Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Thu ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng(LV thạc sĩ) (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ, với diện tích tự nhiên có: 3.911,7818 ha và dân số có: 43 084 người với mật độ dân số:

1.171 người/km2.

Đến ngày 02 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2005/NĐ-CP về việc chia phường Bắc Mỹ An thành 02 phường: Mỹ An và Khuê Mỹ. Do vậy, hiện nay quận Ngũ Hành Sơn có 04 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải và Hòa Quý.

Về diện tích tự nhiên có: 3.911,7818 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp:

770,5361 ha chiếm 19,6978% (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp: 733,7237 ha chiếm 18,7568%, đất lâm nghiệp: 26,6985 ha chiếm 0,6825%, đất nuôi trồng thủy sản: 10,1139 ha chiếm 0,2585%); đất phi nông nghiệp: 2.589,4019 ha chiếm 66,1949% (bao gồm đất ở: 708,5649 chiếm 18,1136%; đất chuyên dùng: 1383,2097 ha chiếm 35,3601%; đất tôn giáo, tín ngưỡng: 20,7650 ha chiếm 0,5308%; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 107,3276 ha chiếm 2,7437%; đất sông suối và mặt nước:

362,2047 ha chiếm 9,2593%; đất phi nông nghiệp khác: 7,3300 ha chiếm 0,1874%);

đất chưa sử dụng: 551,8438 ha chiếm 14,1072%; đất có mặt nước ven biển: 73,9200 ha chiếm 1,8897%.

Về dân số có: 43 084 người với mật độ dân số: 1.171 người/km2. Hiện nay, dân số tăng lên 61.441 với 16.470 hộ, trong đó số luợng người trong độ tuổi lao

động là 40.765 người, chiếm 66,35% so với tổng dân số của quận. Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm là 1,20% (theo số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2009).

Đến năm 2020, nền kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng với một số quận, huyện của thành phố Đà Nẵng; Ngũ Hành Sơn sẽ trở thành khu vực phía Đông Nam của thành phố về phát triển mạnh về du lịch của thành phố Đà Nẵng với các ngành dịch vụ có chất lượng cao; cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, với tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 58,19% vào năm 2015 và 69% vào năm 2020, cao hơn tỷ trọng ngành dịch vụ của cơ cấu kinh tế thành phố (năm 2015: 55,7%; năm 2020: 65,7%); các chỉ tiêu xã hội đều đạt ở mức theo quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng.

Một số chỉ tiêu cụ thể đạt được như sau:

- Chỉ tiêu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 11,5%/năm của giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 đạt 12%.

Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp.

Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng GDP ngành dịch vụ của quận sẽ chiếm tỷ trọng 58,19%, công nghiệp và xây dựng là 40,19%, nông lâm nghiệp là 1,5%. Giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng GDP ngành dịch vụ của quận sẽ chiếm tỷ trọng 69%, công nghiệp và xây dựng là 30%, nông lâm nghiệp là 1%.

Đến năm 2015 GDP bình quân đầu người đạt 2.300-2.400 USD, năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt 3.750- 3.800 USD.

Duy trì mức tăng thu từ 8-12% . - Về văn hóa - xã hội:

Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%, tạo việc làm cho lực lượng lao động mới tăng hàng năm từ 1.600-1.800 người. Phấn đấu không còn tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, không còn hộ nghèo vào năm 2020.

Không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hóa xã hội chú trọng lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo và Y tế; đảm bảo an sinh xã hội.

Giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

- Về du lịch:

Phát triển ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong hệ thống các ngành kinh tế trên địa bàn quận, một trung tâm du lịch quan trọng của thành phố Đà Nẵng.

Tập trung phát triển hệ thống hạ tầng du lịch để sớm đưa ngành du lịch trên địa bàn có trình độ ngang tầm với du lịch của cả nước và thế giới.

Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng khách du lịch bình quân hàng năm thời kỳ 2011- 2015 là 18%/năm, thời kỳ 2016-2020 là 17%/năm. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để kéo dài thời gian lưu trú từ 1,8 ngày lên 2 ngày.

Để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quận, cần yêu cầu phải đa dạng hoá các loại hình du lịch để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của quận.

Du lịch biển: Đây là loại hình có khả năng thu hút rộng rãi cả khách nội địa lẫn khách quốc tế. Tận dụng và khai thác có hiệu quả tuyến du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc để phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí ven biển.

Khu ven biển từ Mỹ An đến Hòa Hải: Tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Cần quy hoạch đất về phía Tây của đường Sơn Trà - Điện Ngọc để xây dựng các trung tâm mua sắm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch tại khu vực này.

Cụm du lịch Non Nước: Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng các dự án trong khu vực, dự án sân golf Vinacapital, khu điêu khắc đá kết hợp vườn tượng tại núi Thủy Sơn, tạo thành khu phố thăm quan kết hợp với hình thành trung tâm đá mỹ nghệ, tiến tới xây dựng khu Công viên Văn hoá Ngũ Hành Sơn.

Với đặc điểm tự nhiên nêu trên, có thể nói quận Ngũ Hành Sơn đã có được tiền đề về điều kiện tự nhiên khá quan trọng, thuận lợi cho thu ngân sách nhà nước. Bởi với điều kiện tự nhiên này, không chỉ thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tích cực cho việc tạo nguồn thu, mà còn thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động thu ngân sách.

Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói

chung và thành phố nói riêng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự nổ lực của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ tích cực của các sở, ngành nên đã giúp cho quận hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

Về cơ sở hạ tầng

Đường biển: Với chiều dài 16 km nhưng do không có cảng biển nên không có điều kiện phát triển giao thông đường biển, chủ yếu phát triển ngành du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp.

Đường bộ: Tuyến giao thông quan trọng nhất, gắn liền với việc vận tải hành khách, hàng hóa, giao thông đi lại, đối nội và đối ngoại của đô thị nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. Sau nhiều năm đầu tư mở rộng, nâng cấp và phát triển đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của quận.

Về dịch vụ tài chính - ngân hàng

Hệ thống ngân hàng (các Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư – Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ATM, hầu hết có mặt trên địa bàn quận thuận lợi trong việc giao dịch thanh toán. Đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mà cụ thể phục vụ rất tốt cho hoạt động thương mại.,

- Tình hình hoạt động doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quận Đối với hộ kinh doanh cá thể:

Số lượng hộ kinh doanh cá thể tại quận Ngũ Hành Sơn hiện nay chủ yếu cơ sở kinh doanh cá thể ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất và phát triển qua từng năm qua từng năm 2015 chiếm tỷ trọng 83,16%, năm 2016 chiếm tỷ trọng 91,15 %, năm 2017 chiếm tỷ trọng 91,8%, còn đối với ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp và thủy sản có sự giảm dần qua từng năm, số lượng giảm không đáng kể do nhiều nguyên nhân.

Bảng 2.1. Số lượng hộ kinh doanh cá thể tại quận Ngũ Hành Sơn ĐVT, Hộ, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số hộ (hộ)

Tỷ trọng

(%)

Số hộ (hộ)

Tỷ trọng

(%)

Số hộ (hộ)

Tỷ trọng

(%)

Tổng số hộ 1.545 100 2.317 100 2.473 100

Nông lâm thủy sản 25 1,62 20 0,86 20 0,86

Công nghiệp và xây dựng 236 15,27 185 7,984 183 7,4

Thương mại 1.284 83,16 2.112 91,15 2270 91,8

Nguồn: Báo cáo Chi cục thuế quận Ngũ Hành Sơn Đối với tình hình hoạt động doanh nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn quận đang quản lý 2.642 doanh nghiệp đang kinh doanh hoạt động. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng không đáng kể qua từng năm.

Theo số liệu bảng 2.2, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn năm 2015 là 2.608 cơ sở, năm 2016 là 2.637 cơ sở, năm 2017 là 2.642 cơ sở.

Qua đó ta nhận thấy số lượng doanh nghiệp năm 2017 tăng không đáng kể so với năm 2015.

Với số lượng doanh nghiệp tương đối lớn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã góp phần làm tăng GDP của quận, thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì đội ngũ thương nhân còn hạn chế về năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp thương mại của quận vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn chưa được đầu tư, năng lực, chuyên môn cao đang trong tình trạng chậm ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

ĐVT: DN, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số Doanh nghiệp

Tỷ trọng

(%)

Số Doanh nghiệp

Tỷ trọng

(%)

Số Doanh nghiệp

Tỷ trọng

(%) Tổng số doanh nghiệp 2.608 100 2.637 100 2.642 100 Cơ sở Sản xuất công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp 25 9,58 20 0,75 20 0,75

Cơ sở xây lắp khảo sát thiết kế 236 9,04 185 7,01 183 6,9 Cơ sở kinh doanh thương mại

dịch vụ 2.347 89,99 2.432 92,26 2.439 92,3

Một phần của tài liệu Thu ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng(LV thạc sĩ) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)