Một số đề xuất, kiến nghị để phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 42 - 46)

- Tăng cường công tác khuyến nông để nông dân tiếp cận nhiều hơn với kỹ thuật thâm canh cây con mới, đưa cây con mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất đại trà.

- Nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp, mở rộng diện tích cây vụ đông đến mức tối đa, tuyển chọn, đưa nhanh vào sản xuất các loại cây rau mùa có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả cao hơn cho nông dân.

- Tăng cường đầu tư hơn nữa cho các đề tài khoa học nghiên cứu giống cây con và các chính sách đồng bộ để tăng năng suất cây trồng; tăng diện tích lúa lai trong vụ chiêm xuân, tăng diện tích lúa chất lượng cao trong cả 2 vụ trong năm.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng tăng diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuyển chọn, đưa vào gieo trồng những loại cây, giống cây có năng suất, chất lượng, có khả năng sản xuất trái vụ, trồng xen, phục vụ chế biến… để đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị hàng hóa. Xây dựng và mở rộng các công thức luân canh cây trồng đạt giá trị sản phẩm cao trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

- Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Nhà nước tạo điều kiện tập trung đất đai để hình thành những trang trại mới; củng cố và mở rộng những trang trại hiện có, hợp pháp về pháp lí quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Tạo điều kiện tối đa đê các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Tạo điều kiện tối đa để các chủ trang trại được vay vốn thuận lợi với lãi suất ưu đãi, thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất. Mở rộng các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại kiến thức về pháp luật, quản lí kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp thị hàng hóa…

- Đẩy mạnh kiên cố hóa kênh mương, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, điện ở những nơi quy vùng sản xuất lớn như vùng thủy sản, vùng trang trại và vùng lúa, lúa chất lượng cao.

- Tăng cường quản lí nhà nước trong phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, phát triển công nghiệp chế biến nhằm hạn chế tình trạng được mùa nhưng rớt giá thường xảy ra.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp tỉnh Hải Dương có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Qua nghiên cứu địa lí địa phương của tỉnh, em rút ra một số kết luận sau:

1. Sự phát triển nông nghiệp Hải Dương diễn ra trong điều kiện tương đối thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế xã hội. Đó là nguồn nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú, hệ đất tương đối tốt, nguồn lao động dồi dào và ngày càng được nâng cao về trình độ. Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp luôn được quan tâm và ưu tiên phát triển.

2. Trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành quả quan trọng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng tăng. Tốc độ phát triển luôn đạt ở mức khá. Sản xuất nông nghiệp đang có sự chuển dịch từng bước theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh như cây công nghiệp, cây ăn quả, thịt lợn, thịt bò, gia cầm… mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường.

3. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ: giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Sự chuyển dịch đó góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp và cơ cấu kinh tế toàn tỉnh, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn toàn tỉnh.

4. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Là tỉnh miền núi nhưng đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản phát triển tới từng xã, nhiều vùng nông thôn trước kia nghèo nàn, lạc hậu đến nay đã trở thành vùng kinh tế tương đối phát triển, tỉ lệ đói nghèo giảm, trình độ của người dân được nâng lên một bước.

5. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền nông nhiệp tỉnh Hải Dương vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành chưa phát triển cao, sản xuất đại đa số là thủ công, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp. Sản lượng lương thực, rau màu sản xuất ra chưa thỏa mãn nhu cầu của tỉnh. Cơ cấu nông nghiệp của vùng vẫn còn chưa hợp lí, trong nông nghiệp vẫn chủ yếu là trồng trọt, trong trồng trọt chủ yếu là cây lương thực, chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Sản phẩm hàng hóa của tỉnh có sản lượng nhỏ, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ không ổn định. Điều kiện phát triển và phân bố nông nghiệp cũng có một vài khó khăn như tình trạng suy giảm đất nông nghiệp, lụt úng vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa cạn, cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn và chưa đồng bộ, trình độ lao động nhìn chung còn thấp, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

6. Trên cơ sở khắc phục những tồn tại, yếu kém, khai thác tốt mọi nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, em đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà trong giai đoạn tiếp theo để hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Một phần của tài liệu NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w