Phân chia theo di chúc trong trường hợp có di tặng

Một phần của tài liệu Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo quy định bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 47 - 54)

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÂN

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo di chúc

2.2.2. Phân chia theo di chúc trong trường hợp có di tặng

Di tặng là một phần tài sản trong khối di sản thừa kế được trích ra để dành cho người được di tặng theo ý nguyện của người lập di chúc, mặc dù có sự khác nhau về tư cách thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại nhưng họ đều hưởng một phần di sản của người chết để lại theo di chúc.

Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể về điều kiện để một người được nhận di tặng mà chỉ quy định chung chung là: Người lập di chúc được dành một phần di sản để tặng cho người khác.

Điều này đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định này, như: Người di tặng có cần thỏa mãn các điều kiện như người thừa kế không? “Người khác” ở đây được hiểu như thế nào, chỉ là cá nhân, hay có thể là cơ quan, tổ chức?

Nhằm khắc phục những vướng mắc, hạn chế đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 (khoản 2 Điều 646) đã quy định rõ về điều kiện của người được di tặng.

42

Theo đó, người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, khoản 2 Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dự liệu đầy đủ các trường hợp chủ thể được di tặng. Việc quy định như trên đã tạo điều kiện cho người lập di chúc tặng tài sản của họ cho cá nhân, pháp nhân được thuận lợi.

Bản chất của di tặng là giống như hợp đồng tặng cho ở tính không đền bù, mặc dù chỉ thể hiện ý chí đơn phương của người di tặng. Khi người được di tặng đồng ý nhận thì họ có quyền hưởng phần di sản đó mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. Ngoài việc phù hợp về tính pháp lý thì quy định này còn đảm bảo được ý nghĩa việc di tặng là: tặng cho để kỷ niệm hay giảm bớt khó khăn. Nếu lấy tài sản được di tặng để thực hiện nghĩa vụ của người chết thì việc để lại di tặng trở nên vô nghĩa. Nhưng để đảm bảo quyền lợi ích chính đáng các chủ nợ của người chết thì tại khoản 3 Điều 646 quy định “Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Qua quy định này cho thấy vấn đề hiệu lực của di tặng, vấn đề tư cách chủ thể hưởng di tặng, thời điểm phát sinh quyền được hưởng di tặng, vấn đề từ chối hưởng di tặng, vấn đề “bất xứng” của người thụ tặng, tính phụ thuộc của phần được trích ra cho di tặng với khối di sản vẫn chưa được Bộ Luật này

43

dự liệu. Sự thiếu vắng này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp (12)

Di tặng là một phần tài sản trong khối di sản của người chết để lại;

việc xác định giá trị của di tặng không thể vượt ra ngoài phạm vi giá trị khối di sản của người chết. Trước hết, phải thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại từ khối di sản của người đó và tuân theo thứ tự ưu tiên đã quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015, phần di tặng được trừ từ di sản còn lại đó. Người được di tặng không phải là người được thừa kế di sản mà được hiểu là người có quyền tài sản từ khối di sản của người để lại di tặng. Như vậy, di tặng chỉ phát sinh từ căn cứ duy nhất – từ di chúc. Thực chất, phần di tặng đã được xác định theo sự định đoạt của người lập di chúc vẫn thuộc về người được di tặng; theo đó phần di sản sau khi đã trừ đi phần di tặng còn lại là di sản được chia thừa kế. Nhưng trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người di tặng thì phần di tặng khi đó cũng được dùng để thực hiện hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Người được di tặng là ai cần phải được đặt ra, vì lợi ích của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung di chúc, theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Nếu người được di tặng là người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật thì phần người này được di tặng được khấu trừ để bảo đảm lợi ích của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; nếu phần di tặng đó chiếm phần lớn giá trị di sản của người lập di chúc. Phương thức trên cũng được áp dụng đối với người được di tặng khác đồng thời là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di tặng. Trong trường hợp người được di tặng đồng thời là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà giá trị phần di

12 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ( 2015), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

44

tặng đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của những người khác - người thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung của di chúc thì giá trị di tặng do người này được hưởng cũng bị khấu trừ để bảo đảm lợi ích của những người nói trên (Điều 644 Bộ luật dân sự 2015).

Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người chết để lại di tặng chỉ còn một phần ngang bằng với phần di tặng hoặc thấp hơn phần di tặng xác định được (theo giá trị) sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, thanh toán cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (nếu có) thì phần tài sản còn lại đó thuộc về người được di tặng. Tuy nhiên, theo Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc”. Một phần di sản mà người lập di chúc dành để di tặng cho người khác hưởng có thể được định lượng bằng một khoản tiền, có thể được chỉ định đích xác một vật cụ thể, khác tiền. Việc giải quyết di tặng trong tình huống trên cần phải dựa vào sự định đoạt của người để lại di tặng là tiền hay vật khác tiền? Để giải quyết thỏa đáng các tình huống trên, cần phải xác định rõ những trường hợp sau đây:

- Một là, di tặng là vật vẫn còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, sau khi đã thanh toán toàn bộ khoản nợ của người chết để lại thì vật đó thuộc về người được di tặng. Ngược lại, vật mà người lập di chúc đã định dùng để di tặng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế của người để lại vật đó thì việc di tặng sẽ không thể thực hiện được (do đối tượng của di tặng không còn). Đối tượng của di tặng là vật (khác tiền) phải được hiểu là vật đặc định hoặc vật đã được đặc định hóa. Việc di tặng cũng không thể thục hiện được trong trường hợp vật được người lập di chúc chỉ định để di tặng cho một người hoặc di tặng cho nhiều người đã được dùng toàn bộ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người đó với người khác.

45

- Hai là, di tặng là khoản tiền nhất định mà người di tặng đã ghi rõ trong di chúc và di sản vẫn còn thì người được di tặng hưởng khoản tiền đã xác định từ di sản. Nhưng trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người đó thì cho dù di tặng có được xác định là một vật hay là một khoản tiền thì chúng đều được dùng để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại (quyền của các chủ nợ được ưu tiên thanh toán).

Người được di tặng có quyền nhận và cũng có quyền từ chối quyền hưởng di tặng mà không hạn chế quyền định đoạt như đối với người thừa kế.

Người được di tặng không phải là người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật của người để lại di tặng. Người thừa kế theo di chúc hay người thừa kế theo pháp luật chỉ được hưởng di sản sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại từ di sản của chính người đó. Người được di tặng không phải dùng di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết, nếu di sản khác của người chết để lại di tặng vẫn còn đủ để thanh toán. Phần di tặng liên quan đến sự từ chối quyền hưởng của người được di tặng là di sản để chia thừa kế theo pháp luật - tương tự như phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực thi hành.

Quan hệ giữa người được di tặng với những người thừa kế khác là quan hệ giữa bên có quyền tài sản đối với bên thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản của người chết để lại di tặng. Người được di tặng không phải là chủ nợ của người để lại di sản. Phần di tặng không phải là một khoản trả nợ được chuyển giao co người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản, bởi vì nếu di tặng là một khoản nợ thì sẽ được ưu tiên thanh toán theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015. Mối quan hệ giữa người được di tặng với những người thừa kế khác là quan hệ nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở tự định đoạt ý chí của người để lại di tặng. Người thừa kế phải chuyển giao phần

46

di tặng từ di sản của người để lại di tặng là thực hiện nghĩa vụ về tài sản bằng chính tài sản còn tồn tại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ đó. Điều kiện di sản còn tồn tại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ của những người thừa kế chuyển giao phần di tặng cho người có quyền nhận theo sự định đoạt của người để lại di tặng. Nghĩa vụ của người thừa kế đối với người được di tặng dựa trên căn cứ di chúc hợp pháp.

2.2.3. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người để lại di chúc có nghĩa vụ về tài sản

Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế thì người đó phải thực hiện. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Nếu người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.

Phân chia di sản theo di chúc hay phân chia di sản theo pháp luật thì khi chia di sản thừa kế ta cần xác định khối di sản của người chết để lại sẽ được thanh toán cho những chi phí hợp lý và nghĩa vụ về tài sản người chết để lại theo Điều 658 BLDS 2015.

47

Căn cứ Điều 615 Bộ Luật dân sự 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định như sau:

“ Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Quy định này pháp luật quy định cho thứ nhất là người thừa kế có nghĩa vụ phải thưc hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi phần tài sản họ được hưởng trừ trường hợp họ có thỏa thuận khác. Nếu như phần di sản thừa kế đó chưa được chia thì nghĩa vụ đó sẽ do người quản lý di sản thỏa thuận với người thừa kế để thực hiện. Tất nhiên không phải cứ là người thuộc diện thừa kế thì họ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đó mà pháp luật dân sự hiện hành quy định nếu như người thừa kế họ từ chối hưởng thừa kế thì họ có quyền không thực hiện nghĩa vụ tài sản đó do người chết để lại

Ví dụ: ông A lập di chúc định đoạt di sản trị giá 60triệu của mình như sau : B hưởng 20 triệu, C hưởng 10 triệu, D hưởng 30 triệu. Khi chết, A còn nợ của E 15 triệu đồng. Ông giao cho C phải thay ông trả khoản nợ đó. Như vậy theo di chúc, thực tế C không được hưởng di sản theo di chúc. Ngoài 10

48

triệu C đã dùng để thanh toán nghĩa vụ, khoản nợ vẫn còn 5 triệu đồng.

Khoản nợ này do B và D cùng phải thực hiện với tỷ lệ tương ứng : B 2 triệu, D 3 triệu. Vậy B còn 18 triệu và D còn 27 triệu.

Như vậy:

Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp người chết để lại di chúc xác định rõ tỉ lệ nghĩa vụ từng thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải phải thực hiện trong phạm vi di sản mình được hưởng. Nếu phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà họ được nhận thì phần vượt quá sẽ được chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo quy định bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)