Chương 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC CỦA CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu VIệt Bắc nói riêng và cả vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn. Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km và cảng Hải Phòng 200km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông kết nối với các tỉnh thành khác, đường quốc lộ 3 nối với Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng - cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; Quốc lộ 1B Lạng Sơn, Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang, hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên rất thuận lợi về giao thông.
- Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên: Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai vùng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, với lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 2000mm đến 2.500mm. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3.562.82 km2. Đất núi chiếm khoảng 48,4%, đất đồi chiếm khoảng 31,4% và đất ruộng chiếm khoảng 12,4%. Đặc điểm này đã tạo cho các vùng
trong tỉnh điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác.
Thái Nguyên cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, luyện kim, khai khoáng,... Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lương than lớn thứ hai trong các tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở hai huyện Đại Từ và Phú Lương. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản khác như Than đá, quặng sắt, thiết, vàng, chì, kẽm,...tập trung ở một số mỏ Trại Cau, Phấn Mễ, Núi Hồng, Núi Pháo, La Hiên, Làng Cẩm, Phục Linh,... phân bố trên các huyện trong tỉnh.
Thái Nguyên cũng có lợi thế về danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, các di tích lịch sử như: An Toàn Khu Việt Bắc – ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở Huyện Võ Nhai, bên cạnh đó còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều nơi trong tỉnh như: Khu bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng, .... thu hút phát triển du lịch của tỉnh.
* Tình hình kinh tế, xã hội - Tình hình kinh tế:
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; Thái Nguyên có nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng – an ninh vững mạnh và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao.
Thái Nguyên ngoài khu công nghiệp truyền thống với ngành nghề khai thác khoáng sản thì hiện nay đã phát triển vượt bậc về ngành công nghiệp điện tử với các khu công nghiệp lớn như Sam Sung, Điềm Thụy, Sông Công,... ngành du lịch của Thái Nguyên cũng ngày càng phát triển với lợi thế về các khu di
tích, danh lam thắng cảnh tự nhiên ngày càng được nâng cấp. Thái Nguyên cũng là tỉnh tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đứng thứ ba cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010 Thái Nguyên được công nhận là đô thị loại I, năm 2015 thị xã Sông Công được nâng cấp thành thành phố và trở thành đô thị loại III và huyện Phổ Yên được nâng cấp thành thị xã Phổ yên.
Tính đến sáu tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) Thái Nguyên ước tính đạt 9,85%; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sanhs2010) ước đạt 290.250 tỷ đồng, tăng 12,7% so với vùng kỳ, bằng 45%
kế hoạch cả năm; Giá trị xuất khẩu ước tính đạt 13,1 tỷ USD, tăng 11,7% so với 6 tháng đầu năm 2017, bằng 52,2% kế hoạch cả năm; Tổng thu ngân sách ước đạt 6.551,4 tỷ đồng, bằng 50% dự toán cả năm, giảm 2% cùng kỳ; Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt 6.445 tỷ đồng, bằng 49,8% kế hoạch cả năm, tăng 3,5% cùng kỳ. Như vậy có thể thấy tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên vẫn phát triển tích cực với những thành tựu nhất định, mặt bằng lãi suất ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng hợp lý; các ngành kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng và phát triển, nhất là ngành công nghiệp, xuất khẩu tăng so với cùng kỳ và duy trì xuất siêu; các chương trình dự án lớn đã đi vào sản xuất ổn định, một số dự án phát triển đô thị đang được triển khai đầu tư,... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. An sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm; các chính sách xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống dân cư, trật tự an toàn giao thông được kiểm soát,... Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn những khó khăn, thách thức; hiện nay ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm lại; ngành nông nghiệp mặc dù thuận lợi do giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng nhưng còn tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng tới tâm lý người chăn nuôi.30
30 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 6 tháng đầu năm 2018 tỉnh Thái Nguyên http://cucthongkethainguyen.gov.vn/vi/news/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi/tinh-hinh-thuc-hien-cac-chi-tieu-kinh-
- Tình hình xã hội
Thái Nguyên có chín đơn vị hành chính lãnh thổ với hai thành phố (Thái Nguyên và Sông Công), một thị xã (Phổ Yên) và sáu huyện (Đại Từ, ĐỊnh Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương và Võ Nhai) và các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành một trăm tám mươi đơn vị hành chính cấp xã gồm ba mươi hai phường, chín thị trấn và một trăm ba mươi chín xã.
Theo Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số Thái Nguyên là 1.227.400 người, trong đó nam có 602.700 người và nữ là 624.700 người. Tổng dân số đô thị là 421.100 người (chiếm 34,31%) và tổng dân cư nông thôn là 806.300 người (chiếm 65,69%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,99%.
Dân cư Thái Nguyên phân bố không đồng đều, vùng cao và vùng núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.627 người/km2.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống. Trong đó có 8 dân tộc đông dân nhất là: Kinh (73,1%);
Tày (11%), Nùng (5,7%); Sán Dìu (3,9%); Sán Chay (2,9%); Dao (2,3%), H’Mông (0,6%) và Hoa (0,18%), còn lại là các dân tộc khác. Tính đến năm 2015, tỉnh Thái Nguyên có 339.036 người dân tộc thiểu số chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Người dân tộc Kinh sinh sống chủ yếu tại các thành phố, thị trấn và các khu vực ven quốc lộ, còn các dân tộc khác phân bố không đồng đều và tập trung ở một số địa điểm thuộc vùng núi, vùng sâu vùng xa.31
te-xa-hoi-chu-yeu-6-thang-dau-nam-2018-tinh-thai-nguyen-84.html, cập nhật ngày 08/06/2018, truy cập ngày 04/08/2018.
31Thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Nông Văn Trân, http://bandantoc.thainguyen.gov.vn/cac-dan-toc-thai-nguyen/-
/asset_publisher/mTd8wEMIQgLP/content/thanh-phan-dan-toc-tren-ia-ban-tinh-thai-nguyen, cập nhật ngày 11/07/2017, truy cập ngày 04/08/2018.