Các chỉ tiêu phản ánh mức độ RRTD của NHPT

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh hưng yên (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ RRTD của NHPT

Cũng giống như các chỉ tiêu phản ánh RRTD của NHTM, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây để phản ánh RRTD của NHPT:

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà KH không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng TD. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh chỉ số tương đối giữa dư nợ mà NH không thu hồi được đúng thời hạn như đã cam kết trong các hợp đồng TD và tổng dư nợ mà NH đã cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn * 100%

Tổng dư nợ

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Khi chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tăng, RRTD của NH cũng gia tăng.

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi:

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản…Theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN thì dư nợ cho vay của các TCTD bao gồm các loại sau:

Nhóm 1, Nợ đủ tiêu chuẩn, gồm: Khoản nợ trong hạn, được TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được TCTD đánh giá là có khả năng thu đồi đầy đủ gốc, lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).

Nhóm 2, Nợ cần chú ý, gồm: Khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Các khoản nợ quá điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).

Nhóm 3, Nợ dưới tiêu chuẩn, gồm: Khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

Các khoản nợ quá điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu được phân vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng TD; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).

Nhóm 4, Nợ nghi ngờ, gồm: Khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu; Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).

Nhóm 5, Nợ có khả năng mất vốn, gồm: Khoản nợ quá hạn từ trên 360 ngày;

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần 2; Các khoản nợ được cơ cấu lại lần thứ ba trở lên, kể cả chưa hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).

Các khoản nợ khó đòi (Nợ xấu) bao gồm các khoản nợ từ Nhóm 3 đến 5.

Tỷ lệ nợ khó đòi là chỉ số tương đối giữa nợ khó đòi trên tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ nợ khó đòi được xác định theo công thức:

Dư nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi = --- * 100%

Tổng dư nợ

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh RRTD mà các NH đặc biệt quan tâm. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho NH vì hi vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, NH cần phải có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Tỷ lệ dự phòng RRTD:

Dự phòng RRTD

Tỷ lệ dự phòng RRTD = --- * 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh số dư quỹ dự phòng rủi ro mà NH phải trích lập so với tổng dư nợ của NH. Chỉ tiêu này phản ánh sự chuẩn bị của NH cho các khoản tổn thất TD thông qua việc lập quỹ dự phòng RRTD hàng năm. Việc trích lập DPRR dựa trên kết quả phân loại dư nợ của NH thành các nhóm nợ khác nhau. Do vậy, khi chỉ tiêu này cao cũng thể hiện danh mục TD của NH có nhiều khoản cho vay cần chú ý.

Tỷ lệ nợ xoá trong năm:

Nợ xoá trong năm

Tỷ lệ nợ xóa trong năm = --- * 100%

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Tổng dư nợ

Các khoản cho vay được xoá nợ là những khoản cho vay được NH tuyên bố là không còn giá trị và được xoá khỏi sổ sách. Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực tế của NH vì đây là những khoản nợ mà NH sẽ bị mất vốn vì không còn khả năng thu hồi. Do vậy, nếu chỉ tiêu này tăng thì RRTD của NH là rất lớn.

Điểm của KH:

Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và uy tín của KH….NH lập hồ sơ về KH, xếp loại và cho điểm. KH loại A hoặc điểm cao, RRTD thấp, KH loại C hoặc điểm thấp, RRTD cao. Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà NH xây dựng.

Điểm của KH cho thấy rủi ro “tiềm ẩn”.

Các khoản cho vay có vấn đề:

Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên NH nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng trên qui định của NH.

Tính kém đa dạng của TD:

Đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi. Nếu NH tập trung tài trợ cho một nhóm KH, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hoá.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh hưng yên (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)