Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÂN
2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
2.3.1. Phân chia di sản thừa kế thế vị
Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, có trường hợp đặc biệt đó là thừa kế thế vị. Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, trong quy định này, pháp luật chỉ liệt kê về các trường hợp thừa kế vị mà chưa định nghĩa thế nào là thừa kế thế vị. Vậy thế vị là gì?
62
Theo nghĩa Hán – Việt thì từ “thế” có nghĩa là “thay vào”, từ “vị” có nghĩa là “ngôi thứ”, “ngôi vị”, “vị trí”. Theo quy định của điều luật trên thì thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng cha mẹ không được thế vị con).
Thứ hai, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (con người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm người để lại di sản)
Thứ ba, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.
Từ sự phân tích trên có thể đi đến định nghĩa như sau: Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội, hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại, đồng thời cũng là việc con thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ.(13)
Trên thực tế có một vài trường hợp phát sinh thừa kế thế vị mà để áp dụng các điều luật một cách chính xác không hề đơn giản:
Trường hợp: Chia thừa kế thế vị mà không có di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu toàn phần thì phần di sản mà người này để lại sẽ được chia theo pháp luật. khi mở thừa kế, những người ở hàng thừa kế thứ nhất còn sống có quyền hưởng di sản. Nếu con (con ruột hoặc con nuôi) của người để lại di sản chết
13 Lã Hoàng Hưng (2009) thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, , Luận văn thạc sĩ Dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
63
trước hoặc cùng thời điểm với người đểlại di sản thì cháu (con nuôi và con ruột của con người để lại di sản) được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những người thừa kế thế vị cùng hưởng một phần di sản lẽ ra cha hoặc mẹ của họ còn sống sẽ được hưởng, cụ thể mỗi cháu sẽ nhận thừa kế một phần bằng nhau đối với phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng. Sau đây là ví dụ cụ thể thông qua bản án để làm rõ hơn cho trường hợp này.
Ngày 05 và ngày 10 tháng 7 năm 2018, tại phòng xử của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, xét xử công khai vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số:
137/TLST-DS ngày 17 tháng 5 năm 2010 về việc “Tranh chấp về thừa kế”
theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 244/2018/QĐXXST-DS ngày 05 tháng 6 năm 2018
Tóm tắt nội dung vụ án: Bà Nguyễn Thị T có 8 người con (NLQ1 (sinh năm 1945), NLQ2 (sinh năm 1947), NLQ8 sinh năm 1949 (chết năm 2014) , NLQ3 (sinh năm 1960), NLQ7 ( sinh năm 1965), Huỳnh Văn B, sinh năm 1958 , Huỳnh Văn S (chết năm 1996), Ông Huỳnh Văn C, sinh năm 1963 (Chết năm 2009)
Bà Nguyễn Thị T chết năm 2008 và không để lại di chúc. Di sản để lại gồm: Diện tích đất 419,1m2 thuộc thửa số 16 tờ bản đồ số 14 ấp 4, xã B, huyện B, thành phố Hồ Chí Minh.
Trên phần đất nêu trên gồm có 4 căn nhà. Trong đó có một căn nhà có số D10/8 ấp 4, xã B và ba căn nhà khác không số. Trong đó, có một căn nhà mặt tiền phía trước giáp với Quốc lộ 1A đang cho thuê. Lúc mẹ ông còn sống cho NLQ9 thuê để lấy tiền sinh hoạt. Sau khi mẹ ông NLQ7 qua đời 2008, bà Nguyễn Thị Thu H và chồng Huỳnh Văn C thu và sử dụng tiền thuê
64
mặt bằng nói trên. Sau đó em ông NLQ8 là Huỳnh Văn C qua đời (2009), thì bà H tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ khối tài sản của mẹ ông để lại nói trên và bà H là người tiếp tục nhận tiền cho thuê mặt bằng nói trên từ 2009 cho đến nay.
Vì Bà Nguyễn Thị T chết không để lại di chúc Tòa án ra quyết định chia đều tài sản theo quy định tại Điều 650, Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2015. Bao gồm:
1/ NLQ1, sinh năm 1945 2/ NLQ2, sinh năm 1947
3/ NLQ8, sinh năm 1949 (chết năm 2014) kế thừa quyền và nghĩa vụ của NLQ8 có 04 người con: Bùi Thị L, sinh năm 1954, Huỳnh Thanh X, sinh năm 1976, Huỳnh Thị Thanh C, sinh năm 1979, Huỳnh Thắng L, sinh năm 1983 4/ NLQ3, sinh năm 1960
5/ NLQ7, sinh năm 1965
6/ Huỳnh Văn B, sinh năm 1958 Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Huỳnh Văn B, sinh năm 1958 (chết năm 2015) gồm có:
Bà Trần Thị H, sinh năm 1957, bà Huỳnh Thị Thùy T, sinh năm 1988, bà Huỳnh Thùy Mỹ L, sinh năm 1994
7/ Huỳnh Văn S (chết năm 1996) kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông S có ba người con là: NLQ4 (sinh năm 1975) , NLQ5 (sinh năm 1977), NLQ6 (sinh năm 1985)
8/ Ông Huỳnh Văn C, sinh năm 1963 (Chết năm 2009) kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông C có 03 người gồm: NLQ10 (sinh năm 1988) NLQ11 (sinh năm 1996), Bà Nguyễn Thị Thu H( sinh năm 1968)
Như vậy trong số những người con của Bà Nguyễn Thị T có ông Huỳnh Văn S, chết trước thời điểm bà Nguyễn Thi T chết nên tài sản được
65
thế vị cho vợ và các con của ông Huỳnh Văn S.
Có thể thấy qui định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là Bộ Luật dân sự 2015 là phù hợp với thực tế và phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị.
Trong trường hợp này, người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc phân chia phần di sản của mình, nhưng một phần di chúc bị vô hiệu do không thực hiện được do người được chỉ định nhận di sản thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Các nội dung trong di chúc mà không bị vô hiệu sẽ vẫn được chia theo di chúc, chỉ trừ phần di sản được chỉ định cho người nhận di sản đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Khi mở thừa kế, phần di sản thừa kế theo pháp luật này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người được nhận một phần bằng nhau. Nếu con (con ruột hoặc con nuôi) của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu (con nuôi và con ruột của con người để lại di sản ) được hưởng phần di sản mà cha mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những người thừa kế thế vị cùng hường một phần di sản lẽ ra cha hoặc mẹ của họ còn sống sẽ được hưởng, cụ thể mỗi phần cháu sẽ nhận thừa kế một phần bằng nhau đối với phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng.
Ví dụ: ông A có tài sản là một căn nhà được định giá 2 tỷ đồng (căn nhà này là tài sản riêng của ông A), ông có 2 người con trai là anh B và anh C. Anh B có vợ và 2 con là anh E và chị F. Anh B mất năm 2010 do tai nạn giao thông. Năm 2014 ông A lập di chúc phân chia tài sản cho các con:Anh B và anh C mỗi người được nhận thừa kế là ẵ giỏ trị căn nhà sau khi ụng A mất.
Năm 2016 ông A mất. Chia tài sản thừa kế trong trường hợp này.
66
+ Ông A mất có để lại di chúc, nhưng di chúc bị vô hiệu một phần nên phần di chúc bị vô hiệu do người thừa kế trong di chúc (Anh B) đã mất trước người để lại di sản thừa kế (ông A) được chia thừa kế theo pháp luật. Phần còn lại không bị vô hiệu nên vẫn được thực hiện. Cụ thể:
Anh C nhận thừa kế ẵ giỏ trị căn nhà
Phần di chỳc bị vụ hiệu là ẵ giỏ trị căn nhà được đem chia theo phỏp luật
Theo đú ẵ giỏ trị căn nhà đem chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất là anh B và anh C mỗi người một phần bằng nhau là ẳ giá trị căn nhà.
Do anh B đó chết nờn phần di sản mà anh được nhận là ẳ giỏ trị căn nhà sẽ được đem chia thừa kế thế vị cho các con là anh E và chị F mỗi người một phần bằng nhau là 1/8 căn nhà.
Như vậy, sau khi thực hiện chia thừa kế xong thì: Anh C được nhận thừa kế là ắ giỏ trị căn nhà (1 tỷ 500 triệu đồng). Anh E và chị F mỗi người nhận được 1/8 giá trị căn nhà (250 triệu đồng)
Cháu, chắt của người để lại di sản thừa kế được hưởng với điều kiện cháu, chắt của người để lại di sản phải còn sống hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm ông, bà, cụ chết mới được áp dụng chế định thừa kế thế vị. Do vậy, điều kiện để những người được hưởng thừa kế thế vị là họ phải còn sống hoặc đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế. Nếu thai nhi sinh ra và còn sống thì được hưởng phần di sản đó, nếu chết trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh thì phần di sản được chia cho những người thừa kế khác.
Lưu ý là thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản: Xét theo nguyên tắc thì không thể có trường hợp hai hoặc nhiều người chết cùng một thời điểm.
Nhưng trên thực tế xảy ra có những trường hợp nhiều người chết trong một tai
67
nạn mà không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau. Vì vậy, buộc phải suy đoán họ chết cùng một thời điểm. Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm, thì họ sẽ không được thừa kế của nhau, di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ. Pháp luật quy định như vậy để việc chia di sản thừa kế được tiến hành bình thường, không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác.
Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.