Các tiểu vùng nông nghiệp

Một phần của tài liệu NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 33 - 37)

Do sự khác nhau về địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên nước… đã hình thành nên hai tiểu vùng nông nghiệp: vùng miền đồi núi và vùng đồng bằng, mỗi vùng có một thế mạnh riêng về phát triển nông nghiệp.

2.3.2.1 Vùng miền đồi núi

Vùng đồi núi của tỉnh Hải Dương tập trung ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, chiếm 11% diện tích của tỉnh.

Vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp: - Vùng có địa hình cao

- Đất đai chủ yếu là đất feralit nên không thuận lợi cho việc trồng cây lúa, nhưng thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Do địa hình cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao, tạo điều kiện cho việc phát triển các loài rau cận nhiệt và ôn đới, phát triển đồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.

Tuy nhiên do địa hình có sự phân hóa chỗ ca oxen chỗ thấp, độ dốc lớn. Đất đai bị rửa trôi, xói mòn nên nghèo dinh dưỡng, khó áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất… thiếu đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao.

Với những điều kiện trên thì vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

* Ngành trồng trọt

Vùng có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây rau màu, cây công nghiệp, không thuận lợi cho việc cấy lúa so với vùng đồng bằng. Do đó, diện tích và năng suất cấy lúa của các huyện trong vùng thấp hơn so với các huyện khác trong vùng đồng bằng. Trung bình năng suất cấy lúa trong vùng chỉ đạt trên 50 tạ/ha, trong khi đó các huyện trong vùng đồng bằng có năng suất đạt khoảng 60 tạ/ha, khi tổng diện tích lúa của vùng chiếm 16,98% năm 2009, sản lượng lúa chiếm 15,13% của cả tỉnh.

Mặc dù vùng không có điều kiện thuận lợi để cấy lúa nhưng lại có những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại rau, đậu, cây ăn quả va cây công nghiệp. Trong vùng đã hình thành nên các vùng chuyên canh một số loại cây như: hình thành nên các vùng chuyên canh hành, tỏi ở huyện Kinh Môn, vùng chuyên canh cây lạc với tổng diện tích là 1178 ha, chiếm 86,2%, đặc biệt ở huyện Chí Linh chiếm 78,4% diện tích của cả tỉnh, sản lượng lạc đạt 2607 tấn chiếm 87,2% sản lượng lạc của cả tỉnh, cây ăn quả: nhãn, vải lớn nhất trong tỉnh với tổng diện tích khoảng 8000 ha.

* Ngành chăn nuôi

Vùng này có mật độ dân số thuộc vào loại thấp so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh, đặc biệt là huyện Chí Linh (mật độ trung bình của huyện Chí Linh là 547 người/km2) chỉ bằng gần một nửa so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh. Vùng lại có diện tích đồi lớn nên tạo điều kiện cho việc phát triển đồng ocr để chăn thả gia súc và phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VACR. Do đó, vùng có ngành chăn nuôi rất phát triển. Đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Huện Chí Linh là huyện có số đàn trâu lớn nhất trong tỉnh với tổng số con là 2903 con, chiếm 32,8% của cả tỉnh, có số lượng trang trại lớn nhất cả tỉnh với 317 trang trại, chiếm 26,9% số trang trại của cả tỉnh;có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm như: chè, dâu tằm… lớn nhất tỉnh.

Như vậy, vùng đồi núi của tỉnh có vai trò nổi bật trong lĩnh vực trồng các loại cây rau, đậu, cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc.

2.3.2.2 Tiểu vùng đồng bằng

Đây là vùng có diện tích lớn, chiếm 89% diện tích của tỉnh. Vùng có nhiều điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

Nét khác biệt lớn nhất của tiểu vùng đồng bằng với tiểu vùng đồi núi là sự khác nhau về địa hình, từ đó có sự khác nhau về đất đai, nguồn nước và các điều kiện kinh tế - xã hội khác: cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp hiện đại.

Tiểu vùng đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng. Đất đai chủ yếu là đất phù sa do sông Thái Bình và một phần do sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa, trồng các loại rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày.

* Trồng trọt

Tiểu vùng này có diện tích trồng lúa lớn ở hầu hết các huyện trong tiểu vùng, cho năng suất cao.

Do những thuận lợi về địa hình, đất đai, nguồn nước phong phú do đó vùng có điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Ở tiểu vùng này, người dân có thể trồng được 4 vụ trong năm cho năng suất cao. Đặc biệt là sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ trong tiểu vùng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân: giảm diện tích cấy lúa tăng diện tích trồng các cây rau đậu và cây ăn quả đặc biệt là dưa hấu đã tăng thu nhập cho người dân.

Tiểu vùng này đã hình thành nên những vùng chuyên canh cây lúa, vùng chuyên canh cây rau: diện tích là diện tích là 10.709 ha, chiếm 36,7%, tổng sản lượng đạt 327.527 tấn chiếm 53,5% tổng sản lượng của cả tỉnh. Vùng chuyên canh cây dưa hấu tập trung ở huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, vùng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng với diện tích là 500 ha, vùng chuyên canh cây ăn quả ở huyện Thanh Hà với các loại cây: vải thiều, ổi Đài Loan…

Thế mạnh của tiểu vùng là trồng các loại cây lương thực và cây ăn quả cây công nghiệp hàng năm như cây đậu tương. Vùng đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, diện tích rộng nên vùng có điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật trogn sản xuất.

* Chăn nuôi

Khác với tiểu vùng đồi núi, vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò còn tiểu vùng đồng bằng chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh kinh tế trang trại theo mô hình VAC chăn nuôi của tiểu vùng ngày càng phát triển, và có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, tiểu vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w