Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÂN
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo di chúc
2.2.4. Phân chia theo di chúc trong trường hợp có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Mặc dù pháp luật tôn trọng ý chí của chủ thể lập di chúc nhưng để bảo vệ lợi ích của một số người thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, pháp luật cũng có những quy định nhằm hạn chế quyền tự định đoạt của người lập di chúc. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc lần đầu tiên được quy định trong Thông tư 81 ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao, tiếp đến là Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và BLDS 1995; BLDS 2005. Kế thừa những quy định trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về vấn đề này cụ thể là tại Điều 644 BLDS 2015 về “ Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc” .
Quy định trên một mặt pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di
49
sản, mặt khác hạn chế quyền định đoạt của người này để bảo vệ quyền được hưởng thừa kế cho một số trường hợp như: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Những người đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Họ không được người để lại di sản cho hưởng hoặc chỉ cho hưởng một phần di sản ít hơn hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật. Nếu họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 621 BLDS 2015, họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 620 BLDS 2015 hoặc họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà không có người thừa kế thế vị thì họ không được tính vào nhân suất những người thừa kế theo luật để xác định“ Không phụ thuộc vào nội dung di chúc”. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần di sản được trích ra từ khối tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản. Ta lấy toàn bộ khối di sản của người chết để lại trừ đi phần của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, số còn lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc. Nếu đã phân chia di sản cho những người thừa kế trước thì ta xác định tỷ lệ của mỗi người nhận thừa kế theo di chúc phải trả cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Thứ nhất, trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có “con chưa thành niên” của người để lại di sản. Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 lại không quy định về thời điểm xác định tuổi chưa thành niên. Thực tế, Tòa án thường xác định tuổi tại thời điểm mở thừa kế vì lúc này di chúc mới có hiệu lực và việc di sản mới có thể được tiến hành.
50
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 cũng không quy định rõ “con” ở đây là con gì? Là con đẻ, con nuôi hay con ngoài giá thú. Bởi vì, Bộ luật Dân sự 2015 không phân biệt rõ nên chúng ta có thể hiểu tất cả những người này có thể thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Hiện nay pháp luật chỉ ghi nhận quyền được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với “con”, tức là con đã được sinh ra còn con chưa được sinh ra, còn đang là bào thai thì không được đề cập đến.
Thứ hai, vợ, chồng của người để lại di sản
Trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có “vợ, chồng” của người để lại di sản. “Vợ, chồng” ở đây là vợ, chồng hợp pháp của người để lại di sản ở thời điểm mở thừa kế. Nếu người để lại di sản trước đó có vợ nhưng đã ly hôn và có người vợ mới cho đến lúc mất thì người vợ mới là người có thể có quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Vụ án cụ thể: Trong các ngày 01/11/2017 đến 13/11/2017, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 113/2017/TLST-DS ngày 17/10/2011 về tranh chấp “Yêu cầu chia di sản thừa kế, tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản" theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 39/2017/QĐST-DS ngày 20/9/2017.
Nội dung tóm tắt vụ án: Bà Nguyễn Thị L và ông Nguyễn Đình C (tên gọi khác: Nguyễn Văn C) tìm hiểu và đi đến kết hôn vào ngày 20/3/1965.
Việc kết hôn được thực hiện theo phong tục tập quán, đồng thời có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.Việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UB hành chính xã Thành Công (nay là xã Trác Văn), do ông Nguyễn Hồng Lộc - Ủy viên văn phòng, kiêm Ủy viên Tư pháp ủy ban hành chính xã Thành Công thực hiện, sau đó có cấp cho ông Nguyễn Đình C, bà Nguyễn Thị L giấy chứng nhận kết hôn trong cùng ngày 20/3/1965. Việc đăng ký kết hôn
51
này đã được ông Nguyễn Hồng Lộc xác nhận.
Đến khoảng tháng 6/1965, ông Nguyễn Đình C được lệnh nhập ngũ, đi chiến đấu tại chiến trường miền Nam (thường được gọi là chiến trường B), còn bà Nguyễn Thị L vẫn tiếp tục công tác tại Trường cấp 1 Thành Công. Sau khi kết hôn, đến năm 1966, bà Nguyễn Thị L sinh được người con đầu tên là Nguyễn Thị M, nhưng chị Nguyễn Thị M đã mất do bị bệnh nặng vào năm 1966.
Sau khi giải phóng, ông Nguyễn Đình C về tại địa phương thăm gia đình, bà Nguyễn Thị L mang thai người con thứ hai tên là Nguyễn Thị H, sau khi sinh được 24 tháng thì phát hiện chị Hòa bị bại não do ảnh hưởng của chất độc da cam khi ông Nguyễn Đình C chiến đấu tại chiến trường miền Nam.
Sau khi mang thai chị Nguyễn Thị H thì ông Nguyễn Đình C được điều động công tác tại tỉnh Sông Bé, bà Nguyễn Thị L ở nhà tiếp tục chăm con và công tác tại địa phương.
Anh trai của ông Nguyễn Đình C là ông Nguyễn Văn B (không nhớ năm sinh) nhưng bị tàn tật, bị bệnh động kinh, không vợ con do bà Nguyễn Thị L nuôi dưỡng từ khi kết hôn đến khi ông B chết ngày 17/12/1991; em trai là Nguyễn Văn S (đã chết 1978, hiên nay có 03 người con là Nguyễn Văn Th, Nguyễn Thị Ph hiện cư ngụ tại địa phương, Nguyễn Văn D hiện sinh sống, thờ phụng ông Nguyễn Đình C tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước);
Bà Nguyễn Thị Thanh M và ông Nguyễn Đình C chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1989, không đăng ký kết hôn; có phát sinh tài sản chung nhưng không có con chung.
Đến năm 1998, bà Nguyễn Thị Phượng và ông Nguyễn Đình C có quan hệ tình cảm, có phát sinh con chung (chị Nguyễn Thị Yến L) nhưng không phát sinh tài sản chung. Từ năm 2000, bà Nguyễn Kim Ph và chị Nguyễn Thị Yến L chung sống với ông Nguyễn Đình C, bà Nguyễn Thị
52
Thanh M, được ông Nguyễn Đình C xác định là vợ kế.
Ngày 07/10/2005, ông Nguyễn Đình C lập di chúc để định đoạt tài sản của ông Nguyễn Đình C, bà Nguyễn Thị Thanh M với nội dung như sau:
1. Con gái là Nguyễn Thị Yến L được thừa kế: Thửa đất có diện tích
20.556 m2 tọa lạc tại ấp 8, xã Lộc Hòa (nay thuộc ấp 6, xã Lộc Hòa);
01 căn nhà có diện tích 86 m2; 01 xe Hon da, biển số: 93F2-4608, 01 máy điều hòa nhiệt độ, 01 ti vi, 01 đầu máy VCD và toàn bộ vật dụng có trong nhà như tủ, bàn, ghế, giường....
2. Vợ là bà Nguyễn Thị Thanh M được thừa kế: Thửa đất có diện tích 3.939 m2 tọa lạc tại ấp 3, xã Lộc Hưng (nay thuộc ấp 9, xã Lộc Hòa), trên đất có trồng cây xà cừ từ năm 1999 và 01 xe máy Chaly (không giấy chứng nhận đăng ký).
3. Bà Nguyễn Thị Kim Ph (vợ kế) được thừa kế: 01 mảnh đất rộng 5m kể từ đường ngõ vào cổng dài 12m, kể từ lộ giới vào đã xây một gian quán diện tích 4,6x10m nằm trên phần đất thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00022 ngày 31/12/2003 và 01 ti vi hiệu JVC.
4. Ông Nguyễn Văn D (cháu ruột) được nhận thừa kế: 01 căn nhà cấp 4, có diện tích 47,25m2 (4,6 m x 10,5m sát ranh với bà Phượng, căn nhà nằm trên phần đất thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00022 ngày 31/12/2003.
Như vậy, khi lập di chúc, ông Nguyễn Đình C không xem xét đến công sức của bà Nguyễn Thị L trong gần 50 năm nuôi dưỡng mẹ chồng, nuôi dưỡng chăm sóc con và anh chồng tàn tật, thay ông Nguyễn Đình C thực hiện nghĩa vụ thờ phụng cha mẹ anh và con sau khi họ chết; hiện nay bà Nguyễn Thị L là vợ chính thức của ông Nguyễn Đình C, tài sản được tạo lập giữa bà Nguyễn Thị Thanh M và ông Nguyễn Đình C được ghi trong bản di chúc nói
53
trên thì phần của ông Nguyễn Đình C cũng có một phần là của bà Nguyễn Thị L (cụ thể: bà Nguyễn Thị L quán xuyến mọi nghĩa vụ của ông Nguyễn Đình C để ông Nguyễn Đình C yên lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cống hiến xây dựng đất nước sau chiến tranh, sau khi đất nước hòa bình lẽ ra ông Nguyễn Đình C phải về sống cùng bà Nguyễn Thị L, sum họp, đoàn tụ vợ chồng, chăm sóc yêu thương nhau theo quy định của pháp luật nhưng ông Nguyễn Đình C không làm vậy, có tài sản lại định đoạt cho người khác không xem xét đến công sức, hoàn cảnh mất sức lao động do sự khổ cực như bà đã trình bày ở trên).
Vậy theo điều 644 BLDS 2015 về “ Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc” . Bà Nguyễn Thị L là vợ hợp pháp của ông Nguyễn Đình C dù ông Nguyễn Đình C không để lại di chúc cho bà hưởng tài sản nhưng bà Nguyễn Thị L vẫn được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế.
Thứ ba, cha, mẹ của người để lại di sản
Trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có “cha, mẹ” của người để lại di sản. Bộ luật Dân sự 2015 không quy định rõ “cha, mẹ” ở đây là cha, mẹ đẻ hay cha, mẹ nuôi của người để lại di sản nên chúng ta có thể hiểu “cha, mẹ” ở đây có thể là cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi đều được.
Thứ tư, con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Cũng theo vụ án tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 113/2017/TLST-DS ngày 17/10/2011 về tranh chấp “Yêu cầu chia di sản thừa kế, tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản" theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 39/2017/QĐST-DS ngày 20/9/2017. “Khi ông Nguyễn Đình C về tại địa phương thăm gia đình, bà Nguyễn Thị L mang thai người con thứ hai tên là Nguyễn Thị H, sau khi sinh được 24 tháng thì phát hiện chị Hòa bị bại não do ảnh hưởng của chất
54
độc da cam khi ông Nguyễn Đình C chiến đấu tại chiến trường miền Nam.
Sau khi mang thai chị Nguyễn Thị H thì ông Nguyễn Đình C được điều động công tác tại tỉnh Sông Bé, bà Nguyễn Thị L ở nhà tiếp tục chăm con và công tác tại địa phương”. Như vậy khi ông Nguyễn Đình C chết chị Nguyễn Thị H đã thành niên nhưng vì bị bại não không có khả năng lao động, trong di chúc ông Nguyễn Đình C cũng không để lại phần di sản nào cho chị Nguyễn Thị H nhưng theo quy định của Điều 644 BLDS 2015 chị Nguyễn Thị H vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 một suất thừa kế.
Từ trước tới nay, trong các BLDS đều không có quy định nào quy định cụ thể về khả năng lao động và không có khả năng lao động.
Bộ luật Lao động năm 2012 có nhắc đến “khả năng lao động” nhưng cũng không có giải thích về thuật ngữ này.
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
Đồng thời, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam là đủ 60 tuổi và nữ là đủ 55 đối với trường hợp thông thường.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng có các quy định:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở…
Tại khoản 2 Điều 1 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT ngày 23/3/2015 Thông tư liên tịch Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT- BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
55
hội Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư liên tịch số21/2014/TTLT-BYT- BLĐTBXH Sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp) quy định: “…, t lệ tổn thương cơ thể (sau đây được gọi tắt là: TTCT) được dùng chung cho t lệ suy giảm khả năng lao động, t lệ thương tích, t lệ thương tật, t lệ bệnh tật, t lệ tổn hại sức khỏe.”
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch nêu trên quy định: “1. Tổng t lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.”
Như vậy, với quy định của Thông tư này, có thể hiểu tỷ lệ tổn thương cơ thể cũng chính là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Và khả năng suy giảm lao động được xác định bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe và tổng tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động của một người là không quá 100%.
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể như thế nào về một người không có khả năng lao động hay có một người tỷ lệ suy giảm khả lao động bao nhiêu phần trăm thì không có khả năng lao động.
Tại mục 1.4 Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hướng dẫn như sau:
“1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
56
quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.”
Từ các quy định và hướng dẫn nêu trên, về người không có năng lao động, hiện nay đang có hai loại quan điểm khác nhau, đó là:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, người không có khả năng lao động là người từ 15 tuổi trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể) từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, người không có khả năng lao động bao gồm:
(1) Người trong độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên đến 60 tuổi đối với nam, đến 55 tuổi đối với nữ) mà suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể) từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp.
(2) Người qua độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ).
Nhiều người đồng tình với quan điểm thứ nhất, bởi lẽ, khả năng lao động của con người là tổng hợp năng lực về thể chất và tinh thần hay nói cách khác chính là sức lao động của con người được vận dụng trong quá trình lao động tạo ra của cải, vật chất. Một người thành niên có thể có khả năng lao động hay không có khả năng lao động; một người có khả năng lao động bị suy giảm thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do tuổi già tới một chừng mực nào đó sẽ không có khả năng lao động.
Với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015, một trong các chủ thể thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là con thành niên mà không có khả năng lao động. Con thành niên mà không có khả năng lao động thì được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp