Giới thiệu về các chủng vi khuẩn gây bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắng xác định thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn (Trang 45 - 50)

Một số vi khuẩn hay gặp là Salmonella, Staphylococcus aureus, E.coli, Bacillus suptilis,...

1.5.1. Staphyllococcus aureus

Staphylococcus aureus do Robert Koch phát hiện năm 1878, sau khi thực hiện phân lập từ mủ ung nhọt.

Năm 1880, Louis Pasteur cũng đã thực hiện tiến hành phân lập và nghiên cứu về Staphylococcus aureus.

Staphylococcus aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính 0,5 – 1,5 àm, cú thể đứng riờng lẻ nhưng thường tạo từng chựm giống chựm nho, không di động, không sinh bào tử. Staphylococcus aureus thường cư trú trên da, niêm mạc, đường ruột các động vật máu nóng.

Staphylococcus aureus là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường. Phát triển được ở nhiệt độ 10 – 45°C, mọc tốt ở 37°C, pH thích hợp là 7,0 – 7,5.

34

Hình 1.12. Vi khuẩn Staphyllococcus aureus

Ở môi trường canh thang thì sau 5 – 6 giờ làm đục môi trường, sau 24 giờ thì làm đục rõ, để lâu có thể lắng cặn.

Ở môi trường thạch, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, đường kính khoảng 1 – 2 mm, có thể màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng.

Ở môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, làm tan máu hoàn toàn. Tụ cầu vàng tiết ra năm loại dung huyết tố (hemolysin): α, β, γ, δ, ε.

Coagulase do S. aureus sinh ra có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác. Coagulase có ở tất cả các tụ cầu vàng.

Coagulase có hai loại: một loại tiết ra môi trường (coagulase tự do), một loại bám vào vách tế bào (coagulase cố định).

Staphylococcus aureus cho phản ứng catalase dương tính, lên men được nhiều loại đường như: mannitol, glucose, lactose, mannose, sucrose, levulose, manit.

Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không sinh bào tử khác. Nó bị tiêu diệt ở 80°C trong 1 giờ, 100°C trong 1 – 2 phút, có thể sống ở môi trường có nồng độ NaCl cao (15%), có thể tồn tại ngoài môi trường khô ráo 4 – 5 tháng.

35

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan như:

 Da: nhọt da, áp xe, viêm mô tế bào.

 Hô hấp: viêm khí quản, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi

 Tim: viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim.

 Màng não: viêm màng não mủ.

 Xương: cốt tủy viêm, viêm khớp

 Máu: nhiễm trùng máu hoặc gây bệnh bằng cách gián tiếp tiết ra các độc tố gây viêm da tróc vẫy hoặc hội chứng sốc độc tố.

1.5.2. Escherichia coli (E.coli)

E. coli là vi khuẩn Gram õm, hỡnh que, kớch thước 2 x 0,6àm – 3 x 0,6àm.

Trong cơ thể E. coli có dạng trực khuẩn hình cầu, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn E. coli có khả năng di động do có lông xung quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha bào,có thể có giáp mô (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

E. coli lên men sinh hơi các loại đường như fructose, glucose, lactose, levulose, galactose, xylose, ramnose, mannit, H2S âm tính (Nguyễn Như Thanh, 1997). Chúng sinh indole, methyl red dương tính, không có khả năng sử dụng citrate, khử nitrate và lên men decarboxylase với arginine, lysine (Trần Linh Thước, 2010).

Hình 1.13. Vi khuẩn E.coli

36

E. coli gây bệnh qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa. Chúng có sẵn trong ruột động vật nhưng chỉ gây bệnh do sức đề kháng của con vật giảm sút. Bệnh do E. coli gây ra giống như một bệnh truyền nhiễm kế phát do thiếu vitamin và mắc các bệnh virus, ký sinh trùng.

1.5.3. Salmonella

Năm 1874, nhà nghiên cứu bệnh học Ba Lan Tadeusz Browicz mô tả một loại vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn.

Năm 1880, Karl Joseph Eberth và Robert Koch phát hiện tác nhân gây bệnh sốt thương hàn ở người.

Năm 1884, Georg Gaffky thành công trong việc cấy mầm bệnh trong môi trường nuôi cấy thuần khiết.

Năm 1889, nhóm nghiên cứu dưới quyền bác sĩ thú y Daniel Elmer Salmon tìm thấy vi khuẩn gây ra bệnh "dịch tả cho heo" và tên vi khuẩn được đặt theo tên của ông.

Hình 1.14. Vi khuẩn Salmonella

Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột) là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy nghi, không

37

sinh bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 àm đến 1,5 àm, dài từ 2 àm đến 5 àm và cú vành lụng rung hỡnh sợi.

Salmonella được tìm thấy trên toàn thế giới trong cả động vật máu lạnh, động vật máu nóng và trong môi trường. Các chủng vi khuẩn Salmonella gây ra các bệnh như thương hàn (do Salmonella typhi), phó thương hàn, nhiễm trùng máu (do Salmonella choleraesuis) và ngộ độc thực phẩm (Salmonellosis).

Các triệu chứng do Salmonella gây ra chủ yếu là tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn xuất hiện sau 12 – 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm Salmonella. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 – 7 ngày.

Trong môi trường canh thang, mọc nhanh, sau 10 giờ và làm đục môi trường. Môi trường thạch thường, Salmonella phát triển tốt sau 24 giờ, tạo khuẩn lạc dạng s màu trắng xám.

Salmonella được phân loại dựa vào sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên. Hiện nay có khoảng 1.500 typ huyết thanh (còn gọi là loài) Salmonella.

Đặt tên cho mỗi loài Salmonella mới tìm ra có thể lấy tên động vật mang mầm bệnh hoặc tên địa phương đã phân lập ra chúng lần đầu tiên. Sau đây là một số loài Salmonella đáng được chú ý nhất:

S.typhi: chỉ gây bệnh cho người. Ở nước ta bệnh thương hàn chủ yếu do S.typhi gây ra.

S.paratyphi A: cũng chỉ gây bệnh thương hàn cho người. Ở nước ta cũng hay gặp loài này sau S.typhi.

S.paratyphi В: gây bệnh thương hàn chủ yếu cho người, đôi khi ở cả súc vật. Bệnh thường gặp ở các nước Châu Âu.

S.paratyphi С: vừa có khả năng gây bệnh thương hàn, vừa có khả năng gây viêm dạ dày ruột và nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở các nước đông nam Châu Á.

S.typhimuriumS. enteritidis gây bệnh cho người và súc vật. Hai loài này là nguyên nhân chủ yếu của nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella.

S.choleraesuis: là căn nguyên thường gặp trong các nhiễm khuẩn huyết do Salmonella ở nước ta.

38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắng xác định thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)