7. Kết cấu của luận văn
1.3. Ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
Thứ nhất, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự góp phần bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, xử lý nhanh chóng nghiêm minh kịp thời; không bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội.
Viện kiểm sát là một trong những cơ quan THTT với phạm vi quyền công tố và THQCT từ khi phát hiện tội phạm đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Hoạt động của các CQĐT, truy tố, xét xử đều có sự đan xen, ràng buộc nhau, vì có VKS nên CQĐT không thể tùy tiện bắt ai, khởi tố ai, bỏ qua cho trường hợp nào cũng được; tương tự như vậy Tòa án không thể xét xử thế nào, tuyên chọn loại, mức hình phạt nào cũng được. Họ có thể bị VKS can thiệp bằng các quyền năng tố tụng ngay lập tức nếu CQĐT và Tòa án ra các văn bản áp dụng pháp luật sai. Điều đó cho thấy VKS có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ công lý trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.
Trong giai đoạn điều điều tra, thì mục tiêu của giai đoạn điều tra là nhằm thu thập những chứng cứ, tài liệu để làm rõ nội dung của vụ án và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Để có cơ sở truy tố, xét xử người phạm tội đúng người, đúng pháp luật thì THQCT trong giai đoạn điều tra sẽ giúp kịp thời thu thập những tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc buộc tội, gỡ tội, đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội không bỏ lọt tội phạm.
Thông qua công tác THQCT và KSĐT, KSV là những người trực tiếp kiểm nghiệm tính phù hợp hay không phù hợp, có căn cứ hay không có căn cứ của các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là BLHS và BLTTHS. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cơ chế quản lý kinh tế của chúng ta chưa hoàn thiện còn nhiều vấn đề bất cập, một số quan hệ thuộc lĩnh vực mới nhưng
BLHS chưa được pháp điển hóa để bảo vệ, nhiều quy phạm đã lạc hậu, chồng chéo cho nên tội phạm thường lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội, nhất là những tội phạm tham ô, cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ… Chẳng hạn, nhiều trường hợp bị ép đưa hối lộ nhưng không dám tố cáo vì họ biết rằng nếu tố cáo có thể cả người nhận và người đưa đều bị xử lý hoặc người nhận thì không sao, còn người đưa hối lộ thì bị xử lý về tội vu khống. Vậy làm sao để khắc phục những điều này, thì câu trả lời đầu tiên là chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, có tính dự báo trên tất cả các lĩnh vực của quản lý nhà nước. Qua công tác THQCT, VKSNDTC sẽ tổng hợp những vấn đề bất cập nêu trên đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung thay thế cho phù hợp. Như vậy, công tác THQCT ở giai đoạn điều tra có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Thứ hai, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn có vai trò hướng các chủ thể của quan hệ pháp luật, thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ của mình khi THTT, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, nhất là người bị tạm giữ, bị can, người bị hại; ngăn ngừa việc lạm quyền của những người THTT. Qua truy tố người phạm tội, công tác THQCT đã góp phần giáo dục riêng đối với người phạm tội, răn đe phòng ngừa chung đối với người đã và đang có ý định phạm tội, góp phần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật; kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh các vi phạm và tội phạm.
Thứ ba, mục đích mà quá trình TTHS cần đạt tới và đòi hỏi các cơ quan THTT phải quan tâm được quy định tại Điều 1 BLTTHS đó là: "bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội..." và VKS với những nhiệm vụ, quyền hạn của mình là THQCT bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, mọi
hành vi phạm tội, người phạm tội kịp thời, nghiêm minh. Với chức năng THQCT của VKS, bảo đảm không để người nào bị áp dụng biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật, không để xảy ra trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong TTHS làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào pháp luật cũng như các cơ quan thi hành pháp luật, làm giảm tính nghiêm minh của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Kết luận Chương 1
Nghiên cứu về THQCT nói chung và THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của VKS trong hoạt động THQCT được thực hiện xuyên suốt quá trình TTHS. Và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, hoạt động THQCT có ý nghĩa rất lớn trong việc tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm, làm sáng tỏ những chứng cứ có ý nghĩa quyết định cho việc buộc tội hay gỡ tội ở những giai đoạn tố tụng tiếp theo.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về THQCT nói chung và THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng về những khía cạnh như: chủ thể, đối tượng, phạm vi về thời gian, nội dung, mục đích và đưa đến kết luận về khái niệm THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ được mối quan hệ giữa THQCT và hoạt động KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự dưới góc độ nhìn nhận là hai chức năng của VKS. Từ sự nhận thức đúng đắn về THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sẽ là cơ sở để tiến hành đề xuất, xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về THQCT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Chương 2