,12% cao nhất trong các năm vừa rồi. Điều này thể hiện, các KSV khi trực tiếp làm án, ngày càng chú trọng tới tầm quan trọng của yêu cầu điều tra để từ đó đề ra các bản yêu cầu điều tra chất lượng để CQĐT thực hiện.
Thứ hai, Thực trạng việc THQCT trong việc yêu cầu truy nã bị can của VKS không được thống kê chính thức trong thống kê của ngành Kiểm sát vì vậy không có được con số cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế CQĐT tỉnh Điện Biên luôn chủ động thực hiện nội dung này rất hiệu quả, vì vậy, không có trường hợp nào VKSND tỉnh Điện Biên phải yêu cầu truy nã bị can.
2.2.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được
Kết quả hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự giai đoạn từ năm 2013-2017 cho thấy VKS hai cấp tỉnh Điện Biên đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các cơ quan tư pháp, thực hiện tốt chức năng của ngành trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Các kết quả đạt được trên xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Một là, lãnh đạo VKSND các cấp đã quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp; chú trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở VKS cấp huyện, tổ chức giao ban hàng tháng hai cấp bằng hệ thống truyền hình trực tuyến nhằm hướng dẫn khó khăn, vướng mắc; đã quan tâm đến công tác rút kinh nghiệm thông qua việc thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ, thông qua việc giải quyết các vụ án cụ thể để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động THQCT. Lãnh đạo hai cấp VKSND tỉnh Điện Biên đã có kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, bố trí phân công KSV thực hiện chuyên khâu ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho đến khi xét xử vụ án hình sự. Khi các đạo luật pháp luật được ban hành, đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn các văn bản pháp luật mới trong đó có BLHS, BLTTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tam giam 2015, Luật tổ chức CQĐT hình sự.
Hai là, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của Lãnh đạo, KSV hai cấp ngày càng được nâng cao. Việc vận dụng áp dụng pháp luật tương đối vững vàng.
Ba là, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để nâng cao chất lượng THQCT. VKSND hai cấp đã thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các Cơ quan THTT trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành. Duy trì tốt chế độ giao ban định kỳ với các Cơ quan tố tụng, Ban Nội chính Tỉnh ủy để kịp thời bàn giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành. VKS hai cấp đã chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hai cấp định kỳ xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác giam, giữ tại các Nhà tạm giữ Công an cấp huyện và Trại tạm giam Công an tỉnh; phối hợp với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại CQĐT Công an hai cấp; tham gia cùng Ban Nội chính Tỉnh ủy rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.
Bốn là, hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thực hiện theo đúng Quy chế số 07 ngày 02/01/2008 do VKSNDTC ban hành và quán triệt Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 6/12/2013 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra (nay được thay thế bởi Quy chế tạm thời công tác THQCT và kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố theo Quyết định số 03 ngày 29/12/2017 của VKSNDTC), nên khi KSV được phân công THQCT, KSĐT đã đảm bảo bám sát quá trình điều tra, nắm chắc được tiến độ điều tra vụ án. Do đó, đã kịp thời khắc phục vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra của CQĐT.
Năm là, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với CQĐT cùng cấp trong việc áp dụng, thay đổi và hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đều được tiến hành khẩn trương nên đã từng bước hạn chế tình trạng để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc
phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong cả nước.
2.2.3. Những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục
2.2.3.1. Những hạn chế, vướng mắc
Thứ nhất: vẫn còn để xảy ra tình hình trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan THTT: Để đánh giá một cách đầy đủ, chất lượng, hiệu quả hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên cần xem xét tới tình hình trả hồ sơ giữa các cơ quan THTT cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Tình hình VKSND 2 cấp trả hồ sơ cho CQĐT điều tra bổ sung
Năm
Số vụ CQĐT 2 cấp đề nghị
truy tố
Số vụ VKS 2 cấp trả hồ
sơ điều tra bổ sung
Tỷ lệ (%)
Lý do trả hồ sơ Thiếu
chứng cứ
Vi phạm tố tụng
Trả theo công văn 234 của
Tòa án
Lý do khác
2013 793 05 0,63% 05 0 0 0
2014 769 09 1,17% 0 0 09 0
2015 707 07 0,99% 01 0 06 0
2016 900 01 0,11% 0 0 0 01
2017 880 01 0,11% 01 0 0 0
Tổng 4049 23 0,56% 7 0 15 1
Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017 Bảng 3.6: Tình hình TAND 2 cấp trả hồ sơ cho VKSND điều tra bổ sung
Năm Số vụ VKSND 2 cấp truy tố
Số vụ TAND 2 cấp trả hồ
sơ điều tra bổ sung
Tỷ lệ (%)
Lý do trả hồ sơ Thiếu
chứng cứ
Vi phạm tố tụng
Trả theo công văn 234
của Tòa án
Lý do khác
2013 788 9 1,14% 9 0 0 0
2014 824 16 1,94% 0 0 06 07
2015 760 39 5,13% 02 0 37 0
2016 994 02 0,2% 02 0 0 0
2017 945 06 0,63% 04 01 0 01
Tổng 4311 72 1,67% 17 1 43 8
Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017