3.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu bạch đàn trắng trong quá trình chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước
3.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tuổi nguyên liệu (lá non, lá bánh tẻ, lá già) đến hàm lượng tinh dầu Bạch đàn trắng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Cố định các yếu tố: tỉ lệ lượng nước/nguyên liệu là 3/1, nồng độ muối 5%, thời gian ngâm nguyên liệu 30 phút, thời gian chưng cất 180 phút, kích thước nguyên liệu cắt nhỏ đã được xác định tối ưu và thay đổi 3 loại lá bạch đàn: lá non, lá bánh tẻ, lá già. Sau khi ly trích, so sánh lượng tinh dầu thu được, từ đó chọn tuổi nguyên liệu tối ưu.
Bảng 3.2. Kết quả ảnh hưởng của tuổi nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu Bạch đàn trắng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tuổi nguyên liệu
Hàm lượng tinh dầu (%)
Thể tích tinh dầu
thu được (ml) Chất lượng tinh dầu
Lá non 0,658 1,317b Vẩn đục, vàng nhạt, mùi
hơi lạ
Lá bánh tẻ 0,792 1,583a Trong suốt, vàng sáng,
mùi thơm nồng
Lá già 0,358 0,717c Trong suốt, vàng đậm,
mùi thơm nồng
(Phụ lục 2)
*Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a, b,...) chỉ sự sai khác thống kê với p < 0,05.
Nhận xét và thảo luận:
Từ bảng kết quả 3.2., cho thấy nguyên liệu Bạch đàn trắng lá bánh tẻ thu được lượng tinh dầu cao hơn so với các loại lá khác. Lá bạch đàn bánh tẻ sau khi chưng cất tinh dầu thu được 1,583 ml (hàm lượng tinh dầu là 0,792%), tuy hàm lượng tinh dầu trong lá non (0,658%) khá cao nhưng chất lượng tinh dầu thu được không tốt, ngược lại chất lượng tinh dầu trong lá già tốt nhưng hàm lượng (0,358%) rất ít.
62
Hình 3.2. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tuổi nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu Bạch đàn trắng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước
Dựa vào yếu tố phát triển của cây, tác giả Lê Ngọc Thạch (2003) cho biết:
trong thời gian cây sinh trưởng thành phần tinh dầu chịu hàng loạt các biến đổi và những chuyển hóa này có thể xác định thời kì mà cây tích tụ được nhiều tinh dầu nhất. Tinh dầu tạo thành trong cây không phải có một lượng cố định mà biến đổi liên tục theo hướng phát triển của cây.
Trong các nghiên cứu trước đây về tinh dầu Bạch đàn chưa thấy các tác giả khảo sát về độ tuổi nguyên liệu lá. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Hồng nghiên cứu về thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa học trong tinh dầu từ cây ngải cứu ở Quảng Nam cho thấy hàm lượng tinh dầu ngải cứu thu được khi xay nhỏ lá non là 1,1% thấp hơn so với hàm lượng lá ngải cứu già xay nhỏ (1,4%). Từ đó cho thấy trong thời gian cây sinh trưởng thành phần tinh dầu chịu hàng loạt các biến đổi và những chuyển hóa này có thể xác định thời kỳ mà cây tích tụ được nhiều tinh dầu nhất (Nguyễn Thị Hồng, 2011).
Từ kết quả trên, rút ra kết luận tinh dầu Bạch đàn trắng thu được tối ưu nhất khi sử dụng nguyên liệu là lá bánh tẻ.
0.658
0.792
0.358
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900
Lá non Lá bánh tẻ Lá già
Hàm lượng tinh dầu thu được (%)
Tuổi nguyên liệu
63
3.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của lượng nước chưng cất đến hàm lượng tinh dầu Bạch đàn trắng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Cố định nguyên liệu mẫu: lá bánh tẻ, cắt nhỏ, nồng độ muối 5%, thời gian ngâm nguyên liệu 30 phút, thời gian chưng cất 180 phút, ta tiến hành thay đổi lượng nước/nguyên liệu theo các tỉ lệ: 2/1; 3/1; 4/1. Ghi lại lượng tinh dầu thu được trong mỗi trường hợp, từ đó xác định được lượng nước chưng cất tối ưu.
Bảng 3.3. Kết quả ảnh hưởng của lượng nước chưng cất đến hàm lượng tinh dầu Bạch đàn trắng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Lượng nước chưng cất (ml)
Hàm lượng tinh dầu (%)
Thể tích tinh dầu
thu được (ml) Chất lượng tinh dầu
400 0,542 1,083c Trong suốt, vàng nhạt,
mùi lạ
600 0,792 1,583a Trong suốt, vàng sáng,
mùi thơm nồng
800 0,708 1,417b Vẩn đục, vàng sáng,
mùi thơm nồng
(Phụ lục 2)
*Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a, b,...) chỉ sự sai khác thống kê với p < 0,05.
Nhận xét và kết luận:
Sau một thời gian khảo sát, cho thấy với các mức nước 400 ml, 600 ml, 800 ml, chất lượng tinh dầu và hàm lượng tinh dầu thu được thay đổi khá đáng kể. Quá trình đạt hiệu quả thu tinh dầu cao nhất ở lượng nước 600 ml tương ứng tỷ lệ 3/1.
Tỷ lệ nước/bã bạch đàn ảnh hưởng mạnh đến hiệu suất thu tinh dầu.
Lượng nước càng nhiều thì khả năng tạo nhũ tương của tinh dầu với nước càng cao, làm chất lượng tinh dầu sẽ giảm xuống do một số thành phần có tính phân cực sẽ tan nhiều vào trong nước, còn lại các thành phần không phân cực với tỷ lệ
64
các hợp phần cao, cho nên khả năng tạo nhũ tương là rất lớn. Nếu lượng nước quá ít thì không đủ hòa tan các chất keo, muối bao bọc xung quanh tinh dầu dẫn đến nguyên liệu bị cháy khét, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dầu.
Hình 3.3. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của lượng nước chưng cất đến hàm lượng tinh dầu Bạch đàn trắng thu được bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước
Kết quả thực nghiệm khác với kết quả chưng cất tinh dầu lá Bạch đàn liễu của tác giả Đoàn Ngọc Dũng (2016). So sánh thấy khi giữ nguyên các yếu tố còn lại và thay đổi tỷ lệ nước/nguyên liệu, kết quả của tác giả Đoàn Ngọc Dũng cho thấy tỷ lệ tối ưu là 5/1 cao hơn nhiều so với kết quả của thực nghiệm là 3/1.
Kết quả cho thấy hàm lượng tinh dầu tăng khi thể tích nước cất cho vào bình cầu tăng, hàm lượng đạt cao nhất khi lượng nước thêm vào là 600 ml. Ngoài ra, do điều kiện tiến hành thí nghiệm không cho phép tổng thể tích dung dịch và nguyên liệu cho vào bình cầu vượt quá 2/3 thể tích bình nên không thể khảo sát ở những thể tích lớn hơn. Vì vậy, chọn 600 ml là thể tích tối ưu trong phạm vi nghiên cứu này.
0.542
0.792
0.708
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900
400 600 800
Hàm lượng tinh dầu thu được (%)
Lượng nước chưng cất (ml)
65