CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH LÀM CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1.2.6. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất cuả hộ gia đình tại Tòa án
Theo quy định của BLTTDS, tranh chấp chia tài sản thuộc sở hữu chung là QSDĐ của HGĐ thuộc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản liên quan đến QSDĐ. Về thủ tục tố tụng và trình tự giải quyết vụ án như các tranh chấp dân sự khác, tuy nhiên do đặc thù QSDĐ là một loại quyền tài sản đặc thù, nên việc giải quyết tại Tòa án loại tranh chấp này có những đặc điểm riêng.
1.2.6.1. Thủ tục hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
Theo quy định tại khoản 24 điều 3 LĐĐ năm 2013, “tranh chấp đất đai” được định nghĩa là tranh chấp giữa hai hoặc nhiều người sử dụng đất về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Về nguyên tắc, từ khi ban hành LĐĐ năm 1987 đến nay, Nhà nước khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai thông qua việc hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ- HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn một số quy định về khoản 1 và khoản 3 điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả
12 Điều 4 Quy định số 85/2014/QĐ- UBND ngày 18/11/2014 quy định về diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
13 Điều 1 Quy định số 85/2014/QĐ- UBND ngày 18/11/2014 quy định về diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
lại đơn khởi kiện, quyền nộp lại đơn khởi kiện vụ án , “đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại điều 202 LĐĐ năm 2013 thì được xác định là chưa đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 điều 192 BLTTDS năm 2015”. Như vậy chỉ những tranh chấp liên quan đến việc xác định ai là người có QSDĐ mới bắt buộc phải qua hoà giải, nếu chưa hoà giải thì được xem là chưa đủ điều kiện khởi kiện. Còn các tranh chấp khác liên quan đến QSD đất, trường hợp tranh chấp tài sản chung là QSDĐ của HGĐ thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại UBND xã.
Tuy vậy, thông thường, khi có tranh chấp, các thành viên trong hộ thường làm đơn khiếu nại đến UBND cấp xã, trong nhiều trường hợp ủy ban nhân dân xã có thể hoà giải đề các bên có thể thoả thuận thống nhất được về việc chia QSDĐ là tài sản chung cuả hộ. Cũng có nhiều trường hợp hoà giải không thành nên UBND xã lập Biên bản hoà giải và hướng dẫn các thành viên trong hộ làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án gải quyết.
1.2.6.2. Quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia tài sản chung là Quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, tranh chấp chia tài sản chung là QSDĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại khoản 2 điêu 26. Mặt khác do đặc thù của pháp luật về đất đai nên còn được quy định tại khoản 9 điều 26 BLTTDS năm 2015 do tranh chấp có liên quan đến QSDĐ.
Theo điều 35 BLTTDS năm 2015, tranh chấp quy định tại điều 26 BLTTDS do Tòa án cấp huyện giải quyết, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
3 0
1.2.6.3. Mối liên hệ giữa các quan hệ tranh chấp: thừa kế, các giao dịch dân sự như hợp đồng, các biện pháp bảo đảm tài sản (ví dụ như thế chấp) khi giải quyết vụ án chia tài sản chung là Quyền sử dụng đất cuả hộ gia đình
Trong phần lớn trường hợp, khi Tòa án giải quyết vụ án chia tài sản chung, rất phổ biến về nguyên nhân xảy ra tranh chấp là: người đang trực tiếp quản lý đất tự ý chuyển nhượng hoặc thế chấp cho ngân hàng để vay vốn không được sự đồng ý của các thành viên trong hộ, do hoà giải trong gia đình không thành nên các thành viên khởi kiện tại Tòa án. Rất nhiều trường hợp khi giải quyết chia tài sản chung là QSDĐ của gia đình, có thành viên như cha hoặc mẹ đã chết, do đó đầu tiên Tòa án phải giải quyết các quan hệ về giao dịch dân sự như hợp đồng chuyền nhượng QSDĐ, hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản là QSDĐ, sau đó bắt đầu xem xét đến các thành viên trong hộ, thành viên nào chết thì phải giải quyết quan hệ về thừa kế trước rồi mới chia tài sản chung cho các thành viên còn lại. Khi chia thừa kế cũng thường gặp việc các thành viên trong hộ cho tặng nhau phần của họ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, mặc dù đã được Luật Đất đai năm 1987 quy định lần đầu tiên với khái niệm “hộ nông dân”, theo đó hộ nông dân là một trong những đối tượng được Nhà nước giao đất, nhưng trong thời gian dài không được định nghĩa rõ. Cho đến Bộ luật Dân sự năm 2005, Nhà nước mới xác định khái niệm về tài sản của hộ gia đình, một chủ thể của quan hệ dân sự. Và đến Luật Đất đai năm 2013, pháp luật mới có khái niệm rõ ràng và thống nhất về “hộ gia đình sử dụng đất” tại khoản 29 điều 3.
Chương 1 của Luận văn đã khái quát Pháp luật về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình thông qua việc phân tích khái niệm chia tài sản chung là quyền sử dụng đất cuả hộ gia đình, lược sử quy định của pháp luật về chia tài sản chung và việc giải quyết tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất cuả hộ gia đình tại Việt Nam, phân tích các quy định cuả pháp luật hiện hành làm cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại Tòa án nhân dân.
3 2