1.1. Giới thiệu về cây Bạch đàn trắng
1.1.6. Thành phần hoá học
a. Nghiên cứu trên thế giới
Tinh dầu của Bạch đàn đã được biết đến và sử dụng từ hàng trăm năm nay. Hiện nay trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về thành phần và hoạt tính của tinh dầu Bạch đàn cũng như tác động của nó đến môi sinh. Một số tác giả khác như Duke (2004), Brooker và Kleinig (2006), Liu (2008),... đã tập trung nghiên cứu thành phần hóa học trong tinh dầu một số loài Bạch đàn cùng với một số tính chất của nó. Trong các nghiên cứu đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Daizy R. Batish và cộng sự (2008). Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng tinh dầu Bạch đàn có tính chất như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên do nó có khả năng tiêu diệt được nhiều loài sâu bệnh hại cây trồng, nhiều loài vi khuẩn và nấm, muỗi.
Các hợp chất tự nhiên
Theo nghiên cứu của Brooker và Kleinig (2006), tinh dầu Bạch đàn là một hỗn hợp phức tạp của nhiều monoterpenes và sesquiterpenes khác nhau, cùng với các phenol và oxit, este, rượu, ete, andehyt và keton. Thành phần này phụ thuộc vào từng loài, khu vực trồng, khí hậu, loại đất và tuổi của lá, chế độ phân bón, đồng thời còn phụ thuộc vào phương pháp tách chiết tinh dầu. Hoạt tính trừ sâu
12
hại của tinh dầu Bạch đàn do các thành phần như 1,8-cineole, citronellal, citronellol, citronellyl acetate, p - cymene, eucamalol, limonene, linalool, α - pinene, γ - terpinene, α - terpineol, alloocimene và aromadendrene (Watanable, 1993; Li, 1995, 1996; Cimanga, 2002; Deke, 2004; Batish., 2006; Liu., 2008).
Các thành phần khác nhau của tinh dầu Bạch đàn có tác dụng bổ trợ cho các hoạt tính sinh học trừ sâu bệnh (Cimanga et al., 2002). Trong tổng số các thành phần khác nhau của tinh dầu Bạch đàn thì 1,8-cienole là thành phần quan trọng nhất và là một hợp chất đặc trưng cho chi Bạch đàn (Duke, 2004).
Hoạt tính kháng nấm và vi khuẩn
Theo Fiori và cộng sự (2000), Oluma và Garba (2004), tinh dầu Bạch đàn với các thành phần chính của nó có độc tính kháng rất nhiều các loài vi khuẩn, nấm và cả mầm bệnh ủ trong đất. Chúng làm giảm sự phát triển của nấm sợi. Su và cộng sự (2006), đã chứng minh hoạt tính chống nấm của tinh dầu một số loài Bạch đàn như Eucalyptus grandis, E. camaldulensis và E. citriodora kháng lại nấm Mildew và nấm gây thối ở gỗ như Aspergillus clavatus, Aspergillus niger, Chaetomium alobosum, Penicillium citrinum, Trichoderma viride,…Theo tác giả Dhaliwal (2004), chứng minh được rằng tinh dầu của loài E. camaldulensis có khả năng kháng vi khuẩn Penicilium digitatum gây thối cam quýt, Nấm ngoài da Microsporum canis, Microsporum gypseum, Trichophyton rubrum, Trichophyton schoenleinii, Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosum.
Hoạt tính xua đuổi, diệt trừ côn trùng
Tinh dầu Bạch đàn có hoạt tính như một loại thuốc trừ côn trùng tự nhiên để chống lại muỗi và các loài chân đốt gây hại hoặc một vài loài động vật ăn cỏ.
Vào cuối những năm 1990, một số công trình nghiên cứu công bố cho thấy các sản phẩm tinh dầu Bạch đàn chủ yếu sử dụng để xua đuổi các loài côn trùng. Sau đó vào năm 2002, Fraduin và Day cho rằng 30 % tinh dầu Bạch đàn có thể dùng trong xua đuổi muỗi trong 2 giờ, tuy nhiên tinh dầu phải có ít nhất 70 % hàm lượng cineole. Yang và cộng sự (2004) đã công bố rằng tinh dầu của loài Bạch đàn trắng (E. camaldulensis) với hợp chất chính là 1,8-cineole có biểu hiện tính độc chống lại muỗi vằn trưởng thành, giết chết loài Callosobruchus, Sitophilus oryzae và Tribolium castaneum trưởng thành từ 1 – 7 ngày.
13
Hoạt tính trừ cỏ
Theo Kohli và cộng sự (1998), Singh và cộng sự (2005), Batish và cộng sự (2007), Setia và cộng sự (2007) cho rằng tinh dầu của một số loài Bạch đàn có biểu hiện kháng lại các loài cỏ dại và có một tiềm năng tốt cho kiểm soát cỏ dại.
Cũng theo nhóm tác giả đã chứng minh tinh dầu đã bộc lộ những độc tính rất rõ ràng đối với một số loài và ảnh hưởng của tính độc đó rõ hơn đối với sự nảy mầm của các loài cây nhỏ như A. viridis.
b. Nghiên cứu ở Việt Nam
Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính:
Nhóm tinh dầu dược liệu giàu cineole: (có hàm lượng cineol trong tinh dầu > 55 %) cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti. Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus L., với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineole khá cao, có thể đến 80 – 85 %. Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là cineole. Loài E. camalduleusis Dehnh. có thể đạt 60 – 70 %.
Loài E. exserta F.v. Muell. thấp hơn 30 – 50 %. DÐVN IV (2009) quy đinh hàm lượng cineole (C10H18O) trong tinh dầu Bạch đàn phải có ít nhất 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineole. Ở Việt Nam, có thể dùng lá Bạch đàn trắng (E. camalduleusis Dehnh.) hoặc Bạch đàn liễu (E. exserta F.v. Muell.) để thay thế lá Bạch đàn xanh (E.
globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu.
Nhóm tinh dầu thơm giàu citronelal: cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae. Ðại diện là E. citriodora Hook. với hàm lượng citronelal trên 70%.
Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 – 4,8 %). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70 %) ngoài ra, còn có citronelol (5,6 %).
Nhóm tinh dầu công nghiệp giàu piperiton: Có chứa thành phần được sử dụng trong công nghệ tách đãi, phương pháp được sử dụng chính trong ngành công nghiệp khai thác mỏ để tách quặng ra khỏi các khoáng sản không cần đến.
Ðại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42 – 48 %.
Loài Bạch đàn có tinh dầu giàu cineole được dùng trong y dược và trồng rộng rãi từ năm 1987. Lá Bạch đàn trắng trồng ở Việt Nam chứa trung bình 1,79
14
± 0,46 % tinh dầu tính theo nguyên liệu khô tuyệt đối qua 118 mẫu định lượng (Nguyễn Thị Thái Hằng, 1995). Thành phần tinh dầu gồm có: (1,8-cineole 64,79
%; α-pinene 6,91 %; p-pinene 7,67 %; camphene 0,22 %; p-myrcene 0,38 %; α- phelandren 0,17 %; p-cymene 1,20 %; γ-terpinen 4,50 %; fenchol 0,12 %; linalol 1,47 %; (Z)-p-menthen-2-ol 0,43 %; (E)-p-menthen-2-ol 0,31 %; camphor 0,09
%; borneol 0,08 %; crypton 0,27 %; terpinene-4-ol 1,67 %; α-terpineol 1,99 %;
citronclol vết; nerol 0,09 %; cuminal 0,90 %; geraniol vết; alcol cinamic vết;
piperiton vết; terpinyl acetat 0,83 %; aromadendren vết; γ-elemen 0,29 %; p- caryophylen 0,25 %; p-bergamoten vết; α-humulen hoặc selinen 0,13 %; elemol vết; spathulenol 0,36 %; p-caryophylen ocid 0,07 %; globulol 0,15 %; γ- eudesmol 0,35 %; p-cudesmol 0,24 %; (Z)-cadusiol 0,20 %.
Ngoài ra, bạch dàn trắng còn chứa tanin với tỷ lệ ở vỏ 8 – 16 %, ở gỗ 2 – 14 %, ở cành và lá 5 – 11 %. Bạch đàn trắng còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp gôm (The Wealth of India 3, 1952).
Lá bạch đàn chứa tanin, nhựa và tinh dầu (3 – 6 % tính trên lá khô kiệt).
tinh dầu bạch đàn màu vàng nhạt, rất lỏng, mùi thơm, vị lúc đầu mát sau nồng.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu là 1,8-cineole hay eucalyptol (60 – 85 %), α- pinene, camphene, fenchol, các adehuyt valeric và butyric (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Trong số các hợp chất có trong tinh dầu ở 0các loài Bạch đàn thì 1,8- cineole được coi là hợp chất chủ yếu và quyết định giá trị của tinh dầu (Lã Đình Mỡi, 2002).
Theo nghiên cứu gần đây, đã xác định được 5 hợp chất hóa học mới đó là:
limonene (14,4 %), methyl eugenol (0,2 %), alloaromadendrene (1,3 %), γ- eudesmol (2,2 %) (Bùi Văn Năng, 2014).