Phân chia theo di chúc trong trường hợp người chết để lại di sản thờ cúng

Một phần của tài liệu Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo quy định bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 42 - 47)

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÂN

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo di chúc

2.2.1. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người chết để lại di sản thờ cúng

Thờ cúng ông, bà, tổ tiên là một tập quán mang bản sắc dân tộc của người Việt Nam, biểu hiện lòng tôn kính, nhớ công ơn đối với những người đã khuất. Với ý nghĩa là biểu hiện của lòng biết ơn, tôn kính đối với các thế hệ trước, phong tục thờ cúng tổ tiên là một đặc điểm riêng có trong đời sống văn hóa của người Việt. Vai trò và những cơ sở kinh tế đảm bảo cho việc thờ cúng được thực hiện và duy trì trong đời sống thực tế, được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ ở mức độ khác nhau theo mỗi thời kỳ song tất cả đều thể hiện các quy định về di sản thờ cúng là một trong các quy định pháp luật quan trọng.

Hiện nay, tại Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự 2015 cũng không đưa ra khái niệm thế nào là di sản dùng vào việc thờ cúng. Chính vì vậy, để giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề từ đó làm cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, người viết xin đưa ra khái niệm về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau: “Di sản dùng vào việc thờ cúng là tài sản hợp pháp của người lập di chúc để lại cho người thừa kế để dùng vào việc cúng giỗ người lập di chúc và tổ tiên của người đó”

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì: “1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;…” [Khoản 1, Điều 645]. Như vậy, việc pháp luật quy định người lập di chúc có quyền dành phần di sản dùng vào việc thờ cúng là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam.

Cụ thể theo bản án Ngày 02 tháng 8 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện A, Tỉnh An Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án

37

dân sự thụ lý số: 36/2014/TLST-DS, ngày 10 tháng 3 năm 2014 về: “Tranh chấp Thừa kế về tài sản”theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số:

215/2017/QĐXX- DS ngày 25 tháng 5 năm 2017, Tóm tắt nội dung vụ án như sau:

Trong đơn khởi kiện và bản tự khai cùng ngày 11/9/2011 với các tài liệu kèm theo và quá trình tố tụng tại tòa, bà Đỗ Thị T là nguyên đơn và là đại diện theo ủy quyền cho đồng nguyên đơn trình bày:

Cụ ông Hồ Văn B (chết 2003) – cụ bà Phạm Thị Q (chết 2005), hai cụ có 05 người con là: Hồ Thanh Đ, Hồ Thị L, Hồ Văn V, Hồ Văn S, Hồ Thị G.

Trong đó Hồ Thanh Đ (chồng bà chết 2006), có vợ là bà cùng các con: Hồ Thị Thanh N, Hồ Thị Thanh H, Hồ Thanh G. Hồ Văn V chết khi chưa có vợ.

Hồ Văn S chết có vợ là Trần Thị Diệu H, cùng các con: Hồ Thanh T, Hồ Thanh G, Hồ Thanh Đ.

Trước khi cụ B – cụ Q chết thì có để lại di chúc lập ngày 02/7/2002, theo đó chồng bà (ông Đ) được hưởng 01 căn nhà kiên cố gắn liền với nền đất diện tích 126,6m2 và phần đất ao diện tích 1.027,8m2. Hiện nhà chưa được cấp chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở đất ở, còn 1.027,8m2 đất thì nằm trong 2.221,8m2 thuộc giấy chứng nhận QSD đất số 02374 ngày 17/01/2003 do ông Hồ Văn B đứng tên, bản chính giấy chứng nhận QSD đất này do bà L giữ.

Hiện các đồng thừa kế thỏa thuận một phần nội dung là căn nhà gắn liền với 126.6m2 đất giao cho bà cùng các con quản lý sử dụng làm nơi thờ cúng, không được bán. Riêng phần đất ao bà yêu cầu công nhận bằng bản án có hiệu lực để bà kê khai đăng ký QSD đất.

Các anh chị: Hồ Thị Thanh N, Hồ Thị Thanh H, Hồ Thanh G (sinh năm 1980) cùng có ý kiến và yêu cầu như nội dung trình bày của bà T.

Bị đơn bà Hồ Thị L thống nhất với lời khai của Đỗ Thị T về quan hệ

38

hôn nhân, huyết thống, hàng thừa kế, di sản thừa kế. Tuy nhiên, bà cho rằng khi cha mẹ chết có để lại di chúc hay không thì bà không biết, đến khi bà T khởi kiện bà mới hay, bà thừa nhận bản chính giấy chứng nhận QSD đất số 02374 ngày 17/01/2003 mang tên Hồ Văn B hiện do bà giữ. Bà cũng đồng ý để căn nhà gắn liền với phần đất diện tích 126,6m2 cho bà T cùng các con bà T – ông Đ sử dụng, nhưng không được bán hay sang nhượng. Riêng đất ao diện tích 2.221,8m2 (trong đó có 1.027,8m2) bà yêu cầu chia đều cho đồng thừa kế.

Anh Hồ Thanh G (sinh năm: 1984) và là đại diện cho bà Hồ Thị G và các anh chị: Hồ Thanh T, Hồ Thanh Đ có ý kiến và yêu cầu như bà L.

Tòa tuyên xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà Đỗ Thị T cùng các anh chị: N, H, G. Công nhận QSD diện tích 1.027,8m2 cho bà Đỗ Thị T cùng các anh chị: N, H,

G. Công nhận thỏa thuận giao căn nhà gắn liền với 127,3m2 đất cho bà T cùng các con sử dụng để hương hỏa, không bán, sang nhượng.

Từ vụ việc trên cũng như trên thực tế hiện nay, có những gia đình đặc biệt là ở những dòng họ lớn, có nề nếp, có gia phong họ rất tôn trọng các quy tắc của dòng họ, đề cao trật tự trên dưới và đặc biệt đề cao và giữ gìn truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người đã chết, do vậy khi một người trong dòng họ hay gia đình mất đi ngoài việc để lại chúc thư định đoạt phần tài sản nào sẽ là di sản dùng vào việc thờ cúng thì những thành viên khác trong gia đình cũng có những lễ vật, hoặc thỏa thuận mua đất xây nhà từ đường để dùng vào việc thờ cúng. Hơn nữa, có trường hợp người lập di chúc không định đoạt phần di sản nào sẽ là di sản dùng vào việc thờ cúng mà chỉ định đoạt chia phần di sản cho các thừa kế của mình nhưng sau khi người lập di chúc chết đi, các đồng thừa kế đã thỏa thuận dành toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại đã chia cho mình làm di sản dùng vào việc thờ cúng và cử

39

một người trong số anh chị em đó đứng ra lo liệu, trông coi việc phụng thờ thì di sản này trên thực tế chính là di sản dùng vào việc thờ cúng.

Dưới góc độ đạo đức xã hội, phong tục tập quán của người Việt thì cơ sở để pháp luật về thừa kế quy định về di sản thờ cúng là sự biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng, là sự tưởng nhớ đến cha, mẹ, ông bà, tổ tiên, sự thành đạt của họ là kết quả tích lũy của những người đã chết. Vì thế người còn sống thể hiện lòng biết ơn, tôn kính qua việc chăm sóc phần mộ, thực hiện cúng giỗ theo phong tục, tín ngưỡng đối với người chết. Thực hiện công việc cúng giỗ này, phải dùng đến một khoản tiền nhất định để mua đồ lễ như vàng hương, hoa quả…, khoản này sẽ được trích từ khối di sản dùng vào việc thờ cúng mà người chết để lại cùng với hoa lợi thu được từ phần di sản này dùng vào việc thờ cúng, chăm sóc mồ mả và tu sửa nhà thờ.(11)

Như vậy, có thể nhận thấy di sản dùng vào việc thờ cúng được xác lập từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ các đời trước để lại, từ người lập di chúc lập ra, từ con cháu đóng góp, thỏa thuận lập nên. Nhưng theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì căn cứ để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng đó là từ di chúc. Có nghĩa là chỉ có người lập di chúc định đoạt phần di sản nào được dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó mới được để lại làm di sản thờ cúng mà không bị chia. Quy định này có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại. Còn những loại tài sản khác do các nguồn khác tạo nên như đã phân tích ở trên pháp luật không đề cập. Đây chính là cơ sở để giải quyết những tranh chấp liên quan đến căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015.

Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều điểm cần làm rõ.

11 Phùng Trung Tập (2004),“Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay”; Nxb. Tư pháp, Hà Nội

40

Thứ nhất: ngay tại khoản 1- Điều 645 quy định: “… người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng…” nhưng lại không quy định rõ một phần là bao nhiêu, nó được xác định trên cơ sở nào, một phần đó có thể được ghi trong di chúc xong nếu không nói rõ là bao nhiêu phần thì thì lấy căn cứ nào để phân định? do pháp luật phân định hay do thỏa thuận giữa những người thừa kế?... đó là những vấn đề mà Luật cần quy định rõ ràng hơn.

Thứ hai: điểm khác biệt của di sản dùng vào việc thờ cúng là sau khi người chết để lại di sản, di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ không thuộc quyền sở hữu của bất kì người thừa kế nào, mặt khác, điều 645 cũng đã quy định

“trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng…”

như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng cũng không thuộc quyền sỏ hữu của người quản lí, người này chỉ có nghĩa vụ quản lí để dùng vào việc thờ cúng.

Vậy ví dụ như diện tích nhà và đất ở được dùng vào việc thờ cúng sẽ xác định là cấp cho ai? thủ tục giấy tờ như thế nào? Giấy tờ đó gọi là gì… như vậy, BLDS, Luật nhà ở và Luật Đất đai cần quy định thống nhất về vấn đề này.

Thứ ba: trường hợp người để lại di sản thờ cúng đồng thời cũng để lại nghĩa vụ tài sản thì phần di sản dùng để chia thừa kế hay phần di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ? thêm nữa, phần di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được tính theo tỉ lệ của phần tài sản trước khi thực hiện nghĩa vụ hay sau khi đã thanh toán hết nghĩa vụ? nếu sau khi thanh toán nghĩa vụ mà không còn di sản để dùng thờ cúng nữa thì sẽ giải quyết như thế nào? Quy định của pháp luật hiện nay là chưa rõ ràng có thể dẫn đến tình trạng người lập di chúc lạm dụng quyền của mình để lại phần lớn di sản thờ cúng thì quyền lợi của những người có liên quan sẽ bị ảnh hưởng.

41

Điểm bất cập nữa ở đây là việc chưa có quy định nào của pháp luật về loại di sản thờ cúng đã được lập sẵn từ đời trước sau đó chuyển giao cho người hiện tại đang lập di chúc quản lí. Nếu người này không lập di chúc để truyền lại di sản thờ cúng đó cho con cháu thì sẽ dận đến hai cách xác định khác nhau- hoặc vẫn coi là di sản thờ cúng, hoặc sẽ được chia theo pháp luật vì đó là tài sản không được định đoạt trước trong di chúc.

Bên cạnh đó cũng không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người quản lí di sản thờ cúng, vì thế không có cơ sở để xác định việc một người có vi phạm nghĩa vụ thờ cúng hay không (ví dụ trong việc tổ chức cúng dỗ, hương hỏa, chăm lo phần mộ hay sử dụng di sản thờ cúng vào mục dích cá nhân…) các nội dung này hiện chưa được đề cập trong BLDS dẫn đến thiếu căn cứ áp dụng khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng.

Một phần của tài liệu Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo quy định bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)