Các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và tình trạng lâm sàng kếthợp được dùng để phân loại nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA(theo khuyến cáo của hội tim mạch học Việt Nam):

Một phần của tài liệu Bài 1 bài đọc thêm bệnh học hệ tuần hoàn cao huyết áp (Trang 35 - 37)

* Yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch:

- Độ THA tâm thu và tâm trương - Tuổi(nam >55, nữ >65)

- Cholesteron toàn phần > 6,1mmol/l hoặc LDL-C > 4mmol/l - HDL -C giảm: nam < 1mmol/l; nữ < 1,2mmol/l

- Tiền sử gia đình có bệnh động mạch vành sớm(nam < 55, nữ <65) - Lối sống tĩnh tại ít vận động

* Tổn thương cơ quan đích:

- Phì đại thất trái(điện tim hoặc siêu âm tim) - Microalbumin niệu(20-300mg/ngày)

- Có bằng chứng về siêu âm hoặc XQ về xơ vữa động mạch lan rộng(ĐM chủ, đm cảnh, đm vành, đm chậu, đm đùi)

* Tình trạng lâm sàng kết hợp:

- Đái tháo đường - Bệnh mạch não:

+ Nhồi máu não + Xuất huyết não

+ Cơn thiếu máu não thoáng qua

- Bệnh tim:

+ NMCT

+ Đau thắt ngực

+ Tái tưới máu mạch vành + Suy tim xung huyết

- Bệnh thận:

+ Tăng creatinin huyết tương: Nữ > 120µmol/l(1,4mg/dl) Nam > µmol/l(1,5mg/dl) + Albumin niệu > 300mg/ngày

- Bệnh mạch máu ngoại vi

Chú ý:

- Béo phì ở đây là béo phì dạng nam để lưu ý đến dấu chứng quan trọng của hội chứng chuyển hoá - Đái tháo đườn được xem là một tiêu chuẩn riêng biệt, là một yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ tim mạch ít nhất 2 lần so với nhóm không có ĐTĐ

- Albumin niệu được xem như là một dấu chứng của tổn thương cơ quan đích nhưng protein niệu là dấu chứng của bệnh thận

- Nồng độ creatinin huyết tương tăng nhẹ( 107-133µmol/l) là một dấu chứng của tổn thương cơ quan đích, nếu >133µmol/l là một dấu hiệu lâm sàng kết hợp

- Hẹp động mạch võng mạc lan tỏa(Độ I của Keith -Wagener) và khu trú(độ II của Keith -Wagener) không còn được xem là dấu chứng của tổn thương cơ quan đích vì nó rất thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Ngược lại xuất huyết, xuất tiết và phù mao mạch võng mạc vẫn được xem là một dấu hiệu lâm sàng phối hợp

Phân loại nguy cơ tim mạch 10 năm theo mức độ THA: Tức là phân loại nguy cơ khả năng hình thành một số biến cố tim mạch chính(đột quỵ não và NMCT tử vong hoặc không tử vong) trong 10 năm theo mức độ THA(gọi tắt là phân loại nguy cơ tim mạch trong 10 năm theo mức độ THA):

Năm 1999 WHO chia 4 mức độ: thấp, trung bình, cao và rất cao nhưng tới năm 2003 WHO sửa đổi các tiêu chuẩn phân chia để chia ra 3 mức độ đơn giản hơn là thấp, trung bình và cao. Dưới đây là bảng phân loại của WHO năm 2003:

Ghi chú:

- Nguy cơ thấp < 15%

- Nguy cơ trung bình: 15-20% - Nguy cơ cao > 20%

Một phần của tài liệu Bài 1 bài đọc thêm bệnh học hệ tuần hoàn cao huyết áp (Trang 35 - 37)