Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI SẢN THỪA KẾ VÀ PHÂN
1.3 Các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế
Theo quy định của pháp luật dân sự, chế định thừa kế được ghi nhận
19
và chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung của Luật dân sự, là một chế định mang nhiều đặc thù, bị chi phối bởi chế độ sở hữu, chế độ hôn nhân và gia đình và cả nhiều yếu tố như: Phong tục, tập quán ….nên có những nguyên tắc riêng để điểu chỉnh làm cơ sở, định hướng cho những quy phạm pháp luật về thừa kế. Phân chia di sản là một phần trong chế định thừa kế nên các nguyên tắc đó và cũng được áp dụng cho các phương thức phân chia di sản, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên việc phân chia di sản có những nguyên tắc riêng của nó. Để tìm hiểu về nguyên tắc phân chia di sản thừa kế là cần thiết bởi nó đóng vai một vai trò quan trọng trong pháp luật thừa kế và trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế. Vì vậy, phân chia di sản thừa kế được quy định bởi các nguyên tắc sau:
- Các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế trong thừa kế theo di chúc Trước khi chết thì người lập di chúc bao giờ cũng mong muốn di chúc của mình không bị thất lạc hư hỏng, ý nguyện không bị người khác xâm phạm, di sản còn nguyên vẹn đến lúc trao tài sản cho người thừa kế, di sản được chia theo đúng ý chí chủ quan của người lập di chúc. Vì vậy, khi phân chia di sản thừa kế theo di chúc chúng ta cần phải thực hiện đúng với những gì người lập di chúc để lại như:
+ Tôn trọng ý chí của người lập di chúc
Theo quy định tại điều 158 BLDS 2015 khẳng định quyền sở hữu là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản, là tổng hợp của các quyền năng cụ thể đối với tài sản đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt.
Để lại di sản thừa kế là một trong những cách thức định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Nhà nước ta luôn tôn trọng ý chí của người lập di chúc, các quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 626 BLDS 2015. Nhà
20
nước chỉ hạn chế ý chí của người lập di chúc trong một số trường hợp nhất định. Nếu di chúc không vi phạm các điều cấm của pháp luật thì việc phân chia di sản sẽ theo di chúc của người chết. Việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những người đã khuất, thể hiện trách nhiệm đối với người để lại di sản, thực hiện theo đúng di nguyện của họ để họ yên tâm nhắm mắt.
Mặt khác, đây là một truyền thống lâu đời của nhân dân ta, đồng thời qua đó khuyến khích những người còn sống cũng cố gắng tạo ra nhiều của cải vật chất không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì những người mình yêu thương.
+ Tôn trọng sự thỏa thuận của những người thừa kế
Thỏa thuận có một ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ thừa kế. Việc phân chia di sản diễn ra như thế nào, có được thuận lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào ý chí của những người thừa kế. Tòa án chỉ tham gia giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra khi những người thừa kế đã thỏa thuận bàn bạc với nhau nhưng không đạt đến kết quả thống nhất. Pháp luật quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”.
Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Tôn trọng sự thỏa thuận của những người thừa kế là việc cụ thể hóa của nguyên tắc này.
+ Việc phân chia phải đảm bảo tình đoàn kết trong gia đình
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì
21
cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Như chúng ta đã biết thừa kế là quan hệ bị chi phối bởi nhiều yếu tố tình cảm, tập quán, tục lệ, truyền thống vì vậy việc phân chia di sản như thế nào để đảm bảo tình đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, bảo đảm tính nhân văn của thừa kế có ý nghĩa to lớn. Theo các nguyên tắc trên giúp chúng ta giải quyết phân chia di sản thừa kế thêm hợp tình, hợp lý.
Nhiều trường hợp trong gia đình đã xảy ra tranh chấp xô xát giữa các anh, chị, em khi phân chia di sản của cha mẹ để lại; các cháu, chắt khi phân di sản của ông, bà để lại…Điều này làm ảnh hưởng đến tình cảm của những thành viên trong gia đình; đến truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, tự phân chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế là cách tốt nhất để đảm bảo tinh thần đoàn kết trong nội bộ trong gia đình. Trường hợp không thoả thuận được thì cần phân chia một cách bình đẳng, đảm bảo việc khai thác, sử dụng tối đa, lợi ích kinh tế của tài sản và quyền lợi của những người thừa kế. Chỉ khi những người thừa kế đã thỏa thuận với nhau nhưng không đạt đến kết quả thống nhất thì Tòa án mới tham gia giải quyết, nhưng phải theo sát những nguyên tắc, nền tảng để vừa đảm bảo cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được bền vững lại vừa đảm bảo khai thác được lợi ích của tài sản là di sản thừa kế.
- Các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế trong thừa kế theo pháp luật
Trước hết sẽ chia di sản cho những người thừa kế ở hàng trước, theo thứ tự ưu tiên chia trước, chia hết và chia đều bằng nhau cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản, thì di sản mới được chuyển xuống và chia đều cho những người
22
ở hàng thừa kế thứ hai. Tương tự như vậy đối với hàng thừa kế thứ ba. Theo quy định hiện hành của pháp luật thừa kế Việt Nam, việc phân nhóm những người thừa kế về từng hàng thừa kế sẽ phụ thuộc vào mức độ thân thích, gần gũi với người để lại di sản xét trên cả quan hệ huyết thống (trước hết là quan hệ huyết thống trực hệ), quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng.
Theo nguyên tắc khi chia di sản thừa kế thì những người thừa kế cùng hàng được chia phần thừa kế bằng nhau. Di sản thừa kế có thể được chia bằng bằng hiện vật; Định giá hiện vật; Bán hiện vật để chia nếu không thỏa thuận được. Tuy nhiên chúng ta phải căn cứ vào tính chất và công dụng của từng loại tài sản và nhu cầu thực tế khác nhau của mỗi người thừa kế để phân chia cho phù hợp nhằm vừa phát huy được giá trị sử dụng của từng loại tài sản đó, tạo điều kiện thuận lợi cho những người thừa kế và bảo đảm sự đoàn kết trong gia đình.
Việc phân chia di sản cho những người thừa kế không phải theo ý chí định đoạt của người để lại di sản, mà theo quy định chung của pháp luật, như phân chia đều bằng nhau, phân chia theo thứ tự hàng 1 hàng 2 và hàng 3, phân chia cho những người nằm trong diện thừa kế .
Khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Chia hết cho những người ở hàng thừa kế trước :
Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại. Mà như đã nói ở trên khi phân chia di sản theo luật sẽ ưu tiên cho những người ở hàng thừa kế trước. Do đó, di sản sẽ được chia thành những phần bằng nhau và chia hết cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất. Nếu khi chia thừa kế mà không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì đã chết trước người để lại di sản thừa kế mà không có ai thế vị hoặc có
23
nhưng họ từ chối nhận di sản hay không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 hoặc bị người để lại di di sản truất quyền thừa kế thì lúc này di sản mới được chia hết cho những người thừa kế thuộc hàng thứ hai.
Tương tự như ở hàng thừa kế thứ hai thì di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ ba. Nếu không có ai trong hàng thừa kế thứ ba (người này không có họ hàng thân thích, con cháu, sống cô độc...) thì di sản sẽ thuộc về nhà nước [ Điều 622 BLDS 2015].
+ Chia đều bằng nhau cho những người thừa kế cùng hàng:
Nguyên tắc này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 3 của BLDS 2015 và thể hiện rất rõ trong Điều 16 Hiến pháp năm 1992. Đó là sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
Trong quan hệ thừa kế nói chung và phân chia di sản thừa kế nói riêng nguyên tắc này cần được đảm bảo. Những người cùng thuộc một hàng thừa kế được hưởng phần di sản như nhau [19, Khoản 2, Điều 651]. Các con của người chết không phân biệt con trai, con gái, tuổi tác, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con nuôi, con đẻ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc hưởng tài sản chung... Đây là sự khác biệt giữa pháp luật hiện hành với pháp luật thực dân phong kiến trước kia chỉ coi người phụ nữ là nộ lệ, phân biệt đối xử giữa các thành viên trong gia đình như: con vợ lẽ và vợ cả... Nguyên tắc này thực sự là một là một điểm tiến bộ của pháp luật hiện nay, phải trải qua cuộc đấu tranh gian khổ mới có được. Đây cũng là điểm khác biệt của phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật bởi phân chia di sản theo di chúc phụ thuộc ý chí và tâm lý của người lập di chúc như: Cùng là các con của người đã chết nhưng có khi lại được nhận những phần không đều nhau, thậm chí có người được hưởng, người không...
24