Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 62 - 76)

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân với hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

* Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và đối với công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân là tất yếu, khách quan. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng phải toàn diện trên các mặt: Xây dựng các tổ chức Đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân; lãnh đạo chặt chẽ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trong đó có công tác THQCT trong giai đoạn điều tra của VKS; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, chức vụ ở VKS các cấp. Muốn vậy, công tác lãnh đạo của Đảng phải:

+ Thường xuyên quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban cán sự Đảng của VKS, nhất là ở cấp tỉnh. Xây dựng các tổ chức Đảng ở VKS các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đủ năng lực

lãnh đạo công tác THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là công tác THQCT trong giai đoạn điều tra.

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật làm cơ sở cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Theo phương châm, đấu tranh phòng chống tội phạm không có "vùng cấm"; quy định của pháp luật phải cụ thể, rõ ràng, minh bạch, đủ mạnh để mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện và xử lý công bằng, đúng pháp luật; không để sơ hở cho

"nhóm lợi ích" "cá nhân" lợi dụng, thực hiện các hành vi tiêu cực, phạm tội.

+ Quan tâm lãnh đạo kiện toàn đội ngũ cán bộ, KSV; nhất là các đồng chí lãnh đạo ở VKS các cấp; Cần có quy định đồng chí Viện trưởng VKSNDTC được cơ cấu vào Ban Bí thư, đồng chí Viện trưởng VKS cấp tỉnh được cơ cấu vào Ban Thường vụ; đồng chí Viện trưởng VKS cấp huyện được cơ cấu vào Ban chấp hành đảng bộ. Có như vậy, mới đảm bảo cho VKS hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Hoàn thiện cơ chế phối hợp làm việc giữa các tổ chức Đảng, nhất là Ban Nội chính Tỉnh ủy với VKS. Theo hướng: Một là, Ban cán sự Đảng VKS tỉnh Điện Biên phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy Điện Biên xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp công tác, trên cơ sở quy chế phối hợp, hàng năm xây dựng chương trình phối hợp cụ thể, lựa chọn các nội dung liên quan đến hai ngành theo chỉ đạo của Cấp ủy, của ngành dọc để phối hợp triển khai thực hiện, định kỳ có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Hai là, Cấp ủy định kỳ tổ chức giao ban hàng tháng, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác tư pháp.

- Để thực hiện tốt các yêu cầu lãnh đạo của Đảng, VKS phải: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/07/2007 của Bộ Chính trị về

"Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng". Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kế hoạch kiểm tra, giám sát của Cấp ủy Đảng. Thông qua công tác kiểm sát, tổng hợp tình hình chấp hành pháp luật, tham mưu cho cấp ủy các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

* Tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân Thứ nhất: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, của Đại biểu Quốc hội đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nói chung và công tác THQCT trong giai đoạn điều tra nói riêng. Theo hướng: Một là, hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra phải định kỳ được giám sát bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua việc nghe báo cáo, thẩm tra và cho ý kiến về báo cáo công tác tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Thông qua chất vấn và trả lời chất vấn… đối thoại trực tiếp; Hai là, phân công đại biểu có chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực pháp luật trực tiếp phụ trách giám sát hoạt động công tác của VKS và các cơ quan tư pháp. Gắn trách nhiệm của các đại biểu này với kết quả công tác của các cơ quan tư pháp.

Thứ hai: Xác định rõ trách nhiệm của Viện trưởng VKS trong việc xử lý, thực hiện các kết luận giám sát, đảm bảo các nội dung đã kết luận đều được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giám sát đối với hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra của VKS.

* Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân

Hiện nay có tình trạng thiếu hiểu biết, hiểu biết không đầy đủ về pháp luật của bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, đã hạn chế đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật. Do vậy, cần đổi mới, kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, hoạt động trợ giúp pháp lý và các phương tiện truyền thông; Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong ngành.

Nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ và nhân dân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND.

Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên, VKS hai cấp ở tỉnh Điện Biên cần phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình của tỉnh và của các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp về công tác thông tin, tuyên truyền. Theo đó hàng tháng các VKS lựa chọn những nội dung theo định hướng của công tác thông tin, tuyên truyền phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình cùng cấp xây dựng thành các sản phẩm thông tin, tuyên truyền.

3.2.2. Tăng cường và đổi mới công tác tổ chức, cán bộ

* Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy

Hiện nay, tổ chức bộ máy của ngành Kiểm sát để thực hiện công tác THQCT, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS ở VKS các cấp còn bất cập, chưa hợp lý, hạn chế đến hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Ở VKSNDTC, VKS cấp tỉnh có nhiều đơn vị khác nhau nhưng nhiệm vụ lại có tính chất tương đồng, đều THQCT trong giai đoạn điều tra đối với vụ án hình sự, chỉ khác là các đơn vị được giao thụ lý, giải quyết từng loại án khác nhau. Theo đó, VKSNDTC có tới 06 vụ thực hiện nhiệm vụ THQCT, KSĐT. Còn ở các VKS cấp tỉnh, nơi có ít đơn vị THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử sơ thẩm nhất là tỉnh Bắc Cạn, chỉ có 01 Phòng (thụ lý, giải quyết tất cả các loại án hình sự); nơi có nhiều đơn vị THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử sơ thẩm nhất là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có tới 04 Phòng. Thực trạng này, đã tạo ra tổ chức, bộ máy cồng kềnh, chồng chéo; vừa tốn kém nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất; vừa khó khăn, chồng chéo cho quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử vụ án hình sự. Do vậy, VKSNDTC cần khẩn trương nghiên cứu, thống nhất chỉ đạo kiện toàn, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc cấp Vụ, cấp Phòng ở VKSNDTC, VKSND cấp tỉnh, theo hướng giảm đầu mối, tinh gọn thành một đơn vị thực hiện nhiều nhiệm vụ có tính chất tương đồng (theo Kế hoạch số 13-KH/BCSĐ ngày 31/01/2018 của Ban cán sự Đảng VKSNDTC).

* Đổi mới và nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của VKSND các cấp:

- Thực hiện nghiêm túc nội dung của Điều 6 theo quy định của quy chế phối hợp giữa VKS cấp trên và VKS cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do VKS cấp trên THQCT, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công có VKS cấp dưới THQCT, kiểm sát xét xử sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 314/QĐ-VKSTC ngày 05/7/2018

Tại Điều 6 của Quy chế cũng đã chỉ rõ cách thức, quy trình để KSV của VKS cấp dưới biệt phái lên VKS cấp trên để THQCT, Kiểm sát điều tra hoặc nghiên cứu hồ sơ vụ án tại VKS cấp trên. Để thực hiện nghiêm túc Quy chế trên, cần quán triệt đầy đủ tới VKS các cấp; hàng tuần hoặc hàng tháng phải thực hiện việc rà soát các vụ án hình sự có trường hợp nào cần phải thực hiện như trong quy chế không.

- Ban hành Quy chế về: Công tác quản lý, chỉ đạo giải quyết án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.

Đây là giải pháp rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo công tác kiểm sát giải quyết án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên hiện nay, theo các quy định mới của BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức VKSND năm 2014. Trong Quy chế cần phản ánh được các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Nội dung Quy chế toàn diện, bao quát, điều chỉnh được toàn diện các tình huống quản lý, chỉ đạo về giải quyết án hình sự trong thực tiễn.

Thứ hai: Nội dung điều chỉnh của Quy chế (để phân biệt với các nội dung quy định trong các Quy chế nghiệp vụ của VKSTC...): Là các mối quan hệ về công tác quản lý, chỉ đạo đối với các công tác THQCT, KSĐT trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.

Thứ ba: Trong Quy chế các hoạt động quản lý hành chính tư pháp và hoạt động THTT của Viện trưởng; Phó Viện trưởng; của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; của KSV; Kiểm tra viên phải được phân định rõ ràng, khoa học;

thực hiện có nề nếp, không chồng chéo; phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải

cách tư pháp của Đảng, Nhà nước ta; đúng với quy định của BLTTHS năm 2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014 và các Quy chế nghiệp vụ của VKSNDTC.

Thứ tư: Quy chế phải quy định rất rõ ràng, cụ thể, toàn diện các nội dung:

Cách phân công cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng, KSV, Kiểm tra viên ở VKS hai cấp khi phụ trách lĩnh vực, khi thụ lý, chỉ đạo giải quyết án;

Quy định rất cụ thể về trách nhiệm, phương pháp quản lý, chỉ đạo của từng lãnh đạo VKS hai cấp; của từng lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ; của KSV và Kiểm tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được phận công;

- Ban hành Quy định về: Nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của lãnh đạo VKS tỉnh Điện Biên khi được phân công phụ trách VKS cấp huyện.

Đây là giải pháp rất quan trọng: Một là: Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, khoa học giữa Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo VKS tỉnh với các Huyện ủy, Thành ủy về công tác lãnh đạo hoạt động công tác kiểm sát ở địa phương; Hai là: Xác định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức thực hiện nhiệm vụ của từng Ủy viên Ban cán sự Đảng là lãnh đạo VKS tỉnh khi được phân công phụ trách địa bàn cấp huyện; Ba là: Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo của tập thể lãnh đạo và cá nhân đồng chí Viện trưởng VKS tỉnh đối với VKS cấp huyện. Qua đó, giúp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo các VKS cấp huyện, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị:

THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành ở địa phương. Góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự, làm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác THQCT, kiểm sát giải quyết án hình sự, còn cần:

+ Nhận thức đúng đắn, đầy đủ vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của VKS hai cấp, cũng như việc xây dựng chương trình, hướng dẫn công tác của các đơn vị nghiệp vụ VKS tỉnh cho các VKS cấp huyện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp. Góp phần, nâng cao

chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của lãnh đạo VKS các cấp.

+ Thực hiện thường xuyên, liên tục công tác kiểm tra và hướng dẫn áp dụng pháp luật cho VKS cấp huyện trước yêu cầu của việc thực hiện các đạo luật mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018, nhất là BLHS, BLTTHS, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015,... Kịp thời trả lời thỉnh thị chính xác, cụ thể, tránh chung chung, thiếu tính khoa học, tính thuyết phục và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời đối với những khó khăn, vướng mắc của VKS cấp dưới về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, quan điểm xử lý vụ án, bị can …;

+ Thực hiện tốt các chế độ thông tin, báo cáo nghiệp vụ theo quy chế của VKSND tối cao; tăng cường công tác nắm tình hình thông qua dư luận quần chúng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến tình hình vi phạm và tội phạm xảy ra ở địa phương, về công tác giải quyết án của KSV để có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời; nâng cao chất lượng các loại báo cáo theo quy chế của VKSTC.

+ Kịp thời khen thưởng đối với những tập thể và cá nhân có thành tích, sáng tạo trong công tác, xử lý nghiêm minh những cá nhân do thiếu trách nhiệm mà vi phạm kỷ luật nghiệp vụ một cách công khai, minh bạch, dân chủ và khách quan. Việc khen thưởng là một tấm gương để mọi người noi theo học tập và kỷ luật là một bài học rút kinh nghiệm bổ ích.

* Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ

- Trong công tác tuyển dụng, điều động, biệt phái, luân chuyển:

Việc tuyển dụng công chức phải đúng theo quy chế số 494 ngày 25/8/2016 về tuyển dụng công chức của VKSNDTC, đảm bảo tiêu chuẩn theo chức danh chuyên môn, đảm bảo công khai, dân chủ.

Quán triệt và thực hiện việc đánh giá cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng, đó là đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ

vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ quần chúng, phát huy sức mạnh của tập thể phẩm chất đạo đức lối sống, khả năng và chiều hướng phát triển, tinh thần đấu tranh chống tham nhũng quan liêu, lãng phí, cục bộ bè cánh.

Chú trọng việc rà soát bổ sung quy hoạch và kiểm tra thực hiện công tác quy hoạch cán bộ. Hàng năm phải làm tốt việc rà soát bổ sung quy hoạch và kiểm tra thực hiện công tác quy hoạch cán bộ. Đặc biệt quan tâm đến nội dung này để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, trên cơ sở đó có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt cán bộ phù hợp, theo một quy trình chặt chẽ, có lộ trình cụ thể đối với từng chức danh.

Cần phải thực hiện nghiêm về công tác luân chuyển cán bộ, xác định đây là nhiệm vụ thiết thực, cần làm thường xuyên, để qua đó phát huy được năng lực, sở trường công tác của cán bộ và đào tạo cán bộ trẻ có triển vọng.

Tuy nhiên việc luân chuyển, điều động, đề bạt phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và để củng cố, tổ chức bộ máy, không nóng vội thực hiện tràn lan chạy theo số lượng làm xáo trộn tổ chức, ảnh hưởng chất lượng công tác.

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý phải được thực hiện thận trọng, dân chủ, đảm bảo công bằng trong lựa chọn, tránh định kiến hoặc cảm tính, không đề nghị bổ nhiệm đề đạt những người không đủ phẩm chất và năng lực.

3.2.3. Tăng cường trách nhiệm và năng lực của Kiểm sát viên đối với công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

- Nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, KSV

Để nâng cao năng lực trình độ, nhận thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, KSV thì VKSND các cấp cần tập trung quan tâm, chú trọng vào các nội dung:

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm".

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)