Tình hình thực hiện pháp luật về xác định, xác định lại dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quyền xác định, xác định lại dân tộc và thực tiễn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 69)

Chương 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC CỦA CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1.2. Tình hình thực hiện pháp luật về xác định, xác định lại dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Pháp luật đã có quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc của cá nhân khá chặt chẽ, cụ thể nhưng trên thực tế việc xác định, xác định lại dân tộc của cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện như sau:

* Về việc xác định dân tộc:

Việc xác định dân tộc cho trẻ em đồng thời được thực hiện cùng với khai sinh. Với đặc thù là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống thì việc xác định dân tộc cho trẻ em khi đăng ký khai sinh cũng khá phức tạp và đa dạng. Theo báo cáo của Sở tư pháp tỉnh Thái Nguyên về kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015- 2017 như sau:

Biểu 1. Kết quả đăng ký khai sinh chia theo dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2015 - 2017.

(Đơn vị: trường hợp)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác Tổng số

trên địa bàn

22.309 - - 23.346 14.008 9.338 23.436 14.393 9.044

1.Tp Thái

Nguyên 4.305 - - 4.621 3.555 1.066 5.569 3.996 1.573

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng

số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác 2.Tp

Sông Công

2.345 - - 925 813 112 1.060 908 152

3.Tx.

Phổ Yên 2.650 - - 2.018 1.844 174 3.015 2.760 255 4.H. Phú

Lương 2.650 - - 2.344 943 1.401 1.932 674 1.258 5.H.

Đồng Hỷ 1.469 - - 2.141 900 1.241 1.993 894 1.099 6.H.

Đại Từ 2.834 - - 3.268 1.628 1.640 3.636 1.931 1.705 7.H. Phú

Bình 3.122 - - 3.872 3.100 772 3.346 2.682 664 8.H.

Định Hóa

1.155 - - 1.392 330 1.062 1.796 327 1.469

9.H.

Võ Nhai 2.765 895 1.870 1.089 220 869

(Nguồn Thống kê Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017)

Biểu 2. Tỷ lệ xác định dân tộc tỉnh Thái Nguyên năm 2015-2017

(Đơn vị: %)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác

Tổng số

Dân tộc Kinh

Dân tộc khác Tổng số

trên địa bàn

100 - - 100 60,0 40,0 100 61,4 38,6

1.Tp Thái

Nguyên 100 - - 100 76,9 23,7 100 71,7 28,2 2.Tp

Sông Công

100 - - 100 87,9 12,1 100 85,7 14,3

3.Tx.

Phổ Yên 100 - - 100 91,4 8,6 100 91,5 8,5 4.H. Phú

Lương 100 - - 100 40,2 59,8 100 34,9 65,1 5.H.

Đồng Hỷ 100 - - 100 42,0 58,0 100 44,9 55,1 6.H.

Đại Từ 100 - - 100 49,9 50,1 100 53,1 46,9 7.H.

Phú Bình 100 - - 100 80,1 19,9 100 80,1 19,9 8.H.

Định Hóa 100 - - 100 23,7 76,3 100 18,2 81,8 9. H.

Võ Nhai 100 100 32,4 67,6 100 20,2 79,9

Qua hai bảng số liệu trên, có thể thấy các trường hợp xác định dân tộc cho trẻ khi khai sinh trong giai đoạn 2015 – 2017 như sau:

Năm 2015 Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên chỉ thống kê các trường hợp đăng ký khai sinh mà không thống kê cụ thể các trường hợp xác định dân tộc cho trẻ khi khai sinh nên không thể xác định được số trường hợp xác định dân tộc Kinh và số trường hợp xác định dân tộc khác ảnh hưởng tới việc không thể theo dõi được tình hình xác định dân tộc trên địa bàn tỉnh. Lý giải cho thực trạng này có thể thấy, năm 2015, Luật Hộ tịch chưa được thi hành, về lĩnh vực hộ tịch thì chỉ có thể áp dụng Nghị định 158/2005/NĐ-CP nên công tác quản lý hộ tịch chưa được chặt chẽ và quan tâm.

Năm 2016, trên toàn tỉnh có 23.346 trường hợp, trong đó số trẻ em xác định dân tộc Kinh là 14.008 trường hợp, chiếm 60%, các dân tộc khác là 9.338 trường hợp, chiếm 40%, đến năm 2017 thì tổng số khai sinh trên địa bàn là 23.436 trường hợp, trong đó số trẻ em xác định dân tộc Kinh là 14.393 trường hợp, chiếm 61,4% còn các dân tộc khác là 9.044 trường hợp chiếm 38,6%. Như vậy, số tỷ lệ trẻ xác định dân tộc Kinh trên toàn địa bàn tỉnh chiếm đa số, và có tăng nhẹ từ năm 2016 đến 2017. Tuy nhiên, khi xem xét vào tỷ lệ dân tộc Kinh và các dân tộc khác trên địa bản tỉnh thì có sự khác biệt, trường hợp trẻ em xác định dân tộc Kinh chỉ chiếm đa số ở một số địa bàn như thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, còn các dân tộc khác chiếm đa số ở huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương.

Thông qua bảng số liệu thống kê trên cũng như tình hình phân bố các địa bàn dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là có sự hợp lý. Ở vùng phân bố dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh như các thành phố, thị xã, thị trấn thì có tỷ lệ xác định dân tộc Kinh chiếm đa số, còn các dân tộc khác phân bố chủ yếu ở các khu vực vùng sâu, vùng xa miền núi khó khăn như huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương nên tỷ lệ xác định dân tộc khác chiếm đa số.

Thông qua bảng số liệu tỷ lệ xác định dân tộc năm 2016 và năm 2017 thì có sự cho thấy tỷ lệ xác định dân tộc Kinh trên tổng số địa bàn năm 2017 có tăng nhẹ so với năm 2016 là 1,4%, các dân tộc khác có sự giảm nhẹ là 1,4%. Tuy nhiên, khi xét đến các địa bàn cụ thể thì sẽ thấy, tỷ lệ xác định dân tộc Kinh tăng ở một số địa bàn là thị xã Phổ Yên (tăng 0,1%), Đồng Hỷ (tăng 2,9%), Đại Từ (tăng 3,2%) đồng nghĩa với việc ở các địa phương này giảm tỷ lệ xác định theo dân tộc khác và dân tộc Kinh giảm ở các địa bàn còn lại như thành phố Thái Nguyên (giảm 5,2%), thành phố Sông Công (giảm 2,2%), huyện Định Hóa (giảm 5,2%) và huyện Võ Nhai (giảm 12,2%) như vậy, đồng nghĩa với việc xác định dân tộc khác ở các địa bàn này tăng. Lý giải cho trường hợp này có thể do cách xác định dân tộc khác nhau được quy định trong BLDS năm 2015 bao gồm xác định dân tộc cho con theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có cùng dân tộc, hoặc xác định dân tộc của con theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau hoặc trường hợp xác định dân tộc cho trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ đã được nhận nuôi và trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận nuôi.32

Trên thực tế có nhiều trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ của con đã xác định, thỏa thuận được dân tộc cho đứa trẻ, cũng có nhiều trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không thỏa thuận được với nhau hoặc trẻ em bị bỏ rơi không xác định được cha đẻ, mẹ đẻ,... nên cán bộ tư pháp hộ tịch phải là người hiểu rõ nhất các nguyên tắc xác định dân tộc cho trẻ và hướng dẫn người đăng ký khai sinh thực hiện việc xác định dân tộc cho trẻ em.

- Nguyên tắc thứ nhất, xác định dân tộc của con theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ cùng một dân tộc thì đương nhiên dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Và trên thực tế, trên

32 Khoản 2 Điều 29 BLDS năm 2015

địa bàn tỉnh Thái Nguyên hầu hết các trường hợp xác định dân tộc cho con đều như vậy và không có tranh chấp xảy ra. Trường hợp thứ nhất: ông Nguyễn Văn Lục dân tộc Kinh, trú tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên kết hôn với bà Nguyễn Thị Năm dân tộc Kinh, trú tại xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, khi sinh ra cháu Nguyễn Thu Thảo đã đăng ký khai sinh và xác định dân tộc của cháu Thảo là dân tộc Kinh theo dân tộc của bố mẹ. Trường hợp thứ hai, anh Ma Quốc Văn dân tộc Tày, trú tại xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên kết hôn với chị Trần Thị Hương dân tộc Tày, trú tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, khi sinh ra cháu Ma Thị Hiền đã đăng ký khai sinh và xác định dân tộc cháu Hiền là dân tộc Tày theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp thứ ba, anh Lý Văn Đư dân tộc Dao và chị Bàn Thị Linh dân tộc Dao, cùng trú tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên kết hôn với nhau và sinh ra cháu Lý Văn Minh, khi đăng ký khai sinh thì xác định dân tộc của cháu Minh là dân tộc Dao theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Như vậy, trên thực tế tại Thái Nguyên việc xác định dân tộc cho con theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ khi cha đẻ, mẹ đẻ có cùng dân tộc với nhau là đúng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật hộ tịch năm 2014 và hầu như không có vướng mắc.

- Trường hợp cha đẻ mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì theo quy định của BLDS năm 2015, dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận. Đây là tình huống xảy ra khá thường xuyên trên thực tế tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi Thái Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống với nhau và trong khi kinh tế ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa, xã hội ngày càng đa dạng, phong phú thì việc người dân tộc này kết hôn với người dân tộc khác là khá phổ biến. Ví dụ, anh Trần Trung Thế dân tộc Kinh trú tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên kết hôn với chị Hoàng Thị Thu dân tộc Sán Dìu trú ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên sinh ra cháu Trần Thu Hà, khi đăng ký khai sinh cho cháu Hà đã lấy theo dân tộc Sán Dìu của mẹ hoặc trường hợp anh Lò A Chu dân tộc H’Mông và chị Lường Thị Hoa dân tộc Tày cùng trú tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên kết hôn với nhau và sinh ra cháu Lò A Long, khi đăng ký khai sinh bố mẹ có đồng ý lấy dân tộc cháu là H’Mông theo dân tộc của cha đẻ. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều cha mẹ có dân tộc khác nhau đi đăng ký khai sinh cho con mà không biết con sẽ theo dân tộc của cha hay mẹ. Trường hợp xảy ra tại xóm Bãi Vàng, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, anh Diệp Văn Lung dân tộc Sán Chí và chị Đặng Thị Tươi dân tộc Dao, kết hôn với nhau và sinh ra cháu Diệp Thị Nảy, khi đến Ủy ban nhân dân xã Hợp Tiến đăng ký khai sinh cho cháu Nảy thì không biết cháu sẽ mang dân tộc nào, và khi cán bộ tư pháp xã giải thích theo quy định của pháp luật thì anh Lung và chị Tươi mới thỏa thuận và thống nhất cho cháu Nảy mang dân tộc Sán Chí theo dân tộc của cha đẻ. Theo khảo sát thực tế thì ở Thái Nguyên hầu hết các trường hợp thỏa thuận xác định dân tộc cho con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ đều thuộc hai dân tộc thiểu số khác nhau thì đều được xác định theo dân tộc của cha đẻ. Vì bắt nguồn từ truyền thống, từ phong tục, khi thực hiện việc khai sinh cho con, xác định họ, dân tộc cho con đều là từ phía người cha, rất ít trường hợp lấy họ, dân tộc con theo họ, dân tộc mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp cha là người dân tộc Kinh và mẹ là người dân tộc thiểu số thì đa số cha, mẹ có thỏa thuận xác định dân tộc của con theo dân tộc của mẹ nhằm con được hưởng những chế độ, chính sách dành cho dân tộc thiểu số của nhà nước, nhất là dân cư ở các khu vực ít có sự ưu tiên như các thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, hay thị xã Phổ Yên, vì vậy nên tỷ lệ trẻ xác định dân tộc Kinh giảm, các dân tộc khác tăng trong khi đó thì số lượng trẻ đăng ký khai sinh vẫn tăng. Đây có thể coi là điểm tiến bộ vì người dân đã hiểu biết hơn về kiến thức pháp luật, đã biết vận dụng pháp luật để được hưởng quyền lợi tốt nhất.

- Trường hợp, cha đẻ, mẹ không thuộc hai dân tộc khác nhau mà không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì áp dụng tập quán của dân tộc ít người hơn. Mặc dù BLDS năm 2015 đã quy định việc áp dụng tập quán để xác định dân tộc của con, tuy nhiên trên thực tế, ở Thái Nguyên chưa có văn bản nào thống kê tập quán về xác định dân tộc của các dân tộc trên địa bàn quản lý. Việc áp dụng tập quán xác định dân tộc như thế nào thì tùy thuộc vào các dân tộc khác nhau và ở những địa phương khác nhau. Tại Thái Nguyên dân cư các dân tộc có sự phân bố khác nhau và không đồng đều. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ dân cư cao nhất và sống tập trung ở thành phố, thị xã và các thị trấn tuy nhiên xen kẽ đó cũng có một khối lượng người dân tộc khác cùng sinh sống và làm việc. Dân tộc đông dân thứ hai ở Thái Nguyên sau dân tộc Kinh là dân tộc Tày. Là dân tộc đông dân nhất trong nhóm dân tộc thiểu số. Dân tộc Tày phân bố tập trung chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương và huyện Đại Từ. Sau dân tộc Tày là nhóm người dân tộc Nùng. Hiện nay thì các phong phong tập quán của người Nùng phần lớn đều bị Tày hóa nên phong tục, tập quán của họ có nhiều nét tương đồng với nhau. Còn nhóm dân tộc nhóm dân tộc H’mông và dân tộc Dao, họ sống xen kẽ và tập trung nhất ở khu vực huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ.

Các dân tộc còn lại như Sán Dìu, Sán Chay, Hoa,... có số lượng nhân khẩu ít thì họ sống rải rác, xen kẽ với các dân tộc khác ở các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh như Đồng Hỷ, Phú Bình và không có tập quán rõ rệt. Từ sự phân bố dân cư này, việc xác định tập quán xác định dân tộc của các dân tộc là không rõ rệt. Thực tế trong trường hợp cha mẹ không có thỏa thuận với nhau hoặc không thỏa thuận được thì công chức tư pháp hộ tịch sẽ xác định dân tộc cho trẻ theo dân tộc ít người hơn.

Việc xác định dân tộc cho con theo tập quán còn có vướng mắc nữa, đó là cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định chính thức về khái niệm, tên gọi các thành phần dân tộc của Việt nam. Tên gọi các thành phần

dân tộc Việt Nam đến nay vẫn thực hiện theo Quyết định số 121- TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục Thống Kê. Trên thực tế, trong cộng đồng dân cư họ không xác định tên dân tộc giống tên thành phần dân tộc trên Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, vậy khi công chức hộ tịch tư pháp xác định dân tộc theo tập quán thì xác định tên dân tộc như thế nào?

Ví dụ, dân tộc Sán Chay còn có tên gọi khác là dân tộc Sán Chí, Cao Lan, cộng đồng dân tộc Sán Chay ở huyện Đồng Hỷ thường gọi là dân tộc Cao Lan thay vì dân tộc Sán Chay, vạy khi xác định dân tộc cho con theo tập quán công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi dân tộc con là Sán Chay (theo giấy khai sinh của cha đẻ, hoặc mẹ đẻ) hay Cao Lan (theo tập quán tên gọi của cộng đồng dân cư)? Nếu ghi dân tộc con trong Giấy Khai sinh là Cao Lan thì có vi phạm nguyên tắc xác định theo quy định của BLDS năm 2015 không? Hoặc dân tộc Tày còn có tên thường gọi là Thổ cũng khá phổ biến, hoặc dân tộc Dao có tên gọi khác là Mán cũng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng dân cư? Nếu trong các trường hợp này thì cán bộ tư pháp hộ tịch giải quyết như thế nào?

- Xác định lại dân tộc của con theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc dân tộc khác nhau.

Biểu 3. Kết quả xác định lại dân tộc tỉnh Thái Nguyên năm 2015-2017

(Đơn vị: trường hợp) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số trên địa bàn tỉnh 827 436 517

1. Tp Thái Nguyên 45 87 62

2. Tp Sông Công 26 10 9

3. Tx Phổ Yên 31 0 39

4. H. Phú Lương 274 0 0

5. H. Đồng Hỷ 119 0 131

6. H. Đại Từ 77 98 94

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

7. H. Phú Bình 48 38 28

8. H. Định Hóa 147 117 108

9. H. Võ Nhai 60 86 46

(Nguồn Thống kê Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017)

Biểu 4: Tỷ lệ xác định lại dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2015 – 2017

(Đơn vị: %) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số trên địa bàn tỉnh 100 100 100

1. Tp Thái Nguyên 5,4 20 12

2. Tp Sông Công 3,1 2,3 1,7

3. Tx Phổ Yên 3,8 0 7,5

4. H. Phú Lương 33,1 0 0

5. H. Đồng Hỷ 14,4 0 25,3

6. H. Đại Từ 9,3 22,5 18,2

7. H. Phú Bình 5,8 8,7 5,4

8. H. Định Hóa 17,8 26,8 20,9

9. H. Võ Nhai 7,3 19,7 9

Qua bảng số liệu có thể thấy sự thay đổi của xác định lại dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên như sau:

Năm 2015 có 827 trường hợp, năm 2016 có 436 trường hợp (giảm 391 trường hợp so với năm 2015), năm 2017 có 517 trường hợp (giảm 310 trường hợp so với năm 2015 và tăng 81 trường hợp so với năm 2016). Như vậy, có thể thấy số liệu về xác định lại dân tộc tăng, giảm thất thường. Và tương ứng với tổng số liệu các năm thì số trường hợp xác định lại dân tộc ở các địa bàn cụ thể cũng có sự thay đổi khá rõ rệt. Việc xác định lại dân tộc năm 2016 tăng

Một phần của tài liệu Quyền xác định, xác định lại dân tộc và thực tiễn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)