Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật xác định thừa kế cụ thể là quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo quy định bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 34 - 41)

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÂN

2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật xác định thừa kế cụ thể là quyền sử dụng đất

Những quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất có những

29

thay đối qua các thời kỳ do quan niệm khác nhau về quyền sử dụng đất. Trước hiến pháp 1980, pháp luật ghi nhận cho công dân có quyền sở hữu đất đai. Từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Hiến pháp 1980 còn quy định nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức. Từ sau Hiến pháp 1992 và đặc biệt là Luật đất đai năm 1993 thì đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý nhưng nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được sử dụng ổn định lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu đối với đất đai.

Từ yêu cầu thực tế khách quan đòi hỏi phải có các quy định của pháp luật làm sơ sở cho việc xác định căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Luật đất đai năm 2013 và BLDS năm 2015 trước đây đã quy định những căn cứ xác lập quyền sử dụng đất như: được nhà nước giao đất, được nhà nước cho thuê đất, được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với những quy định của BLDS và pháp luật đất đai. Như vậy thì người có quyền sử dụng đất được coi là sở hữu hợp pháp dựa trên các căn cứ nói trên.

Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn có sự phân biệt việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đất cấp cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật và cũng không còn sự phân biệt giữa các loại đất ở, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Hay nói cách khác là không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi cho các Toà án khi giải quyết tranh chấp quyền

30

sử dụng đất.(8)

Khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì Toà án không chỉ căn cứ vào Bộ luật Dân sự mà phải căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản khác quy định về thừa kế quyền sử dụng đất để giải quyết cho phù hợp.

Thừa kế quyền sử dụng đất có một số đặc điểm sau:

Thừa kế QSDĐ cũng là một hình thức chuyển QSDĐ nhưng sự chuyển dịch này là từ người chết sang cho người còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

Thông qua di chúc, người để lại di sản thực hiện một giao dịch dân sự đơn phương thể hiện ý chí của mình không phụ thuộc vào ý chí của người thừa kế.

Còn trong các trường hợp chuyển QSDĐ khác thì việc chuyển QSDĐ được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng dân sự có sự thoả thuận của các bên tham gia (các bên đều còn sống khi thực hiện việc chuyển QSDĐ).

Thừa kế QSDĐ có điểm khác biệt hẳn so với việc thừa kế các tài sản thông thường:

Bên cạnh những đặc điểm chung với việc thừa kế các tài sản thông thường khác thì thừa kế QSDĐ có một số điểm khác biệt sau:

+ Đối với thừa kế QSDĐ thì người để lại thừa kế không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất. Đồng thời người hưởng thừa kế QSDĐ đến lượt mình cũng chỉ có QSDĐ mà không trở thành chủ sở hữu đất đai;

+ Thừa kế QSDĐ không những được quy định trong BLDS mà còn được quy định cả trong pháp luật về đất đai;

+ Đối với thừa kế QSDĐ thì người nhận thừa kế QSDĐ nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đáp ứng một số điều kiện nhất định của pháp luật thì mới được thừa kế QSDĐ tại Việt Nam (9)

8 Phan Văn Nghĩa (2015), Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật việt nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

9 Điều 186 Luật Đất đai

31

+ Đối với các tài sản thông thường khác người lập di chúc có thể định đoạt tài sản của mình cho bất cứ cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào Nhưng đối với QSDĐ, nếu định đoạt di sản là QSDĐ (hoặc nhà ở gắn liền với QSDĐ ở) cho người Việt Nam ở nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở Việt Nam hoặc người nước ngoài thì những người đó chỉ được hưởng giá trị của QSDĐ (hoặc nhà ở đó).

+ Đối với hầu hết các tài sản thông thường khác khi thực hiện việc thừa kế không phải tiến hành thủ tục đăng ký thừa kế nhưng đối với thừa kế QSDĐ thì thủ tục đăng ký thừa kế QSDĐ là bắt buộc;

+ Trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất, di sản là QSDĐ phải có sự công nhận của Nhà nước thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Vấn đề giải quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ: Đối với việc giải quyết tranh chấp về thừa kế các tài sản khác thì hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn không phải là thủ tục bắt buộc còn đối với tranh chấp về QSDĐ, thì hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn là một thủ tục bắt buộc;

Việc giải quyết tranh chấp về thừa kế các tài sản khác cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Toà án, còn đối với tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói riêng thì không phải bất cứ tranh chấp nào về quyền sử dụng đất đều được giải quyết theo trình tự Toà án.

Tóm lại: Thừa kế QSDĐ vừa có điểm chung vừa có điểm đặc thù so với việc thừa kế các tài sản khác. Tính chất đặc thù này do tính đặc biệt của đất đai quyết định. Chính vì vậy việc thừa kế QSDĐ vừa phải tuân theo các quy định tại BLDS vừa phải tuân theo các quy định của Luật Đất Đai.(10)

10 Phan Văn Nghĩa (2015), Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật việt nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

32

Vụ án cụ thể: Bản số: 19/2018/DS-ST ngày 08 tháng 6 năm 2018 về việc tranh chấp thừa kế tài sản tại Tòa Án Nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng

Tóm tắt nội dung vụ án: Trong đơn khởi kiện ngày 07/10/2016 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn bà Dương Thị V trình bày: Nguồn gốc đất tranh chấp là của cha mẹ bà là ông Dương Văn C, mất năm 1990 và mẹ là bà Ngô Thị H chết năm 2007, từ trước tới nay cha bà sống ở ấp X, xã H, huyện M, tỉnh Sóc Trăng, khi cha của bà chết còn mẹ bà thì ở lại sống chung với ông B trên phần đất đang tranh chấp . Đến năm 2007, thì mẹ của bà mất.

Trước khi cha mẹ của bà chết, có quản lý thửa đất 215 có diện tích 12.200m2 và thửa 202 có diện tích 2.400m2 , nhưng vào thời điểm đó cha mẹ của bà không có đứng tên quyền sử dụng đất và cũng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sau khi cha mẹ của bà mất không có để lại di chúc phần đất này và hiện nay ông Dương Văn B đứng tên quyền sử dụng đất nêu trên và ông B được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1993. Hiện nay bà đang cất nhà ở khoảng 500m2 và sử dụng 1.000m2 đất ruộng trên thửa 215 và 202 do ông Dương Văn B đứng tên quyền sử dụng đất và gia đình bà ở từ năm 2000 cho đến nay.

Nay bà V khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng giải quyết chia thừa kế theo pháp luật trong thửa 215 và 202, đồng thời bà xin được hưởng 500m2 đất ở và đất nông nghiệp 1.000m2 trên thửa 215 và 202, tờ bản đồ số 02, tọa lạc tại ấp T, xã M, huyện C, tỉnh Sóc Trăng.

- Theo đơn phản tố ngày 06/02/2017; các biên bản hòa giải ngày 10/01/2017, ngày 12/4/2017, cũng như tại phiên tòa sơ thẩm Bị đơn ông Dương Văn B trình bày: Nguồn gốc đất này không phải cha cha mẹ ông để lại, khi mẹ ông bệnh ông mới đem mẹ ông về nhà chăm sóc, đến năm 2007,

33

thì mẹ ông mất. Phần đất này trước đây là đất hoang, do ông tự khai phá và canh tác ổn định và liên tục đến năm 1993, thì ông được Ủy ban nhân dân huyện M cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng cho đến nay.

Năm 2004, ông thấy em ruột là bà Dương Thị V có hoàn cảnh khó khăn nên ông có cho mượn một nền nhà có diện tích 44m2 để tạm ở và 01 công ruộng để làm, 02 thửa trên đều thuộc thửa 215 tờ bản đồ số 02, loại đất thổ cư, đất màu và lâu năm, tọa lạc tại ấp T, xã M, huyện C, tỉnh Sóc Trăng.

Đối với bà V yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật, thì ông không đồng ý, còn bà V đang ở trên đất của ông là ông cho mượn chứ ông không có cho.

Do đó ông yêu cầu:

Tòa án xem xét không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương Thị V về việc yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật. Vì nguồn gốc đất là do ông tự khai phá và sử dụng ổn định từ năm 1976 đến nay và ông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật.

Buộc gia đình bà Dương Thị V trả lại cho ông phần diện tích đất đã mượn để ở và đất ruộng đang canh tác thuộc thửa 215, tờ bản đồ số 02, loại đất thổ cư đất màu và lâu năm tọa lạc tại ấp T, xã M, huyện C, tỉnh Sóc Trăng.

Yêu cầu bà Dương Thị V tháo dỡ căn nhà đang ở để hoàn trả lại cho ông phần diện tích như hiện trạng ban đầu.

Nhận đinh của Tòa án:

[1] Nguyên đơn cho rằng: Nguồn gốc đất tranh chấp trước đây khi cha mẹ chết có để lại phần đất thửa 215 và 202 tọa lạc tại ấp T, xã M, huyện C, tỉnh Sóc Trăng, hiện nay do ông Dương Văn B đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Ủy ban nhân dân huyện M (nay là huyện C, tỉnh Sóc Trăng) cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất ngày 29/4/1993. Thực tế ông B được quyền sử dụng đất có diện tích 19.950m2 thuộc tờ bản đồ số 02

34

gồm các thửa 202 có diện tích 2.400m2 , thửa 215 có diện tích 12.200m2 , thửa 598 có diện tích 5.305m2 , đất tọa lạc tại ấp T, xã M, huyện M (nay là huyện C, tỉnh Sóc Trăng) và bị đơn ông Dương Văn B đã sử dụng ổn định và liên tục từ đó cho đến nay, đồng thời đất không có tranh chấp. Do đó, xét thấy yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có cơ sở để chấp nhận.

Xét nội dung yêu cầu phản tố của bị đơn Dương Văn B:

[2] Do nguyên đơn bà Dương Thị V đã sống và ổn định trên phần đất này từ năm 2004 cho đến nay. Hơn nữa giữa nguyên đơn và bị đơn là quan hệ anh em ruột, căn nhà nguyên đơn đang ở là nhà tình thương được nhà nước cấp. Do đó, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn về việc buộc nguyên đơn trả cho bị đơn phần đất ruộng đang canh tác thuộc thửa 215, tờ bản đồ số 02 tọa lạc tại ấp T, xã M, huyện C, tỉnh Sóc Trăng, diện tích 1.300m2 . Theo biên bản thẩm định tại chổ ngày 12/5/2017, có tứ cận như sau:

Hướng Đông giáp phần đất còn lại của thửa 215 có số đo 43,92m.

Hướng Tây giáp phần đất còn lại của thửa 215 có số đo 43,92m. Hướng Nam giáp phần đất còn lại của thửa 215 có số đo 29,6m.

Hướng Bắc giáp thửa 200 có số đo 29.6m2 Diện tích: 1.300m2 (có sơ đồ kèm theo).

[3] Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn Dương Văn B yêu cầu nguyên đơn bà Dương Thị V thảo dỡ căn nhà đang ở để hoàn trả lại cho bị đơn phần diện tích đất như hiện trạng ban đầu. Cần buộc nguyên đơn trả lại giá trị bằng tiền đối với phần đất mà nguyên đơn đã sử dụng của bị đơn để xây dựng nhà ở cụ thể: 104m2 x 150.000 đồng/m2 = 15.600.000 dồng.

Theo biên bản thẩm định tại chổ ngày 12/5/2017, có tứ cận như sau:

Hướng Đông giáp thửa 200 của ông Nguyễn Văn Q có số đo 10m.

35

Hướng Tây giáp đất còn lại của thửa 215 do ông Dương Văn B đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có số đo 10m.

Hướng Nam giáp với đường đal có số đo 10,4m.

Hướng Bắc giáp với phần đất còn lại của thửa 215 có số đo 10m. Diện tích: 104m2 .

Như vậy, nguồn gốc đất này là của bị đơn ông Dương Văn B, vì ông B đã sử dụng ổn định và liên tục và ông B được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1993 và thủ tục cấp giấy là đúng theo trình tự thủ tục. Do đó, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật là không có cơ sở, vì đất này không phải của cha mẹ ông B và bà V.

Tuy nhiên, do nguyên đơn bà Dương Thị V đã sống và ổn định trên phần đất này từ năm 2000 cho đến nay. Hơn nữa giữa căn nhà nguyên đơn đang ở là nhà tình thương được nhà nước xây dựng. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn về việc yêu cầu nguyên đơn thảo dỡ căn nhà trả lại diện tích đất như hiện trạng ban đầu.

Một phần của tài liệu Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo quy định bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)