a) Định hướng phát triển ngành trồng trọt
Sản xuất lương thực có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong thời gian tới, các địa phương đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lấy sản xuất lương thực là chính. Tập trung thâm canh các vùng sản xuất lúa có điều kiện tưới tiêu thuận lợi để đảm bảo an ninh lương thực.
Hình thành vùng lúa hàng hóa chất lượng cao. Năm 2009 đã có 6 huyện trong tỉnh sản xuất được sản lượng thóc là 1169,5 tấn. Năng suất đạt 5,56 tấn/ha (lúa thường chỉ đạt 6,11 tạ/ha), giá cao 6000 đồng/kg, lúa thường 4.00 đồng/kg, lúa chất lượng dễ tiêu thụ hơn và có doanh thu cao hơn lúa thường khoảng 9 triệu đồng/ha.
Chú trọng phát triển các cây rau mùa, đậu thực phẩm cao cấp và các loại đậu thường nhằm đáp ứng nhu cầu rau đậu của thị trường nội tỉnh và cung cấp cho các thị trường bên ngoài, sử dụng có hiệu quả tiềm năng của tỉnh.
Dựa vào kết quả thực hiện kế hoạch và tình hình cụ thể, dự kiến diện tích trồng rau năm 2015 là 28.650 ha, năng suất bình quân là 210 tạ/ha, sản lượng đạt 6601.650 tấn.
Chú trọng phát triển các cây công nghiệp ở vùng đồi núi của tỉnh ( huyện Chí Linh, huyện Kinh Môn), chú trọng các cây có thị trường tiêu thụ rộng như: đậu tương, lạc, chè…. Diện tích trồng lạc tăng lên là 1.350 ha, diện tích trồng đậu tương là 1300 ha.
Phát triển cây ăn quả cả khu vực vườn đồi cũng như vườn gia đình với quy mô lớn với các loại cây ăn quả chính như vải thiều, na, nhãn, cam không hạt, ổi Đài Loan… tạo mặt hàng xuất khẩu. Dự kiến diện tích trồng vải giảm xuống 13.000 ha.
Tiếp tục chỉ đạo phong trào dồn ô đổi thửa, đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng và chuyển đổi diện tích lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng các loại con, cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
b) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi
Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng nhanh đàn lợn thịt. Dự kiến tổng đàn lợn là 700.000 con. Trong đó lợn nái là 135.000 con, đàn trâu tăng lên là 9.000, đàn bò tăng lên ;à 45.000 con. Trong đó chú trọng phát triển đàn lợn lai, kết hợp nâng cao chất lượng đàn lợn địa
phương, đàn bò lai, đàn gia cầm và các vật nuôi đặc sản khác.
Khuyến khích các mô hình chăn nuôi tập trung thành nhiều loại hình chăn nuôi trang trại. Tập trung đổi mới công nghệ về giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực hiện đầu tư vào giống lợn lai thuần chủng cho các trang trại. Đồng thời, phát triển cơ sở chế biến sản xuất thức ăn và chế biến thịt hộp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi trâu, bò ở các huyện Kinh Môn, huyện Chí Linh. Chăn nuôi gia cầm: phát triển toàn diện gia cầm, dự kiến đàn gia cầm tăng lên là 7,6 triệu con. Phát triển mạnh đàn gà, vịt siêu trứng và các loại gia cầm đặc sản. Nhanh chóng tiếp cận những phương thức chăn nuôi tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất một cách toàn diện để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu. Coi trọng chỉ đạo việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Phát triển và xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp.