CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.1.3. Kết quả một số hoạt động chính của NHPT Chi nhánh Hưng Yên
Công tác huy động vốn là một công tác quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả hệ thống. Ý thức được vấn đề đó Chi nhánh đã tích cực, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn để huy động từ các Công ty Bảo hiểm, các NH thương mại, các tổ chức kinh tế, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, thiết lập mối quan hệ bền vững đối với các đơn vị huy động trong và ngoài địa bàn.
Trong 3 năm qua, doanh số huy động có kỳ hạn của Chi nhánh đạt gần 100.000 triệu đồng trong đó chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn, ngoài ra Chi nhánh còn huy động vốn không kỳ hạn của các chủ đầu tư, các KH…với số dư vốn huy động bình quân không kỳ hạn hàng năm khoảng 4.000 triệu đồng. Mặc dù số vốn huy động chưa cao, nhưng đã góp phần quan trọng để Chi nhánh chủ động cho vay đối với các dự án TDĐT và TDXK trên địa bàn và cũng thể hiện sự nỗ lực cao của Chi nhánh nhất là trong bối cảnh lãi suất huy động của NHPT thấp hơn so với lãi
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
suất huy động của các NHTM, mặt khác đối tượng huy động chỉ hạn chế ở các tổ chức kinh tế, hình thức huy động chưa đa dạng, hướng dẫn về thủ tục và xử lý phí huy động rất khó trong thực hiện.
Bảng 2.1: Huy động vốn của Chi nhánh NHPT Hưng Yên.
Đơn vị: triệu đồng.
ST T
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
I Tổng số vốn huy động mới trong năm 58.900 22.119 14.367
1 Huy động có kỳ hạn 55.752 20.000 10.000
2 Huy động không kỳ hạn 3.148 2.119 4.367
II Tỷ lệ HĐ có kỳ hạn/Số vốn huy động 94,6% 90,4% 69,6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHPT Hưng Yên năm 2011-2013) Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
STT Năm
Chỉ tiêu
(+/-) 12/11 (%)
(+/-) 13/12 (%)
Tốc độ tăng trưởng bình quân
(%) Tổng số vốn huy động
mới trong năm
-62,47% -35,05% -49%
1 Huy động có kỳ hạn -64,13% -50,00% -57%
2 Huy động không kỳ hạn -32,69% 106,09% 37%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHPT Hưng Yên năm 2011-2013) Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm mạnh trong những năm qua, bình quân giảm 49%. Nguyên nhân từ năm 2011 đến nay, NHPT Việt Nam không giao kế hoạch huy động vốn cho các Chi nhánh, mà chỉ khuyến khích các Chi nhánh huy động vốn có kỳ hạn trên 1 năm trong khung lãi suất do NHPT Việt Nam thông báo. Khung lãi suất huy động vốn do NHPT ban hành thường thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động của các NHTM do đó công tác huy động vốn tại Chi nhánh chưa được quan tâm, chú trọng, việc huy động vốn tại
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chi nhánh gặp nhiều hạn chế. Mặt khác trong các năm gần đây việc huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn như các nguồn có khả năng huy động dài hạn như Bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt Hưng Yên... có nguồn thu nhỏ đồng thời các đơn vị này đều có cơ chế quản lý tập trung tại trung ương. Các nguồn vốn ngắn hạn như nguồn vốn chờ bảo hành, quyết toán của công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh đều thiếu vốn thi công, các đơn vị nhận thầu thi công công trình đều phải ứng trước, nhiều trường hợp hết thời hạn bảo hành công trình nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thanh toán được cho đơn vị thi công; nguồn vốn nhàn rỗi tại các doanh nghiệp trong tỉnh cũng khó có khả năng huy động do tình hình tài chính còn khó khăn, các doanh nghiệp mới trên địa bàn tỉnh chủ yếu đang trong giai đoạn đầu tư, mới đi vào sản xuất nên còn thiếu vốn, không có quỹ đầu tư hoặc nguồn vốn nhàn rỗi như một số tỉnh khác.
2.1.3.2. Hỗ trợ sau đầu tư
Cùng với việc thực hiện cho vay vốn TD đầu tư và TD XK của Nhà nước, Chi nhánh cũng đã chú trọng và đẩy mạnh công tác hỗ trợ sau đầu tư, tuy nhiên việc mở rộng thêm dự án cấp hỗ trợ sau đầu tư tại Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Trong 3 năm, Chi nhánh chưa ký hợp đồng mới đối với dự án nào mà chủ yếu là quản lý và cấp hỗ trợ cho các dự án chuyển tiếp với số vốn cấp là 10.143 triệu đồng, luỹ kế số vốn đã cấp cho các dự án tính đến 31/12/2013 là 32.565 triệu đồng. Qua việc thực hiện hỗ trợ sau đầu tư đã tạo ra nguồn vốn mồi để thu hút các nguồn vốn vay từ các NHTM, và đã thực sự góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, có tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn (Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Đơn vị: triệu đồng.
STT Chỉ tiêu đến cuối các năm 2011 2012 2013
1 Số dự án đang theo dõi và quản lý 09 02 02
2 Số vốn theo hợp đồng 292.557 235.173 242.173
3 Số vốn thực cấp 5.884 4.042 217
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHPT Hưng Yên năm 2011-2013)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
2.1.3.3. Bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã vay vốn tại các NHTM
Triển khai thực hiện Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, NHPT - Chi nhánh Hưng yên đã báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các Sở ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến các quyết định trên đến các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Từ khi triển khai đến nay, Chi nhánh đã thẩm định và phát hành chứng thư bảo lãnh cho 14 đơn vị vay vốn tại NHTM với số vốn chấp thuận bảo lãnh là 200.000 triệu đồng. Đến nay, đã có 13 dự án hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các tổ chức cho vay và chấm dứt quan hệ bảo lãnh với Chi nhánh. Tổng số vốn bảo lãnh đối với 01 dự án còn lại là 29,3 tỷ đồng.
2.1.3.4. TD ngắn hạn hỗ trợ XK
Bên cạnh công tác TD đầu tư thì công tác cho vay TD XK cũng đã được Chi nhánh chú trọng nhằm giúp các doanh nghiệp tăng được khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trên thị trường nước ngoài, thu một lượng ngoại tệ đáng kể cho địa phương. Các mặt hàng chủ yếu cho vay là hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, thuỷ sản.., thị trường chủ yếu là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tình hình cho vay vốn TD XK thể hiện qua Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về TD XK tại NHPT – Chi nhánh Hưng Yên Đơn vị: Triệu đồng.
STT Chỉ tiêu đến cuối các năm 2011 2012 2013 1 Số món vay đang theo dõi và quản
lý
30 30 11
2 Số vốn theo hợp đồng TD 135.900 118.700 38.000
3 Số vốn giải ngân 78.230 38.501 4.000
4 Số thu nợ 51.121 90.572 17.808
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHPT Hưng Yên giai đoạn 2011-2013)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2.4 cho thấy diẽn biến tình hình cho vay XK tại Chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013: Có thể thấy rằng trong năm 2013 có sự sụt giảm rất mạnh trong hoạt động TDXK, cả về số món lẫn doanh số cho vay (giảm trên 63% số món và trên 22% về doanh số cho vay theo các hợp đồng TD so với năm 2011)
Doanh số cho vay cũng như việc đẩy mạnh hoạt động TD XK tại Chi nhánh giảm mạnh trong năm 2013 là do NH ưu tiên và tập trung cho vay TD XK đối với các KH có uy tín, có tình hình tài chính mạnh, kim ngạch XK lớn, các dự án KH thuộc đối tượng vay vốn TDXK trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thuộc đối tượng vay vốn không nhiều. Việc mở rộng cho vay TD XK tại Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn chung hoạt động TD XK được Chi nhánh thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi nhánh và chủ trương chung của NHPT. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cho vay hàng năm của hoạt động này còn chưa cao do vẫn gặp khó khăn về cơ chế đảm bảo tiền vay, các sản phẩm dịch vụ đi kèm nghiệp vụ cho vay, thanh toán quốc tế chưa triển khai tại các Chi nhánh.
2.1.3.5. Cho vay lại vốn ODA
Chi nhánh đang được giao quản lý 08 dự án cho vay lại vốn ODA, trong đó, 04 dự án vay vốn Quỹ quay vòng cấp nước của Chính phủ Phần Lan với số vốn duyệt vay là 45.284 triệu đồng; 02 dự án năng lượng nông thôn với số vốn 16.400.000 USD; 02 dự án sử dụng nguồn vốn của NH KfW (Đức) với số vốn vay theo hợp đồng là 49.000 triệu đồng.
Tình hình cho vay lại vốn ODA thể hiện qua bảng 2.5
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về cho vay lại vốn ODA tại Chi nhánh Hưng Yên Đơn vị: Triệu đồng.
STT Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1 Số vốn giải ngân 9.367 67.598 50.489
2 Dư nợ vốn ODA 156.316 220.495 269.079
3 Tỷ lệ NQH (%) 0 0 2,01
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHPT Hưng Yên năm 2011- 2013)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2.5 cho thấy: Số vốn giải ngân ODA có sự tăng trưởng khá mạnh qua các năm, trong đó đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 (gấp trên 6,2 lần so năm 2011). Dư nợ cho vay lại vốn ODA có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Đặc biệt đáng chú ý là nợ quá hạn về cho vay lại vốn ODA có sự gia tăng đột biến trong năm 2013 (5.424 triệu đồng chiếm 2,01% dư nợ), trong khi các năm trước đó không có phát sinh về nợ quá hạn. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do khách hàng vay vốn gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến trả nợ.
2.1.3.6. Các hoạt động khác
Ngoài thực hiện công tác TD đầu tư, TD XK, hỗ trợ sau đầu tư, cho vay vốn thí điểm, cấp phát vốn uỷ thác, Bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM….các hoạt động khác của NHPT - Chi nhánh Hưng Yên như cấp phát vốn ủy thác của Tổng công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) để thực hiện các tiểu dự án giải phóng mặt bằng thuộc dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Hưng Yên (Luỹ kế số vốn đã cấp cho công tác giải phóng mặt bằng dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 703.388 triệu đồng)...
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH HƯNG YÊN