Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thực hành quyền công tố trong

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 52 - 62)

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

3.1. Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thực hành quyền công tố trong

3.1.1. Hoàn thiện và tăng cường hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Một là, qui định của BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên

+ Theo Điều 38 và 43 BLTTHS năm 2015 quy định: "Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên được giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này". Tuy nhiên, những người này có được nhận các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của BLTTHS hay không thì chưa quy định rõ. Do vậy, cần bổ sung thêm quy định để Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên được nhận các loại văn bản tố tụng này.

+ Theo Điều 38 và 43 BLTTHS quy định: "Cán bộ điều tra giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm , hồ sơ vụ án và

thực hiện hoạt động tố tụng khác. Kiểm tra viên giúp KSV trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và ti ến hành hoạt động tố tụng khác". Tác giả cho rằng, quy định nêu trên còn chưa cụ thể. Kiểm tra viên được quyền thu thập những tài liệu, chứng cứ nào trong quá trình giải quyết, có được ký vào bản thống kê tài liệu hay không. Điều này dẫn đến việc

thực hiện trên thực tế rất khó khăn. Do vậy, theo chúng tôi, BLTTHS cần sửa đổi, bổ sung rõ hơn theo hướng những tài liệu nào, chứng cứ nào Kiểm tra viên được thu thập.

Cũng theo quy định về chức năng, nhiệm vụ nêu trên thì Kiểm tra viên có được giao nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, hồ sơ kết thúc điều tra hay không cũng không được qui định cụ thể. Do vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên trong TTHS.

Hai là, qui định của BLTTHS năm 2015 về phê chuẩn, áp dụng các biện pháp ngăn chặn của VKS

* Qui định của BLTTHS năm 2015 về VKS phê chuẩn Lệnh tạm giam Quá trình thực hiện BLTTHS 2015 thấy còn có vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ trong việc áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại khoản 5, Điều 119 BLTTHS.

+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Theo quy định này VKS chỉ có 2 sự lựa chọn hoặc phê chuẩn hoặc là hủy bỏ Lệnh tạm giam. Trong thực tiễn có trường hợp, VKS thấy chưa đủ căn cứ để phê chuẩn, nhưng cũng chưa thể hủy bỏ, nhiều trường hợp VKS vẫn phải trao đổi với CQĐT thu thập thêm đầy đủ chứng cứ mới phê chuẩn, lúc này nảy sinh vi phạm thủ tục tố tụng. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS theo hướng VKS được quyền yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh tạm giam.

+ Đối với những trường hợp chuyển từ biện pháp ngăn chặn tạm giữ sang biện pháp ngăn chặn tạm giam. Khi sắp hết thời hạn 03 ngày tạm giữ, CQĐT mới chuyển hồ sơ vụ án tới VKS để đề nghị phê chuẩn. Như vậy, trong thời hạn 03 ngày chờ VKS phê chuẩn theo khoản 5 Điều 119 BLTTHS, hết thời hạn tạm giữ của CQĐT thì việc giữ người sẽ dùng lệnh hay quyết định nào hoặc phải thả tự do khi chưa có phê chuẩn của VKS thì BLTTHS

2015 cũng chưa quy định rõ. Hiện nay tại địa phương thường phải phối hợp với nhau để thực hiện việc phê chuẩn Lệnh tạm giam trong 03 ngày tạm giữ đó hoặc phải gia hạn tạm giữ và tính lại thời gian tạm giam để phê chuẩn nếu xét thấy chưa đủ căn cứ.

+ Một số vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ trong việc áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2, Điều 119 BLTTHS.

Khoản 2, Điều 119 BLTTHS quy định:

"2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội".

Từ những quy định nêu trên, đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho VKS khi tiến hành phê chuẩn Lệnh tạm giam cụ thể:

Về quy định "Không có nơi cư trú rõ ràng" còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Điều 12, Luật Cư trú thì việc xác định một công dân có nơi cư trú rõ ràng phải thuộc một trong các trường hợp: là nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi người đó đang sinh sống. Trên thực tế có rất nhiều vụ án để xác định được bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh hoặc bị can, bị cáo vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú, lại có nơi đang sinh sống thì việc xác định nơi cư trú như thế nào …

Về các quy định "có dấu hiệu bỏ trốn, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội".

Đây cũng là những nội dung còn trừu tượng, chưa cụ thể, có thể được hiểu bằng nhiều cách khác nhau, dễ dẫn đến tùy tiện, lạm dụng để áp dụng biện pháp tạm giam. Trên địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới, nhất là đối với loại

tội ma túy, lại là những đối tượng nghiện chất ma túy, nếu không tạm giam thì việc điều tra, truy tố, xét xử sẽ gặp khó khăn. Nhưng nếu áp dụng biện pháp tạm giam thì lại chưa có căn cứ theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2, Điều 119 BLTTHS.

Trường hợp bị can phạm tội nghiêm trọng, thời hạn tạm giam ngắn hơn thời hạn điều tra; khi vụ án chưa được điều tra xong mà thời hạn tạm giam đã hết, nếu không cho bị can tại ngoại thì vi phạm, còn cho bị can tại ngoại thì khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử.

Do vậy, đề nghị Liên ngành trung ương nghiên cứu, hướng dẫn để việc thực hiện được thống nhất, nhằm đáp ứng công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

* Qui định của BLTTHS năm 2015 về việc VKS phê chuẩn giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

Khoản 4 Điều 110 BLTTHS quy định: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trư ờng hợp khẩn cấp hoặc nh ận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì CQĐT , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và

điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

+ Đối với trường hợp CQĐT trả tự do cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Điều 110 BLTTHS không quy định việc CQĐT phải thông báo và gửi kèm tài liệu liên quan tới VKS, do vậy VKS không nắm được để kiểm sát. Vì vậy, cần quy định trong BLTTHS, đối với những trường hợp CQĐT trả tự do thì phải thông báo và gửi kèm tài liệu liên quan tới VKS để kiểm sát.

+ Trường hợp CQĐT ra quyết định tạm giữ thì thời gian tạm giữ tính từ thời điểm nào cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất, tính kể từ khi bắt đầu giữ người trong trường hợp khẩn

cấp hay kể từ khi đối tượng nhận được Quyết định tạm giữ. Do vậy, cần được cấp có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện thống nhất.

* Qui định của BLTTHS năm 2015 về việc VKS phê chuẩn trong trường hợp bắt bị can để tạm giam:

Theo khoản 4 Điều 165 BLTTHS năm 2015 đã liệt kê cụ thể các loại quyết định, lệnh của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cần có sự phê chuẩn của VKS. Tuy nhiên, việc phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam (Điều 113) không được liệt kê tại Điều 165. Do vậy, Điều 165 BLTTHS cần bổ sung thêm quyền năng phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam trong việc THQCT trong giai đoạn điều tra.

Ba là, qui định của BLTTHS năm 2015 thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm

Tại Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định "thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm" phải có sự phê chuẩn của VKS.

BLTTHS năm 2015 quy định có 3 biện pháp tạm giữ, thu giữ cụ thể là: thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 196), thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông (Điều 197), tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét (Điều198) trong đó biện pháp thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử và tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét không cần phải có sự phê chuẩn cùa VKS, vì vậy, quy định tại Điều 165 và Điều 198 không thống nhất. Do đó cần quy định theo hướng phải có sự phê chuẩn của VKS.

3.1.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan

3.1.2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Bộ luật hình sự quy định về nội dung, về các hành vi phạm tội cụ thể;

BLTTHS quy định về hình thức, để thực hiện BLHS. Do vậy, nếu các quy định của BLHS mà bất cập, thì sẽ ảnh hưởng đến việc thi hành BLTTHS và cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động THQCT của VKS.

Thứ nhất, theo quy định của BLHS 2015, nếu pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của Điều 76 BLHS thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nhưng khi phân loại về tội phạm, Điều 9 BLHS lại không quy định về phân loại tội phạm riêng đối với pháp nhân. Mà quy định về phân loại tội phạm trong BLHS là cơ sở để nhà làm luật quy định về thời hạn điều tra, phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, truy tố, xét xử trong TTHS. BLTTHS 2015 áp dụng các loại thời hạn này theo phân loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng), để ấn định từng loại thời hạn cụ thể, như: Khoản 1, Điều 172 về thời hạn điều tra; Khoản 1, Điều 174 về thời hạn phục hồi điều tra lại, điều tra bổ sung, điều tra lại; Khoản 1, Điều 277 về thời hạn chuẩn bị xét xử. Do đó không có căn cứ để xác định thời hạn điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, truy tố, xét xử đối với pháp nhân phạm tội.

Thứ hai, hiện nay, đối với các tội phạm về ma túy, việc xác định thế nào quả thuốc phiện tươi, quả thuốc phiện khô vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể, khi tiến hành trưng cầu giám định, cơ quan giám định không có đủ cơ sở để kết luận giám định, do đó gây khó khăn trong việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can theo điểm khoản nào của BLHS về các tội phạm về ma túy.

Thứ ba, về tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" quy định tại Điều 135 BLHS. Theo tinh thần điều luật thì tỷ lệ thương tật phải từ 31% đến 60% mới cấu thành tội phạm. Trong thực tế có những vụ gây thương tích cùng một lúc cho nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà tỷ lệ của mỗi người dưới 31%, tổng tỷ lệ của ba người cộng lại là trên 31%

thương tật, vậy trong trường hợp này có cộng vào để khởi tố, truy tố, xét xử được không. Vấn đề này cần phải có hướng dẫn cụ thể.

3.1.2.2. Hoàn thiện và tăng cường hướng dẫn thực hiện việc yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2014, về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, tại khoản 7 quy

định: "Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện việc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội...". Điều 42 BLTTHS năm 2015, về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV, tại điểm e, Khoản 1 quy định: "Đề ra yêu cầu điều tra; …".

Như vậy, yêu cầu điều tra là một quyền năng quan trọng và cơ bản của KSV. Quá trình THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, một bản Yêu cầu điều tra có chất lượng, sẽ giúp ích rất nhiều cho CQĐT trong việc thu thập, củng cố chứng cứ và hoàn thiện thủ tục tố tụng, góp phần tích cực vào việc giải quyết vụ án. Muốn vậy, Bản yêu cầu điều tra, phải nêu rõ những vấn đề điều tra cần thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn thiện các thủ tục tố tụng bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được toàn diện, khách quan và triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng theo quy định tại khoản 7, Điều 14 Luật tổ chức VKSND và khoản 6, Điều 165 BLTTHS năm 2015 về yêu cầu điều tra của VKSND, thì chỉ quy định rất khái quát là: Điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội, còn hình thức yêu cầu như thế nào (yêu cầu miệng hay yêu cầu bằng văn bản), yêu cầu nội dung gì để làm rõ tội phạm và người phạm tội thì chưa được quy định cụ thể. Nghiên cứu, mẫu Yêu cầu điều tra số 83/HS, ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của VKSNDTC, thì mẫu này cũng chỉ ghi: Cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xác minh làm rõ những nội dung sau đây. Còn nội dung gì thì chưa hướng dẫn cụ thể (để ngỏ, phụ thuộc vào quan điểm của KSV).

Thực tiễn ở các VKS địa phương và các đơn vị thuộc VKSND tỉnh Điện Biên, việc nhận thức về yêu cầu điều tra và việc ban hành bản yêu cầu điều tra còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Chất lượng nhiều bản yêu cầu điều tra còn nhiều hạn chế, hình thức, chưa giúp được cho CQĐT trong việc thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn thiện thủ tục tố tụng, để góp phần tích cực vào việc giải quyết vụ án. Làm giảm vị trí, vai trò của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Vô hình chung, đã làm mất đi quyền năng vốn có mà pháp luật đã trao cho VKS. Từ các hạn chế này, tác giả đề xuất:

Thứ nhất, đối với VKSNDTC: Một là, cần có quy định, hướng dẫn cụ thể, khi nào thì yêu cầu điều tra không bằng văn bản (bằng miệng), khi nào thì yêu cầu điều tra bằng văn bản. Theo quan điểm của tác giả thì, chỉ có thể thực hiện yêu cầu bằng lời nói khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đối chất, thực nghiệm điều tra (tức là trong các trường hợp KSV không thể hoặc không có điều kiện ra yêu cầu điều tra bằng văn bản). Hai là, khi thực hiện yêu cầu điều tra bằng văn bản, thì cần hướng dẫn có hướng dẫn cụ thể, để nội dung bản Yêu cầu điều tra đạt được mục đích, theo yêu cầu của pháp luật. Đó là, việc đề ra yêu cầu điều tra phải thể hiện rõ quan điểm trong việc thu thập, củng cố chứng cứ và hoàn thiện thủ tục tố tụng của một vụ án hình sự, đồng thời giúp giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và triệt để, góp phần hạn chế oan sai hoặc phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Yêu cầu điều tra phải chỉ ra được những vấn đề liên quan đến việc đánh giá chứng cứ, thủ tục tố tụng và những mâu thuẫn chưa được điều tra làm rõ trong quá trình điều tra.

Thứ hai, đối với VKSND tỉnh Điện Biên: Trên cơ sở mẫu yêu cầu điều tra của VKSNDTC (Mẫu số 83/HS), cần hướng dẫn cụ thể việc ban hành bản Yêu cầu điều tra đối với từng loại tội phạm thường xẩy ra trên địa bàn tỉnh Điên Biên. Đây là giải pháp rất quan trọng, trên cơ sở hướng dẫn cụ thể này, các KSV sẽ thực hiện việc yêu cầu điều tra thống nhất, có chất lượng.

Trong bản Yêu cầu điều tra cần chỉ rõ các nội dung cần yêu cầu, đó là các nội dung liên quan đến việc thu thập, đánh giá chứng cứ, thủ tục tố tụng và những mâu thuẫn chưa được điều tra làm rõ trong quá trình điều tra. Cụ thể:

Một là, về thủ tục tố tụng: yêu cầu điều tra đặt ra là việc thu thập chứng cứ phải đảm bảo đúng thủ tục tố tụng là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo giá trị pháp lý, giá trị chứng minh của chứng cứ trong vụ án hình sự. Do vậy KSV phải hết sức chú ý, khi kiểm tra tài liệu chứng cứ mà CQĐT đã thu thập, nếu phát hiện có vi phạm thì kiên quyết phải yêu cầu bổ sung cho đúng thủ tục.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)