Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
2.2. Các trường hợp xác định lại dân tộc của cá nhân
Các trương hợp xác định lại dân tộc của BLDS năm 2005 được quy định tại Khoản 2 Điều 28 gồm:
- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
- Xác định lại dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.
Kế thừa và có sự sửa đổi bổ sung quy định này, tại Khoản 3 Điều 29 BLDS năm 2015 có quy định:
“cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình”.
28 Khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2005/NĐ-CP
Về chủ thể có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc của cá nhân thì BLDS năm 2005 có quy định đó là “người đã thành niên, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên” còn BLDS năm 2015 chỉ quy định chủ thể có quyền ở đây là “cá nhân”. Và cũng không có văn bản nào quy định cụ thể là cá nhân nào. Việc BLDS năm 2015 quy định như vậy dẫn tới các cách hiểu khác nhau: thứ nhất, chỉ có cá nhân thuộc trường hợp được xác định lại dân tộc mới có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho mình. Ví dụ: Anh A là trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ được ông B nhận làm con nuôi và đăng ký khai sinh theo dân tộc của ông B, nay anh A đã nhận lại cha đẻ, mẹ đẻ của mình và muốn xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ thì chỉ có anh A mới có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho mình. Theo cách hiểu này thì chủ thể có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc sẽ bị hạn chế, nếu cá nhân chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,... thì không thể tự mình yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho mình. Cách hiểu thứ hai, cá nhân có quyền xác định lại dân tộc là cá nhân đã thành niên được xác định lại dân tộc và những cá nhân có liên quan đến người được xác định lại dân tộc như cha đẻ, mẹ đẻ của người được xác định lại dân tộc, hoặc người giám hộ cho người chưa thành niên xác định lại dân tộc, cách hiểu này sẽ được mở rộng hơn về các chủ thể có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc. Việc quy định không cụ thể về cá nhân có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc như vậy cũng dẫn tới không có sự thống nhất với quy định của Khoản 4 Điều 29 “Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ý của người đó”. Nên cách hiểu thứ hai sẽ hợp lý và phù hợp hơn với quy định của Khoản 4 Điều 29 cũng như đảm bảo được quyền lợi của cá nhân được thực hiện các quyền dân sự của mình một cách tốt nhất.
Việc BLDS không quy định cụ thể như vậy dẫn tới có nhiều cách hiểu sẽ gây ra khó khăn cho cơ quan công tác hộ tịch trong việc xác định cá nhân nào có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc. Nên pháp luật cần quy định cụ thể hơn về nội dung này để đảm bảo việc thực hiện pháp luật trên thực tế có hiệu quả.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 BLDS năm 2015 thì có hai trường hợp xác định lại dân tộc.
Thứ nhất, xác định lại dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
Theo quy định này, có thể thấy việc xác định lại dân tộc cho con chỉ được thực hiện trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
Con đang mang dân tộc của cha đẻ có yêu cầu xác định lại theo dân tộc của mẹ đẻ và ngược lại. Ví dụ, anh A (dân tộc Kinh) kết hôn với chị B (dân tộc Sán Dìu) có sinh ra cháu C, tại thời điểm đăng ký khai sinh cho cháu C thì xác định dân tộc cháu C là dân tộc Kinh theo dân tộc cha đẻ, nay xác định lại dân tộc cho cháu C từ dân tộc Kinh sang dân tộc Sán Dìu theo dân tộc mẹ.
Điểm a, Khoản 2 Điều 28 năm 2005 cũng có quy định “Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau”.
Như vậy, BLDS năm 2015 đã kế thừa và giữ nguyên nội dung này.
Điều này thể hiện được tính khả thi, hợp lý khi áp dụng quy định này trong thực tiễn.
Thứ hai, xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
Đây là trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi.
Điểm b Khoản 2 Điều 28 BLDS năm 2005 có quy định: “xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người
thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai”.
Theo điểm b Khoản 3 Điều 29 BLDS năm 2015 thì: “xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình”.
Con nuôi đã được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi hoặc của cha nuôi hoặc của mẹ nuôi mà đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc của mình theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Ví dụ: Cháu M bị bỏ rơi, được ông H nhận làm con nuôi và đăng ký khai sinh, xác định là dân tộc Kinh theo dân tộc của cha nuôi (ông H). Sau đó M tìm được cha đẻ, mẹ đẻ (cha đẻ, mẹ đẻ dân tộc Mường) thì cháu M có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ là dân tộc Mường.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc xác định dân tộc cho trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận nuôi theo Khoản 2 Điều 29 BLDS năm 2015 thì dân tộc của trẻ em được được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ, nếu sau đó trẻ em được nhận nuôi và cha mẹ nuôi muốn xác định lại dân tộc cho con nuôi theo dân tộc của cha mẹ nuôi thì sao? Ví dụ: Ông A dân tộc Dao nhận nuôi cháu K dân tộc Kinh (cháu K là trẻ bị bỏ rơi được anh X phát hiện, tạm thời nuôi dưỡng và đăng ký khai sinh, dân tộc theo đề nghị của anh X), nay ông A muốn xác định lại dân tộc cháu K theo dân tộc Dao. Thì pháp luật dân sự chưa có quy định về vấn đề này. Trên thực tế, có trường hợp cha mẹ nuôi muốn xác định lại dân tộc cho con nuôi theo dân tộc của mình để thể hiện tình yêu thương, chăm sóc và có sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau mà pháp luật chưa có quy định nên thực tế cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không cho phép xác định lại dân tộc trong trường hợp này. Pháp luật
nên bổ sung trường hợp xác định lại dân tộc cho trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận nuôi theo dân tộc của cha mẹ nuôi hoặc cha nuôi hoặc mẹ nuôi.
Về thẩm quyền xác định lại dân tộc được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014. Cơ quan có thẩm quyền xác định lại dân tộc là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có yêu cầu xác định lại dân tộc.
Thủ tục xác định lại dân tộc được quy định tại Khoản 1 Điều 47 và Điều 28 của Luật Hộ tịch năm 2014. Cụ thể, người yêu cầu xác định lại dân tộc phải nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm có:
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc.
- Giấy tờ liên quan làm căn cứ chứng minh yêu cầu xác định lại dân tộc.
- Người yêu cầu xác định lại dân tộc cần xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân và giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, nếu thấy yêu cầu xác định lại dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trích lục cho người yêu cầu, nếu trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Cần lưu ý, theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 BLDS năm 2015 thì “việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ý của người đó”. Khoản 3 Điều 28 BLDS năm 2005 cũng đã có quy định về nội dung này “Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yếu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó”. So với BLDS năm 2005 thì BLDS năm 2015 đã có sự giới hạn về độ tuổi về việc đồng ý
của người được xác định lại dân tộ là “từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi” chứ không phải “từ đủ mười lăm tuổi trở lên”. Việc sửa đổi này là hoàn toàn hợp lý vì chỉ có người chưa thành niên (chưa đủ mười tám tuổi) hoặc người được giám hộ mới phải thông qua người đại diện, người giám hộ để xác định lại dân tộc, còn người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì hoàn toàn có quyền tự mình thực hiện quyền này. Việc pháp luật quy định như vậy hoàn toàn thể hiện sự tôn trọng ý kiến của cá nhân được xác định lại dân tộc.
Ngoài ra, Khoản 5 Điều 29 BLDS năm 2015 có quy định: “Cấm lợi dụng việc xác định dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam”. Đây là quy định mới được bổ sung tại BLDS năm 2015 phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, Việt Nam là một nước có 54 dân tộc anh anh, tạo thành một khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên vấn đề dân tộc cũng là một vấn đề phức tạp, luôn được nhà nước chú trọng, quan tâm. Một số phần tử phản động có thể lợi dung vấn đề dân tộc để chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc nhằm chống phá chính quyền nhân dân hoặc lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm hưởng lợi bất chính. Đối với cá nhân có hành vi gây thù hằn, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì có thể cấu thành nên “tội phá hoại chính sách đoàn kết”.29 Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có quy định những hành vi nào là hành vi nhằm mục đích trục lợi, chế tài để xử phạt những hành vi đó là gì. Nên cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với nội dung này.
Kết luận chương 2
Như vậy, qua 10 năm thi hành BLDS năm 2005 đã được thay thế bởi BLDS năm 2015, so với BLDS năm 2005 thì BLDS năm 2015 đã kế thừa
29 Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
những nội dung mang tính khả thi, hiệu quả và khắc phục những hạn chế về quyền xác định, xác định lại dân tộc của BLDS năm 2005 nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như giúp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về việc xác định lại dân tộc của cá nhân. Tuy nhiên, quyền xác định, xác định lại dân tộc của BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, nên để đảm bảo thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn thì cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Chương 3