Ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 28 - 32)

An ninh lương thực được đảm bảo, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển, là cơ sở để ngành chăn nuôi của tỉnh Hải Dương luôn có mức tăng trưởng khá. Tính trung bình cho giai đoạn 2000 – 2009, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 5%/năm.

Biểu đồ 3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương năm 2009 phân theo nhóm ngành và theo sản phẩm.

Ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2009 đã góp phần tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, phù hợp với quan điểm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Trong đó, chăn nuôi gia súc chiếm ưu thế tuyệt đối với tỉ trọng 68,9%. Kĩ thuật chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc. Ngành chăn nuôi đã thực hiện có hiệu quả

chương trình nâng cao chất lượng đàn lợn hướng nạc, bò lai… Chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Bảng 12: Số lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 -2009. (Đơn vị: nghìn con)

Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm

2000 18657 47403 855943 8034 2005 13815 60013 883552 7231 2006 9927 55879 614464 6686 2007 8456 43516 629414 6857 2008 8032 38205 597653 7122 2009 7220 37650 591380 7550

a) Chăn nuôi gia súc

Số lượng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh trong những năm qua có xu hướng giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh thường xuyên diễn ra. Năm 2006, tăng khá về số lượng; đàn bò đạt 60013 con, tăng 26,6% (12610 con), đàn lợn đạt 883522 con, tăng 3,3% (28 029 con) so với năm 2005. Năm 2005 là năm diễn ra dịch bệnh trên đàn lợn (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn), tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi lợn bị sụt giảm mạnh; đàn bò giảm 6,9%, đàn lợn giảm 30,5% (trong đó đàn lợn nái giảm 38,5%), đàn gia cầm giảm 7,5% so với năm 2006. Những năm tiếp theo, đàn trâu bò vẫn có xu hướng giảm, đàn gia cầm có xu hướng phục hồi nhưng còn chậm, đàn lợn vẫn có xu hướng giảm, khó phục hồi do dịch bệnh hay bùng phát và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong vài năm gần đây. Tuy vậy, do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thời gian chăn nuôi rút ngắn, quay vòng nhanh và sản lượng xuất chuồng bình quân tăng nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2009 vẫn tăng lên so với năm 2005.

b) Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gia cầm cạn là thế mạnh của tỉnh. Số lượng đàn gia cầm của tỉnh năm 2009 là 7.122.467 nghìn con. Số lượng trứng các loại năm 2009 ddajt126.274 nghìn quả.

Gia cầm được nuôi ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Hình thức nuôi có sự thay đổi, ngoài kiểu chăn nuôi gia cầm như một hoạt động kinh tế phụ, kiểu kinh doanh gia cầm đã xuất hiện. Nhiều mô hình chăn nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi nhiều loại gia cầm kết hợp nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gai cầm kết hợp làm vườn… Người dân đã chú trọng đầu tư chuồng trại chăn nuôi gai cầm với quy mô lớn. Bên cạnh đó, cơ cấu giống gia cầm cũng đang có sự chuyển đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng của các giống gia cầm địa phương cho năng suất thấp như gà ri…. Tăng tỉ trọng của nhóm gia cầm mới cho năng suất cao như: gà Tam Hoàng, ngan Pháp, vịt siêu thịt, siêu trứng…

Trong cơ cấu giống gia cầm của tỉnh thì gà vẫn là giống nuôi chủ yếu, năm 2009, đàn gà chiếm 78,8% tổng đàn gia cầm, các loại gia cầm khác chỉ chiếm 21,2%.

Trong những năm qua chăn nuôi của tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn nên số lượng đàn gia cầm trong những năm qua có nhiều biến động do có nhiều dịch bệnh bùng phát trên diện rộng hủy diệt hàng loạt đàn gia cầm, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Do đó, số lượng gia cầm nói chung và đàn gà nói riêng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, đến năm 2009, số lượng đàn gia cầm nói chung và số lượng đàn gà nói riêng của tỉnh Hải Dương có tăng lên do người chăn nuôi đã có nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, do vậy cũng hạn chế tổn thất khi dịch bệnh xảy ra.

Chăn nuôi gia cầm được phát triển ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trong đó, huyện Chí Linh có số lượng đàn gia cầm lớn nhất. Do chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ sở thức ăn (phụ phẩm của ngành trồng trọt, thức ăn công nghiệp…) được đảm bảo. Năm 2008, huyện Chí Linh có tổng số đàn gia cầm là 785.286 com, chiếm 11,5%. Thấp nhất là thành phố Hải Dương chỉ có 209.738 con, chiếm 3,1%, do thành phố Hải Dương cosoos lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ít mà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nên chăn nuôi gia cầm không phát triển bằng các huyện khác trong tỉnh.

c) Chăn nuôi khác

Trong những năm gần đây, mô hình kinh tế trang trại VAC, VACR ngày càng được chú trọng. Hải Dương có điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây cối siinh trưởng quanh năm, là điều kiện để phát triển nghề nuôi ong. Nuôi ong là một nghề truyền thống đã gắn bó lâu đời với người nông dân lại không tốn nhiều công lao động, vốn đầu tư không lớn, thu nhập khá cao, nuôi ong còn thụ phấn giúp cho cây trồng từ đó nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Bên cạnh đó, nhu cầu của con người về các sản phẩm từ việc nuôi ong là rất lớn: mật ong, sáp… nên tăng thu

nhập cho người dân. Do đó, số lượng đàn ong của tỉnh liên tục tăng, kèm theo đó là sự gia tăng về sản lượng mật ong. Năm 2000, toàn tỉnh đạt 47 tấn mật ong, đến năm 2009 con số này đạt 110 tấn, tăng gấp 2,34 lần.

Các huyện có nghề nuôi ong phát triển là huyện Chí Linh, huyện Thanh Hà… Do những huyện này có diện tích trồng vải lớn là cơ sở để phát triển nghề nuôi ong cho chất lượng mật ong tốt.

Tuy nhiên, nghề nuôi ong ở tỉnh Hải Dương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của tỉnh: giống ong có năng suất chưa cao, quy mô nuôi ong nhỏ.

Ngoài nghề nuôi ong lấy mật còn có nghề nuôi tằm lấy kén cũng đang được phát triển, tuy nhiên, sản lượng tằm chưa ổn định do nhu cầu của thị trường về tơ tằm không ổn định. Sản lượng kén tằm có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005, tăng từ 369 tấn lên 1153 tấn tăng gấp 3,1 lần. Nhưng trong giai đoạn sau, ản lượng kén tằm có xu hướng giảm, năm 2008 sản lượng kén tằm giảm xuống còn 1040 tấn.

Sản lượng kén tằm giảm do khoa học kĩ thuật phát triển nên ngày càng có nhiều loại vải có chất lượng tốt mà giá thành thấp hơn vải tơ tằm nên nhu cầu về kén tằm giảm. Nuôi tằm có năng suất lao động không cao so với chăn nuôi các giống vật nuôi khác. Do đó, trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn rất ít xã có ngành chăn nuôi tằm phát triển. Hiện nay, ngành nuôi tằm của tỉnh chỉ được phát triển ở một số xã, thôn của huyện Kinh Môn có nghề trồng dâu tằm phát triển, tiêu biểu như thôn Hà Tràng xã Thăng Long huyện Kinh Môn.

Hiện nay, tỉnh còn phát triển chăn nuôi một số đậc sản như: thỏ, dê, nhím… Đây là một nghề truyền mới được hình thành nên có rất ít hộ gia đình trong tỉnh tham gia. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi các loại vật nuôi mới này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nên trogn tương lai các ngành này sẽ phát triển mạnh hơn.

Một phần của tài liệu NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w