CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN
2.1. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG- THÁP CHÀM
2.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến Quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân dân thành phố
2.1.1.1. Thực tiễn áp dụng căn cứ để xác định thành viên trong hộ
Nguyên nhân gây nên các tranh chấp chia tài sản chung là QSDĐ là, trong một thời gian dài, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ không ghi danh sách tên những thành viên cuả hộ trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Ví dụ như Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính; Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT- TCĐC- BTC ngày 21/9/1999 của Tổng cục địa chính- Bộ Tài chính; Thông tư 01/2005/TT- BTNMT
15 Báo cáo thi đua của TAND thành phố Phan Rang- Tháp Chàm năm 2019
3 4
ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên- Môi trường; Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
Do đó căn cứ có thể nói chính yếu nhất để xác định thành viên trong hộ là sổ hộ khẩu gia đình. Quy định về sổ hộ khẩu có nhiều thay đổi. Sổ hộ khẩu được Việt Nam quy định ban đầu như là biện pháp hạn chế nhập cư vào thành phố theo Thông tư số 495 – Ttg ngày 23/10/1957 của Thủ tướng Chính Phủ về việc hạn chế đồng bào ở nông thôn ra thành phố. Theo Nghị định 104/CP ngày 27 tháng 6 năm 1964 của Hội đồng Chính Phủ ban hành Điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu, công tác đăng ký và quản lý hộ khẩu do Bộ Công an phụ trách, lúc này tất cả công dân Việt Nam đều được cấp sổ hộ khẩu. Theo Thông tư 06-TT/BNV (C13) ngày 20 tháng 6 năm 1997 hướng dẫn Nghị định số 51/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính Phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, hộ khẩu được Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm đăng ký quản lý. Qua khoảng 10 năm sau, theo Luật cư trú, Bộ Công an chịu trách nhiệm đăng ký hộ khẩu từ 2006 đến nay. Như vậy, thực chất HGĐ có QSDĐ có nguồn gốc từ HGĐ theo hộ khẩu, nhưng do hệ thống đăng ký hộ khẩu của Việt Nam có nhiều thay đổi, biến động, vì thế, HGĐ có QSDĐ cũng đã vấp phải những vướng mắc cơ bản nhất khi xác định: thế nào là thành viên trong hộ?
Khi xác định các thành viên trong hộ gồm những ai, Tòa án phải xem xét để xác định thời gian HGĐ được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ hoặc chuyển QSDĐ.
Khi đất cuả hộ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ, Toà án yêu cầu đương sự cung cấp bản sao hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Trong hầu hết các trường hợp, hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ chỉ ghi vẻn vẹn số thửa đất, khá hơn thì có ghi số thành viên trong hộ, tuyệt đối không có trường hợp nào có ghi danh sách tên những thành viên trong hộ. Đất đã có giấy chứng nhận QSDĐ đã như thế, các thửa đất cấp cho hộ chưa có giấy chứng nhận QSDĐ còn khó khăn nhiều lần hơn. Trong tất cả các trường hợp, Tòa án phải đến Công an huyện nơi đất của hộ được cấp để yêu cầu cung cấp thông tin là danh sách nhân khẩu trong hộ và những biến động về nhân khẩu nếu có. Ngoài ra Tòa án cũng phải xác minh tại Uỷ ban
nhân dân cấp xã phường yêu cầu cung cấp thông tin về thành viên trong hộ, nhiều trường hợp đương sự còn dẫn cán bộ Tòa án đến tận nhà ông chủ nhiệm hợp tác xã (thường phần nhiều đã lớn tuổi và cung cấp thông tin theo trí nhớ, không còn lưu giữ giấy tờ).
Như vậy mặc dù có những trường hợp có thành viên có tên trong sổ hộ khẩu nhưng không tham gia lao động, không canh tác trên đất. Phần lớn trường hợp Tòa án chỉ dựa vào số nhân khẩu trong sổ hộ khẩu để làm căn cứ xác định thành viên cuả HGĐ sử dụng đất.
Trong vụ án bà Nguyễn Thị Tâm kiện ông Nguyễn Thế Trí yêu cầu chia thừa kế và chia tài sản chung, trong vụ án có yêu cầu độc lập hủy giấy chứng nhận QSDĐ, các đương sự tranh cãi về thành viên trong hộ có QSDĐ. Nguyên đơn và một số người liên quan cho rằng thời điểm Nhà nước cấp đất là năm 1983, bị đơn cho rằng thời điểm nhà nước giao đất cho hộ là 1986. Giấy chứng nhận QSDĐ do Uỷ ban nhân dân thị xã Phan Rang – Tháp Chàm cấp ngày 10 tháng 10 năm 1004, số giấy phát hành D 0802231 số vào sổ cấp giấy 00143/QSDĐ thửa đất số 626 diện tích 528 m2 – đất màu và thửa 167 diện tích 1.136 m2 – đất ruộng do ông Nguyễn Văn Trí (tức Nguyễn Thế Trí ) đại diện đứng tên. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ không ghi tên các thành viên trong hộ. Uỷ ban nhân dân phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm cho biết họ không lưu giữ sổ mục kê vào những năm 1983, họ không biết thời điểm cấp đất cho hộ thì trong hộ gồm những thành viên nào.
Ngày 05/12/2014, theo đề nghị của Tòa án, Công an thành phố Phan Rang- Tháp Chàm đã có văn bản cung cấp số nhân khẩu trong hộ cụ Nguyễn Thế Huế và những biến động nhân khẩu giai đoạn 1992 đến tháng 10 năm 1994 trong HGĐ cụ, danh sách gồm:
Cụ Nguyễn Thế Huế chết năm 1993 (cha).
Cụ Phạm Thị Cúc chết năm 2001 (mẹ).
3 6
Các con gồm: Ông Nguyễn Thế Ninh tháng 10 năm 1984 cắt khẩu đến cửa hàng ăn uống Tháp Chàm; Bà Nguyễn Thị Tâm tách lập hộ riêng ngày 27/5/1985;
Ông Nguyễn Thế Trí tháng 4 năm 1983 đi nghiã vụ quân sự nên xoá khẩu, tháng 5 năm 1986 xuất ngũ, nhập khẩu lại vào hộ 603C và làm chủ hộ từ 2001 cho đến này;
Bà Nguyễn Thị Tri cắt khẩu đi ngày 12/7/1990; Bà Nguyễn Thị Kim Nhơn ngày 10/7/1985 cắt khẩu đến cửa hàng ăn uống Tháp Chàm; Bà Nguyễn Thị Diện tách lập hộ riêng ngày 15/11/2012.
TAND thành phố Phan Rang- Tháp Chàm đã căn cứ vào Biên bản hòa giải ngày 20/4/2001 của Uỷ ban nhân dân phường Phước Mỹ để xác định thành viên trong hộ gồm những ai. Tại Biên bản này xác định các thửa đất thuộc sở hữu chung của hộ ông Nguyễn Thế Trí bao gồm cụ Nguyễn Thế Huế, cụ Phạm Thị Cúc, bà Nguyễn Thị Diện và ông Nguyễn Thế Trí. Do Biên bản này được các thành viên trong hộ còn sống là Bà Nguyễn Thị Tâm, bà Nguyễn Thị Tri, bà Nguyễn Thị Diện, ông Nguyễn Thế Trí đều ký tên xác nhận. Riêng ông Nguyễn Thế Ninh không đồng ý ký tên mặc dù có mặt. Thực tế các đương sự đã chấp nhận Biên bản này và có một phần đất bà Nguyễn Thị Diện được nhận chia, đã chuyển nhượng sang tên mà các đương sự khác không phản đối dù đã biết.
2.1.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để xác định thời điểm thành viên được công nhận là thành viên cuả Hộ gia đình sử dụng đất
Tại Toà án thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp rất thường hay gặp trường hợp: khi được hợp tác xã giao đất, các thành viên canh tác sử dụng một thời gian mới được Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Trong vụ việc Nguyễn Thị Tâm kiện Nguyễn Thế Trí đã dẫn, các thành viên đều thừa nhận người cha có mặt và canh tác một thời gian trước khi hộ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Vậy người cha có được tính là một thành viên trong hộ hay không? Thời điểm được công nhận thành viên là thời điểm được nhà nước giao đất hay thời điểm nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ?
Nếu xem xét cụ là một thành viên trong hộ thì cụ có QSDĐ như các thành viên khác, khi cụ chết, các thành viên được chia thừa kế phần của cụ để lại cộng với phần đất của họ với tư cách là thành viên của hộ. Nếu cụ không phải là thành viên thì thửa đất sẽ chỉ được chia cho các thành viên khác, không phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế khi chia tài sản chung. Còn chưa tính đến có thành viên trong hộ chuyển hộ khẩu trước khi nhà nước cấp giấy chứng nhận cho hộ.
Căn cứ vào ví dụ trên thì hộ cụ Nguyễn Thế Huế đã có nhiều biến động nhân khẩu trong khoảng thời gian từ năm 1984 đến năm 1994. Khi hộ của cụ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng vào ngày 10 tháng 10 năm 1994, cụ đã qua đời trước đó cả năm. Nếu xác định thời điểm hộ có QSDĐ là năm 1994, hộ chỉ còn 3 người và lúc đó chỉ chia cho 3 phần, không tính đến quan hệ pháp luật thừa kế, như vậy những người con đã tách hộ sẽ không được tính là thành viên trong hộ. Nếu xác định thời điểm cấp đất là năm 1993 thì sẽ có 4 thành viên trong hộ.
Việc xác định thời điểm như thế này đôi khi chỉ chệch một ít là sẽ dẫn đến kết quả chia sai khác hoàn toàn. Tòa án có thể thu thập sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ địa chính của phường để xác định xem thửa đất đứng tên hộ từ bao giờ.
Nếu chỉ dựa vào giấy chứng nhận QSDĐ e rằng sẽ gây thiệt hại đến quyền lợi của các thành viên trong hộ.
Tuy nhiên, TAND Tối cao, trong Văn bản số 01/2017/ GĐ- TANDTC ngày 07/4/2017 về việc giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ đã khẳng định: “Việc xác định ai là thành viên HGĐ phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ xác định thành viên HGĐ tại thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Như vậy hướng dẫn này không xét đến trường hợp HGĐ đã được nhà nước giao khoán đất một thời gian trước khi nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ, và có thể nói cần phải có cách nhìn khách quan và toàn diện hơn khi hướng dẫn về vấn đề này.
3 8
Một trường hợp nữa là con nuôi. Khi chưa có Luật con nuôi, thường khi nhận con nuôi thì cha mẹ sẽ làm giấy khai sinh người này mang họ của cha mẹ và họ được nuôi dưỡng như con đẻ, nhưng họ không thực hiện các quy định theo Luật con nuôi. Những người con khác, khi xảy ra tranh chấp cho rằng người con nuôi này không được thực hiện các thủ tục đúng như quy định của Luật con nuôi, nên họ không thể là thành viên trong HGĐ có QSDĐ. Còn người con nuôi thì cho rằng họ được nhận nuôi từ trước khi hộ được nhận đất, họ có công canh tác trên đất nên họ cũng có quyền lợi như là con đẻ.
Có tình trạng người tham gia tố tụng giấu bớt thành viên trong hộ. Do thực tế có tình trạng có thành viên trong hộ đi làm xa, kinh tế khó khăn nên thoả thuận với các thành viên khác không tham gia trong danh sách thành viên trong hộ để không nhận tài sản chung. Họ ngại đi lại hoặc cho rằng vì đã lâu không tham gia canh tác quản lý đất nên không tham gia chia. Thường vụ việc sẽ vỡ lở khi chính là họ có đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm yêu cầu hủy vụ án do bỏ sót thành viên tha gia tố tụng. Có trường hợp khi thành viên trong hộ kê tên thành viên trong danh sách nộp cho phường đề nghị xác nhận, có ủy ban phường cho rằng họ không quản lý thành viên ở chỗ khác nên họ không đồng ý ký xác nhận.
Một tình trạng nữa cũng không hiếm gặp là: người cha sau khi cùng các con nhận khoản đất canh tác một thời gian thì sinh sống ở nơi khác, chung sống như vợ chồng với người khác và có các con riêng. Khi chi tài sản chung của hộ, người cha là một thành viên, do ông đã chết nên phải chia thừa kế cho các con. Những người con của vợ cả đã không nêu tên những người con riêng của cha để giảm bớt danh sách những người được hưởng thừa kế. Những trường hợp này xảy ra lý do cũng bởi Uỷ ban nhân dân cấp xã không thể nắm rõ việc người cha có con riêng khi ông sinh sống tại địa phương khác, lực lượng công an cấp huyện cũng khó xác định được trong trường hợp này.
2.1.1.3. Vướng mắc khi một thành viên trong hộ không có mặt tại địa phương khi các thành viên khác có tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất
Trong điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay, nhiều trường hợp một số thành viên trong gia đình không có mặt tại địa phương và những thành viên khác thực sự không biết họ ở đâu, không ai liên lạc được với họ, chính vì vậy dù các thành viên đều đã thống nhất về cách thức chia tài sản chung nhưng do thiếu thành viên nên không thể thoả thuận tại Phòng công chứng được.
Khi vắng mặt các thành viên này, Tòa án có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Một số Thẩm phán yêu cầu các đương sự làm thủ tục tuyên bố người vắng mặt mất tích hoặc tuyên bố chết tùy thời điểm người vắng mặt lâu bao nhiêu, rồi mới giải quyết yêu cầu chia tài sản chung, nhiều trường hợp sau khi tuyên bố mất tích thì các thành viên còn lại thoả thuận được, vụ việc kết thúc tại phòng công chứng. Tức là trường hợp này phải làm thủ tục giải quyết việc dân sự trước, sau đó mới tiếp tục giải quyết yêu cầu tranh chấp chia tài sản chung. Nhưng nhiều trường hợp những người thành viên trong hộ không muốn tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết người thân của họ, nhiều trường hợp Tòa án yêu cầu cung cấp địa chỉ cuả người vắng mặt, do các đương sự không cung cấp được địa chỉ hiện tại cuả họ theo yêu cầu của Tòa án, xác minh thì người này đã không có mặt tại điạ phương từ trước khi nguyên đơn khởi kiện, nên Tòa án đã căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 192 BLTTDS để ban hành Quyết định Đình chỉ vụ án.
Một số Thẩm phán đề nghị thành viên trong hộ làm văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân và Công an xã cho biết người này thỉnh thoảng có về địa phương, để tiến hành niêm yết và xét xử vắng mặt.
Vấn đề nữa là phần mà người vắng mặt được hưởng thì Tòa án tuyên như thế nào?Một số Thẩm phán chỉ tuyên phần sở hữu của những thành viên khác, tuyên người vắng mặt nhận tiền chung chung; một số Thẩm phán căn cứ án lệ số 06 giao cho 1 thành viên khác trong hộ tạm quản lý phần mà người vắng mặt được nhận.
4 0
Thực ra án lệ số 06 chỉ áp dụng đối với vụ án chia thừa kế, chứ không phải là vụ án chia tài sản chung. Tuy nhiên có thể áp dụng tương tự để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự.
Cũng có trường hợp chia tài sản chung là QSDĐ, lúc chia thì người cha đã chết, vì vậy những người trong hộ thống nhất chia thừa kế, nhưng có thành viên vắng mặt, không rõ tung tích. Những người còn lại đã chia đều cho những người có mặt, không có phần cuả người vắng mặt. Sau này, người vắng mặt trở về, yêu cầu chia phần thừa kế và chia tài sản chung cho họ là QSDĐ. Một số Thẩm phán có quan điểm áp dụng án lệ số 24 cho rằng do thời gian đã lâu, các thành viên đã sử dụng ổn định, đã hoàn thành xong thủ tục giấy tờ, nên phần cuả người vắng mặt được chia bằng cách: lấy phần của người thân của họ chia lại.
Ví dụ: A kết hôn với B. A và B cùng với các con có quyền sử dụng thửa đất X.
Năm Y, do A chết nên B cùng các con thỏa thuận phân chia QSDĐ, lúc này vắng mặt D là con riêng của B. Sau khi đã chia xong, mỗi người có phần riêng được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Sau đó B chết. D lúc này quay lại yêu cầu thừa kế và chia tài sản chung là khối tài sản của hộ A và B. 1 số quan điểm cho rằng D chỉ nhận phần thừa kế của bà B đã nhận sau khi chia vào năm Y, một số Thẩm phán cho rằng cần phải phân chia lại để đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong hộ.